Phòng Giáo dục & Đào tạo với hoạt động thanh tra chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 33)

trƣờng Trung học cơ sở

1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo dục & Đào tạo

Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/ 02/ 2008 của Chính phủ qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Phòng GD&ĐT là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực GD&ĐT

Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 14/ 7/ 2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ đã chỉ rõ chức năng và nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT

1.4.1.1. Chức năng

- Phịng GD&ĐT là cơ quan chun mơn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện (Quận), tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện (Quận) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung GD&ĐT; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chất lượng GD&ĐT; về các công việc thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện.

- Chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,

nghiệp vụ của Sở GD&ĐT; có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu.

- Phòng GD&ĐT làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng phịng, Phó trưởng phịng và các thành viên trong cơ quan.

1.4.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Một là: Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Quận):

- Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn;

- Dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn;

- Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường phổ thơng có nhiều cấp học (từ cấp trung học phổ thông), trường tiểu học, cơ sở giáo dục Mầm non và Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT;

- Dự thảo các quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục công lập, gồm: trường trung học cơ sở,

trường phổ thơng có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thông), trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường, các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Hai là: Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản

quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hoá giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch, chun mơn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở GD&ĐT trên địa bàn.

Ba là: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của huyện sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bốn là: Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công

nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương.

Năm là: Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác

thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở GD&ĐT trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện.

Sáu là: Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở Giáo dục và Đào tạo công lập

thuộc phạm vi quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Bảy là: Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra

chế, tài chính các cơ sở GD&ĐT cơng lập theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật.

Tám là: Phối hợp với phịng Tài chính - Kế hoạch lập dự toán và phân

bố ngân sách giáo dục; dự tốn chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của huyện theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và Sở Tài chính.

Chín là: Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án và các qui định của cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

Mười là: Quản lý biên chế, thực hiện tuyển dụng, hợp đồng làm việc,

điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND cấp quận (Huyện).

Mười một: Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy

định của pháp luật và uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Mười hai: Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình

thực hiện nhiệm vụ được giao với Uỷ ban nhân dân cấp Huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo.

Mười ba: Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân

dân cấp Huyện giao và theo quy định của pháp luật.

1.4.2. Cơ cấu, tổ chức thanh tra của Phòng Giáo dục & Đào tạo

Theo Điều 36 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Điều 13 Luật giáo dục năm 2005, Nhà nước thống nhất quản lí hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, qui chế thi cử và hệ thống văn bằng ..v.v. Như vậy, Nhà nước

giao cho Bộ Giáo dục & Đào tạo thực hiện chức năng quản lí chuyên ngành về lĩnh vực GD&ĐT. Hệ thống quản lí nhà nước về GD&ĐT được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, trong đó có cơ quan thanh tra, kiểm tra GD&ĐT cũng được tổ chức và sắp xếp tương ứng.

Hệ thống thanh tra giáo dục (theo Điều 113 – Luật giáo dục ngày 14/ 6/ 2005) bao gồm:

- Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Thanh tra Bộ). - Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Thanh tra Sở).

- Hoạt động thanh tra ở cấp quận, huyện do Trưởng phòng GD&ĐT trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của Thanh tra Sở.

Như vậy hệ thống thanh tra giáo dục gồm 3 cấp: Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT. Thanh tra Phịng GD&ĐT tuy khơng có tổ chức thanh tra nhưng có chức năng thanh tra như một cơ quan quản lí nhà nước; là cấp cuối cùng trong hệ thống thanh tra giáo dục nên có rất nhiều lợi thế trong công tác thanh tra chuyên môn các bậc học (Sơ đồ 1.3).

Tổ chức thanh tra Phòng GD&ĐT do Trưởng phòng giáo dục trực tiếp phụ trách chỉ đạo và theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của Thanh tra Sở; được Giám đốc Sở GD&ĐT bổ nhiệm bao gồm các thành phần sau:

- Các cán bộ chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT, vừa chỉ đạo chuyên môn, vừa là thanh tra viên chuyên ngành.

- Các thanh tra viên kiêm nhiệm với danh nghĩa là cộng tác viên thanh tra, gồm các cán bộ quản lí, giáo viên giỏi ở các nhà trường.

- Các cán bộ nghiệp vụ khác được huy động theo tính chất các đợt thanh tra.

Sơ đồ 1.3: Hệ thống tổ chức thanh tra giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thanh tra Bộ

Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh , Thanh phố

Phòng thanh tra Phòng

Giáo dục và Đào tạo Tổ thanh tra Thanh tra tỉnh,

Thành phố

Thanh tra Quận, Huyện Quốc hội Nước Cộng hịa XHCNVN Chính phủ Nước Cộng hịa XHCNVN Thanh tra chính phủ TRƢỜNG MN TRƢỜNG TH TRƢỜNG THCS TTGDTX

1.4.3. Nội dung, phương pháp thanh tra chuyên môn Trường Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục & Đào tạo sở của Phòng Giáo dục & Đào tạo

1.4.3.1. Nội dung hoạt động thanh tra chuyên môn Trường Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục & Đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Thông tư 43/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức và hoạt động thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo thì thanh tra Trung học cơ sở chính là kiểm tra có tính chất nhà nước của Phịng GD&ĐT đối với các đơn vị, cá nhân trong phạm vi quản lí của mình về việc thực hiện chủ trương, chính sách, chế độ, các qui định của Nhà nước và của ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục theo qui định của Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường; định kỳ thanh tra các giáo viên Trung học cơ sở, thanh tra các hoạt động giáo dục, dạy và học ở các trường và cơng tác quản lí của hiệu trưởng; tổ chức đánh giá kết quả dạy và học, giúp đỡ các trường, các giáo viên cải tiến công tác giáo dục giảng dạy, duy trì kỉ cương, nền nếp dạy và học ở bậc học tiểu học, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của giáo viên, học sinh và nhân dân trong phạm vi giáo dục Trung học cơ sở.

Cũng theo Thông tư 43/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trên cơ sở nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất của bậc Trung học cơ sở, nội dung thanh tra chuyên mơn các trường Trung học cơ sở của Phịng Giáo dục & Đào tạo tập trung vào những vấn đề sau:

- Thanh tra công tác tuyển sinh, thực hiện chỉ tiêu, số lượng học sinh theo khối, lớp.

- Thanh tra việc tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình nội dung, kế hoạch dạy học nói chung và kế hoạch dạy học các môn tự chọn của nhà trường.

- Thanh tra việc thực hiện qui chế chuyên môn về kiểm tra, thi, đánh giá xếp loại học lực học sinh của nhà trường.

- Thanh tra kết quả tốt nghiệp, thi học sinh giỏi (nếu có) 3 năm liền kề tại thời điểm thanh tra.

- Thanh tra việc xác nhận hoặc cấp phát văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục.

- Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ chun mơn của tổ nhóm chun môn theo qui định của Điều lệ trường Trung học cơ sở.

- Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở bao gồm: + Thanh tra về trình độ nghiệp vụ sư phạm, gồm hai nội dung cơ bản là: thanh tra về trình độ nắm yêu cầu của nội dung chương trình, kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh và thanh tra về trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục, đặc biệt là tình hình đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học theo tinh thần đổi mới.

+ Thanh tra việc thực hiện qui chế chuyên môn gồm: thanh tra việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy, giáo dục, việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng theo qui định; thanh tra quĩ đề, hình thức và chất lượng đề kiểm tra; thanh tra việc kiểm tra học sinh và chấm bài theo qui định; thanh tra việc bảo đảm thực hành thí nghiệm; thanh tra việc bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo qui định, việc tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Thanh tra kết quả giảng dạy: điểm kiểm tra, điểm thi hoặc kết quả đánh giá môn học (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét) của học sinh từ đầu năm học đến thời điểm thanh tra; kết quả kiểm tra chất lượng lớp giáo viên chủ nhiệm so với chất lượng chung của của toàn trường, của địa phương trong năm học đó.

1.4.3.2. Phương pháp thanh tra chun mơn Trung học cơ sở của Phịng Giáo dục & Đào tạo

Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để thanh tra chuyên môn Trung học cơ sở. Tuy nhiên, để thanh tra đúng trình tự và thu nhận được thơng tin

khách quan, chính xác về đối tượng thanh tra, thanh tra viên có thể sử dụng các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp quan sát:

Đây là phương pháp sử dụng tri giác để quan sát một sự kiện, hiện tượng, quá trình hay hành vi cử chỉ của con người trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, thông tin, sự kiện cụ thể để thanh tra viên có cơ sở đánh giá và kết luận về đối tượng thanh tra. Đây là phương pháp rất có ý nghĩa và thiết thực trong thanh tra giáo dục.

Khi sử dụng phương pháp quan sát cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau: + Xác định rõ đối tượng quan sát; tiến hành quan sát trong điều kiện tự nhiên của đối tượng.

+ Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ quan sát; thực hiện đúng kế hoạch quan sát.

+ Ghi chép, sao chụp kết quả quan sát (tốc ký, chụp ảnh, quay camera ...).

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Là phương pháp thu nhận thông tin từ việc nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến cơng tác quản lí của đơn vị, cá nhân cần thanh tra (Ví dụ: kết quả công tác, chất lượng và hiệu quả quá trình giảng dạy, giáo dục) để phân tích, đánh giá về đối tượng đó.

Khi phân tích tài liệu, văn bản cần chú ý nội dung, bố cục, sự tuân thủ mẫu hoá văn bản, chỉ thị về quản lí tài liệu thống nhất của Bộ GD&ĐT .

- Phương pháp kiểm tra:

Đây là phương pháp đo lường chất lượng - kết quả công việc được giao: Công tác giảng dạy, giáo dục học sinh thông qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo án, dự các hoạt động giáo dục khác và hỏi đáp về kiến thức cơ bản, những tình huống sư phạm trong giảng dạy, giáo dục của giáo viên, phát hiện ra những sai sót, tồn tại để uốn nắn, điều chỉnh. Thanh tra giáo viên Trung học cơ sở cịn thơng qua việc kiểm tra chất lượng giáo dục học sinh - sản phẩm, kết quả công việc được giao của giáo viên cần thanh tra.

- Phương pháp điều tra khảo sát:

Là phương pháp dùng câu hỏi, bảng hỏi đặt ra cho một số lớn người nhằm thu được những ý kiến chủ quan của họ về vấn đề nào đó (của một giáo viên nào đó). Phương pháp điều tra có nhiều loại: điều tra bằng trò chuyện, bằng phiếu (Anket), bằng phiếu trắc nghiệm (Test). Tuỳ từng điều kiện, đối tượng, nội dung thanh tra mà lựa chọn phương pháp và cách thức phối hợp các phương pháp điều tra sao cho phù hợp, đạt kết quả khách quan, chính xác.

- Phương pháp tham dự các hoạt động cụ thể:

Là phương pháp thanh tra viên dự các sinh hoạt, hoạt động trong và ngoài lớp, ngồi trường để thu nhận được các thơng tin cần thiết phục vụ yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 33)