.2 Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 53 - 58)

(Tính đến năm học 2012-2013)

Bậc học Số trƣờng Đạt tỉ lệ

Mầm non 5/15 trường 33.3%

Tiểu học 2/12 trường 16.6%

Trung học cơ sở 2/10 trường 20%

Trung học phổ thông 2/4 trường 50%

Các trường học đều được trang bị máy vi tính, máy chiếu, kết nối Internet, các phương tiện và đồ dùng dạy học chuẩn hóa, hiện đại hóa phục vụ đổi mới công tác dạy và học nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng của quận và phường hoạt động từng bước có hiệu quả. Cơng tác phổ cập bậc trung học và nghề đã hoàn thành từ cuối năm 2005 và tiếp tục được giữ vững, phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi hoàn thành xong năm 2012.

Có 12/12 trường Tiểu học trên địa bàn quận đã huy động 100% học sinh 6 tuổi vào học lớp 1. Một số trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng và các chế độ miễn giảm khác cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện gia đình chính sách.

* Về cơng tác dạy và học :

Thực hiện nghiêm túc phương pháp đánh giá học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành; tập trung thực hiện có hiệu quả các hình thức kiểm tra, thi kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục (Năm học 2012-2013) - Xếp loại hạnh kiểm Bậc học Tốt Xếp loại hạnh kiểm (Tỉ lệ %) Khá Trung bình Yếu Trung học cơ sở (10725 em) 10730 (96,69%) 327 (3,05%) 25 (0,23%) 3 (0,03%)

Tiểu học Xếp loại hạnh kiểm Đạt

15227 em (99,95%)

Xếp loại hạnh kiểm chưa Đạt

07 em (0,046%) - Xếp loại học lực Bậc học Lên lớp thẳng Xếp loại học lực (Tỉ lệ %) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tiểu học 15219 (99,97%) 10669 (70,03%) 3590 (23,57%) 943 (6,19%) 32 (0,21%) 0 THCS (10725 em) 10621 (99,03%) 7189 (67,03%) 2744 (25,59%) 718 (6,69%) 73 (0,68%) 1 (0,01%)

Bảng 2.4. Kết quả xét tốt nghiệp trung học cơ sở (Năm học 2012-2013)

Tỉ lệ xét tốt nghiệp THCS Xếp loại Giỏi Khá Trung bình 2405 em (100%) 1665 (69,25 %) 602 (25,03%) 138 (5,74%)

Đối với giáo dục mầm non: Hồn thành chương trình phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng ni dưỡng chăm sóc và giáo dục được nâng cao; cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng hiện đại hoá; số lượng trẻ được huy động đến trường đảm bảo và vượt chỉ tiêu kế hoạch, trẻ được học đủ chương trình. Số trẻ có kênh sức khoẻ bình thường đạt trên 85,3%, số trẻ có kênh nguy cơ dưới, nguy cơ trên giảm năm sau so với năm trước.

* Công tác kiểm định chất lượng giáo dục

- 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở và 30% các trường mẫu giáo đã hồn thành xong cơng tác tự đánh giá, việc thu thập minh chứng với sự nỗ lực cố gắng cao, nội dung đã đi vào chiều sâu thực chất của việc tự đánh giá chất lượng giáo dục tại trường mình.

Tính đến hết năm học 2012-2013 tồn quận có 19 trường được thành phố công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 (cấp độ cao nhất) trong đó: 08 trường THCS; 07 trường TH, 04 trường Mầm non, là quận đứng đầu thành phố về công tác KĐCLGD được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen..

Có thể khẳng định: 8 năm qua (từ năm 2005 đến năm 2013) Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân đã luôn được giữ vững và ngày càng đạt được những thành tích cao hơn :

- Năm học 2005 - 2006: Tập thể lao động xuất sắc Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Năm học 2006 - 2007: Tập thể lao động xuất sắc Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố

- Năm học 2007 - 2008: Tập thể lao động xuất sắc Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố

- Năm học 2008 - 2009: Tập thể lao động xuất sắc; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ

- Năm học 2009 - 2010: Tập thể lao động xuất sắc;

- Năm học 2010 - 2011: Tập thể lao động xuất sắc; Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố

- Năm học 2011 - 2012 : Tập thể lao động xuất sắc; Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố.

- Năm học 2012-2013 : Tập thể lao động xuất sắc; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.

Nhiều trường trong quận được nhận các phần thưởng cao quí :

- Mầm non An Dương: Huân chương Lao động hạng nhì

- Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai: Huân chương Lao động hạng nhì - Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh: Huân chương Lao động hạng nhì - Trung học cơ sở Ngô Quyền: Huân chương Lao động hạng nhì - Mẫu giáo Kim Đồng 4: Huân chương lao động hạng 3

- Trung học cơ sở Trần Phú : Huân chương Lao động hạng nhất; Đơn vị anh hùng thời kì đổi mới (Năm học 2011-2012)

2.1.2.3. Những tồn tại, khó khăn của Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân

Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo được xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược trọng tâm, lâu dài của quận song sự chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân quận hàng năm chưa giành nhiều thời gian và trí tuệ tương xứng với tầm quan trọng của Giáo dục - Đào tạo nhất là những vấn đề cần có sự quyết đốn, sáng tạo nhằm huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo.

Chất lượng Giáo dục và Đào tạo của quận có nhiều tiến bộ và ở mức độ cao so với các quận, huyện trong thành phố. Song chưa tiếp cận và theo kịp trình độ giáo dục hiện đại tiên tiến. Ngay trên địa bàn quận cũng có sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường ở những phường trung tâm đô thị với trường ở phường mới sát nhập về quận. Hoạt động Giáo dục và Đào tạo còn những bất cập trên một số lĩnh vực :

+ Cán bộ quản lý ở các trường độ tuổi trung bình cao, nơi thừa, nơi thiếu chưa hợp lý.

+ Đội ngũ giáo viên cịn những bất cập trong cơ cấu bộ mơn (hầu hết đều thừa ở các mơn ngoại ngữ, ngữ văn, tốn và thiếu ở các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, thể dục) và chưa có giáo viên biên chế môn tin học trong tất cả các nhà trường,

+ Một số giáo viên năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm cịn hạn chế khơng đáp ứng được yêu cầu dạy và học theo chương trình mới.

+ Công tác đào tạo trung học chuyên nghiệp, dạy nghề quy mơ cịn nhỏ, trang thiết bị phương tiện dạy học chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế và nhu cầu học nghề đa dạng của người lao động và cơ sở sử dụng lao động.

+ Cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động Giáo dục và Đào tạo so với nhu cầu chuẩn hóa và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa đáp ứng.

+ Mặt bằng diện tích các trường cịn nhỏ, khó có điều kiện phát triển mở rộng dẫn đến nhiều trường khó đạt trường chuẩn quốc gia

+ Cịn thiếu trường tiểu học ở một số phường (02 phường chưa có trường Tiểu học).

+ Thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đào tạo còn hạn chế. Mới chỉ phát huy được ở việc huy động, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Việc động viên các nhà đầu tư mở trường tư thục, dân lập ở các cấp học cịn ít. Việc thu hút các giáo viên giỏi về địa phương cịn hạn chế, sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học, của xã hội về đổi mới và khắc phục những hạn chế yếu kém trong hoạt động Giáo dục và Đào tạo chưa nhiều.

* Nguyên nhân của những yếu kém, khó khăn

Về mặt khách quan :

- Do mới tiếp nhận và mở rộng địa giới hành chính thêm 02 xã Vĩnh Niệm và Dư Hàng Kênh từ năm 2003, nay chuyển thành phường và thêm 01 phường Kênh Dương nên có sự chênh lệch giữa mức sống vật chất và văn hóa, chất lượng giáo dục và đào tạo so với các phường trung tâm.

- Một số chính sách của Nhà nước và thành phố chưa phù hợp với thực tiễn nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo hiện nay như: phân cấp quản lý, chế độ lương bổng cho cán bộ giáo viên, sử dụng khai thác giáo viên giỏi đã thuộc diện nghỉ hưu, chế độ ưu đãi để thu hút nhân tài trong giáo dục về công tác tại địa phương.

- Ngân sách của quận cịn hạn hẹp, tích lũy chưa nhiều nên khó có điều kiện đầu tư lớn cơ sở vật chất cho Giáo dục và Đào tạo.

Về mặt chủ quan :

- Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch điều chỉnh các đơn vị hành chính.

- Chưa thật sự mạnh dạn nghiên cứu đề xuất với Thành phố, Chính phủ cho làm thí điểm những nội dung mới trong cơng tác Giáo dục và Đào tạo có tính chất đột phá làm động lực phát triển bền vững như chuyển một số trường tiểu học công lập sang tư thục, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường Trung học cơ sở và Phổ thông trung học, xây dựng thương hiệu, truyền thống, trường, lớp học chất lượng cao để nhanh chóng tiếp cận với nền giáo dục hiện đại tiên tiến.

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trƣờng Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng

2.2.1. Thực trạng về cơng tác chun môn của các trường Trung học cơ sở quận Lê Chân

Trong những năm qua, Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân đã khẳng định được vị thế của mình đối với Giáo dục và Đào tạo thành phố về chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng học sinh giỏi, học sinh đại trà. Để có được kết quả ấy là bởi quận đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là hoạt động chuyên môn và phong trào thi đua “Hai tốt” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục của quận.

Muốn dạy tốt phải có đội ngũ nhà giáo giỏi. Đây được xác định là khâu then chốt thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục của quận. Với tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên năm học 2012-2013 là.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 53 - 58)