Nghĩa của hoạt động thanh tra chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 31 - 33)

1.3. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ và ý nghĩa của hoạt động thanh

1.3.4. nghĩa của hoạt động thanh tra chuyên môn

Với mục đích, chức năng, nhiệm vụ nêu trên, hoạt động thanh tra giáo dục nói chung, thanh tra chun mơn nói riêng có một ý nghĩa hết sức to lớn, thực sự là mắt xích quan trọng trong tiến trình quản lí, thể hiện ở những mặt nổi bật sau:

Thứ nhất: Thanh tra giáo dục đã góp phần tăng cường pháp chế xã hội

chủ nghĩa. Thực chất thanh tra giáo dục chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra việc thực hiện qui định pháp luật về GD&ĐT của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động trong hoặc liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT. Hoạt động thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên môn sẽ

giúp các đối tượng được thanh tra nhận thức một cách đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, nhận thức được vai trị quan trọng của chính sách phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, từ đó sẽ hình thành ý thức tn thủ qui định pháp luật nói chung và những qui định về chuyên môn trong Giáo dục và Đào tạo nói riêng.

Thứ hai: Thanh tra, kiểm tra GD&ĐT góp phần nâng cao hiệu lực quản

lí nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền. Khơng chỉ về phía các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong hoặc liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT mà ngay cả về phía cơ quan QLNN trong lĩnh vực GD&ĐT cũng cần phải có sự chấp hành pháp luật một cách triệt để. Hoạt động thanh tra giúp các cơ quan chức năng nhận thức đúng và làm tròn vai trò, trách nhiệm được giao. Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được đề cập tới ở đây bao gồm tất cả các cơ quan có thẩm quyền quản lý về GD&ĐT nói chung và các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra GD&ĐT nói riêng.

Thứ ba: Thanh tra, kiểm tra GD&ĐT nhằm nâng cao năng lực quản lí

cho người đứng đầu các cơ sở giáo dục. Quá trình thanh tra đã giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục nhận thức rõ hơn những ưu, khuyết điểm của đơn vị và của bản thân trong cơng tác quản lí nhất là cơng tác chỉ đạo các hoạt động chun mơn; những sai lầm, thiếu sót (nếu có) sẽ kịp thời được phát hiện và có biện pháp xử lý cho phù hợp; những ưu điểm, những mặt tích cực sẽ kịp thời được biểu dương và phát huy một cách có hiệu quả góp phần thực hiện tốt các yêu cầu GD&ĐT được giao theo chương trình kế hoạch của cơ quan quản lí nhà nước cấp trên. Đồng thời có thể kiến nghị với cấp có thẩm quyền nhằm điều chỉnh, bổ sung chủ trương, biện pháp đã đưa ra hoặc đáp ứng yêu cầu cấp bách của cơ sở.

Thứ tư: Thông qua hoạt động thanh tra giáo dục, những vi phạm, thiếu

sót kịp thời được phát hiện, khắc phục và xử lí nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật. Việc khắc phục và xử lí các vi phạm sẽ loại bỏ những nhân tố tiêu cực góp phần thanh lọc, chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan, tổ chức

và cá nhân có hoạt động trong hoặc liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Đây là một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của công tác thanh tra, kiểm tra vì trong quá trình hoạt động, các cơ sở giáo dục và đào tạo khó tránh được những sai lầm, vi phạm.

Thứ năm: Thanh tra, kiểm tra GD&ĐT cịn có quan hệ chặt chẽ với

giám sát, vừa có vai trị giám sát, vừa có vai trị hỗ trợ cho giám sát việc thực hiện những chủ trương, đường lối, những quy định của Nhà nước, của Ngành tại các cơ sở.

Như vậy, để tăng cường vai trò quản lý trong lĩnh vực GD&ĐT thì cần phải tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục cơ quan quản lý nhà nước có thể đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục và đào tạo, phát hiện, điều chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực GD&ĐT, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cải tiến cơ chế quản lý, hồn thiện chu trình quản lý mới phù hợp và có hiệu quả hơn. Ngồi ra, hoạt động thanh tra giáo dục còn giúp các tổ chức và cá nhân có hoạt động trong hoặc liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo hạn chế được các vi phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 31 - 33)