Đánh giá quản lí hoạt động học tập của sinhviên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 81)

1. Giáo dục ý thức nghề nghiệp, động cơ và thái độ học tập của sinh viên 2. Bồi dưỡng các phương pháp học tập tích cực

3. Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp và giờ tự học của SV

4. Xây dựng bầu khơng khí học ngoại ngữ tích cực, thân thiện ở trên lớp 5. Tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học của sinh viên

Công tác quản lí hoạt động tự học là một trong những cơng tác quản lí quan trọng nên rất cần có sự quan tâm của các cấp quản lí. Theo điều tra, dù có nhiều ý kiến cho rằng các mục được hỏi đều đạt kết quả tốt và tương đối tốt như

xây dựng bầu khơng khí thân thiện ở trên lớp(tốt 100%), xây dựng quy định cụ thể về nề nếp(tốt: 75%) và bồi dưỡng các phương pháp học tập tích cực cho sinh viên (tốt: 75%); những vẫn có ý kiến cho rằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự học của sinh viên còn ở mức trung bình (25%) và cần có

những cải tiến hơn nữa.

2.4.3. Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội sinh viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội

Kiểm tra, đánh giá là công cụ hữu hiệu để nắm bắt được viê ̣c học tập của người học và xác định mức độ, kết quả tích luỹ kiến thức kĩ năng của người học trong quy trình đào tạo theo TC. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được coi như "một phương pháp dạy học" trong đào tạo theo TC vì mục đích chủ yếu của KT thường xuyên là thúc đẩy và hỗ trợ viê ̣c ho ̣c . Khảo sát vấn đề này chúng tôi thu đựơc kết quả qua bảng sau

Bảng 2.16. Thực trạng quản lí kiểm tra-đánh giá kết quả tự học của sinh viên

Mức độ thực hiện (%)

Nội dung đánh giá Tốt Khá TB Yếu X Thứ bậc Quản lí việc châm bài kiêm tra và kêt thúc

học phần 64,3 35,7 0 0 3,64 1

Tô chức thanh tra, giám sát thi, kiểm tra. 50,0 42,9 7,1 0 3,43 3 Quản lí việc kiểm tra kết quả tự học 35,7 21,4 28,6 0 2,79 4 Quản lí việc chấm bài thi kiểm tra, kêt thúc

học phần và điểm chuyên cần 21,4 42,9 21,4 14,3 2,71 5 Quan lý việc lên điểm, xét lên lớp và xét tốt

nghiệp 85.7 14.3 0 0 3,86 2

Quản lí việc thực hiện tiêu chí đánh giá của

Qua kết quả khảo sát thực trạng quản lí ở bảng trên ta thấy, với những kĩ thuật đánh giá đa dạng (bài tập cá nhân/tuần ứng với các giờ lí thuyết , bài tập nhóm/tháng ứng với các giờ xemina, làm việc nhóm, tự học, bài tập lớn cá nhân/học kì ứng với phần nội dung người học phải tự khám phá trong chương trình mơn học, bài kiếm tra giữa kì, bài kiểm tra cuối kì) KT-ĐG trong phương thức đào tạo theo HCTC phải phát huy vai trị “Kiểm chứng” mức độ tích lũy kiến thức, kĩ năng... của người học khi môn học được tiến hành. Với tầm quan trọng trong việc xác định hiệu quả của HĐDH, một số tiêu chí đánh giá về hoạt động này được cán bộ QL cho là tốt ví dụ như việc quản lí việc lên điểm, xét lên lớp và xét tốt nghiệp được đánh giá tốt với tỉ lệ 85,7%, khá 14,3%, khơng có trung bình và kém với X= 3,86, đứng thứ nhất trong các nội dung đánh giá. Tuy nhiên, vần còn một số nội dung đánh giá chưa cao đó là quản lí việc ra đề thi kết thúc học phần với tỉ lệ tốt chỉ có 35,7%, khá 21,4% và kém là 28,6% với X= 2,79. Việc quản lí ra đề thi chưa đạt hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó ngun nhân chính là Khoa chưa đưa ra được quy định cụ thể. Theo quy định của trường, trước khi ra đề thi kết thúc học phần giảng viên phải đưa đề thi và đáp án cho trưởng bộ mơn duyệt sau đó mới gửi xuống Khoa. Việc này ở Khoa khơng được thực hiện, vì vậy dẫn đến tình trạng một số mơn GV ra đề khơng sát với nội dung dạy trên lớp, điều này gây ấn tượng không tốt đối với người học. Khi phỏng vấn sinh viên thì có tới trên 50% SV trả lời một số môn giáo viên ra đề không sát với nội dung học trên lớp. Ngoài việc quản lí khâu ra đề thi thì quản lí việc chấm thi cũng rất quan trọng, chấm thi theo HCTC khác rất nhiều so với niên chế. Điểm thi được đánh giá qua rất nhiều bài kiểm tra, kiểm tra giữa kì, kiểm tra thực hành, kiểm tra chuyên cần và bài kiểm tra kết thúc học phần, các bài kiểm tra chấm lẻ 0,5 riêng điểm chuyên cần nếu SV đủ điều kiện thi sẽ được điểm 10, không đủ điều kiện sẽ bị 0 điểm, vấn đề này, Khoa cũng rất quan tâm nhưng GV vẫn chưa quen với hình thức KT- ĐG theo phương thức đào tạo mới. Nhiều GV vần chấm các bài thi và bài kiểm tra điểm chẵn điều này gây rất

nhiều khó khăn cho bộ phận quản lí điểm. Vì vậy nội dung này được đánh giá rất thấp với tỉ lệ tốt 21%, khá 42,9%, trung bình 21,4% và kém là 14,3% với X= 2,71.

Kiểm tra - Đánh giá trong phương thức đào tạo theo HCTC không chỉ coi trọng khâu đánh giá kết thúc được thực hiện vào cuối mơn học, khóa học (gọi là thi hết kì). Để thúc đẩy sự nỗ lực tích lũy thường xuyên của sinh viên, giảng viên phải đánh giá q trình theo các tiêu chí được cơng khai trong đề cương môn học và sử dụng các chi tiết trả bài như các tiết dạy học, sửa lỗi cho sinh viên. Song cán bộ quản lí chưa có sự quan tâm thích đáng đối với cơng việc này, được thế hiện qua sự đánh giá với tỉ lệ tốt 14,3%, khá 57,1%, trung bình 7,1 % và kém là 21,4% với X= 2,61 đứng cuối cùng trong các nội dung đánh giá

Từ kết quả khảo sát trên, Khoa cần phải quan tâm hơn nữa trong việc quản lí KT- ĐG kết quả học tập của sinh viên. Quản lí hoạt động KT- ĐG là một trong những khâu rất quan trọng trong hoạt động dạy học theo HCTC.

Quản lí tốt được hoạt động này sẽ giúp các nhà quản lí đánh giá đúng thực trạng hiệu quả của HĐDH từ đó kịp thời đưa ra các kế hoạch, chiến lược nhằm phát triển đào tạo một cách bền vững.

2.4.4. Thực trạng quản lỷ việc sử dụng hiệu quá cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục vụ dạy học thuật phục vụ dạy học

Trong chương trình của đào tạo theo tín chỉ, nội dung và phương pháp dạy học cần phải được cải tiến sao cho phù hợp với nhu cầu đào tạo. Khi nội dung và phương pháp dạy học được cải tiến thì CSVC, phương tiện kĩ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học cũng phải phù hợp và được sử dụng hiệu quả. Bảng kết quả khảo sát dưới đây cho chúng ta thấy thực trạng quản lí csvc và phương tiện kĩ thuật phuc vụ dạy học .

Bảng 2.17. Thực trạng QL sử dụng hiệu quả CSVC, PT- KT phục vụ DH

Nội dung Mức độ đánh giá

Tôt Khá TB Kém X

Xây dựng kê hoạch mua sắm và sử dụng

CSVC, PT-KT phục vụ HĐDH 28,6 42,9 28,6 0 3,0 Đê ra nội quy, quy định vê việc sử dụng

CSVC, PT- KT dạy học

28,6 50,0 21,4 0 3,07 Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các PT, KT

dạy học hiện đại 14,3 57,1 28,6 0 2,86

Thường xuyên KT- ĐG giảng viên sử

dụng hiệu quả trang thiết bị DH 14,3 21,4 64,3 0 2,50 Kết quả từ bảng trên cho thấy thực trạng quản lí việc sử dụng hiệu quả CSVC, PT-KT phục vụ dạy học được các khách thể đánh giá ở mức trung bình với X dao động từ 2,71 đến 3,07.

Đề ra nội quy, quy định về việc sử dụng CSVC, phương tiện - kĩ thuật dạy học là một việc làm hết sức quan trọng, nó như hành lang pháp lý để cán bộ giảng viên, sinh viên thực hiện theo qui định, nội dung quản lí này được đánh giá cao với tỉ lệ tốt là 28,6%, khá 50%, trung bình 21,4% khơng có đánh giá ở mức trung bình với X = 3,07, cao nhất trong các nội dung đánh giá.

Xây dựng kế hoạch mua sắm và sử dụng CSVC, phương tiện - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học cũng được đánh giá cao. Từ khi chuyến đổi sang phương thức đào tạo theo HCTC Khoa đã xây dựng kế hoạch và được nhà trường mua sắm nhiều thiết bị phục vụ cho việc dạy học như đầu tư nhiều cho việc mua máy móc phục vụ cho hoạt động chun mơn ở tổ bộ mơn, ngồi ra Khoa đã trang bị mạng không dây để GV và SV tiếp cận với những trí thức mới và thông tin liên quan đến quá trình học tập qua mạng. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu cách thức triển khai để Sinh viên được hưởng lợi thực sự từ sự đầu tư này.

Thực tế hiện nay khơng có nhiều Sinh viên có laptop để phục vụ cho hoạt động học tập, tra cứu thông tin. Mặt khác, nhiều Sinh viên chưa có kĩ năng sử dụng các công nghệ hiện đại để khai thác nguồn thơng tin và những tiện ích của mạng internet do khâu tổ chức bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các PT-KT dạy học hiện đại chưa thực sự được thực hiện tốt.

Ngồi các nội dung quản lí trên, việc thường xuyên KT-ĐG giảng viên sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học cũng là một khâu quan trọng, việc quản lí này ở Khoa được đánh giá rất thấp, hầu hết Khoa không kiểm tra và đánh giá việc sử dụng phương tiện kĩ thuật phục vụ dạy học của giảng viên, đơi khi có đưa ra các cuộc họp nhưng cuối cùng cũng chỉ là hình thức, nội dung này được đánh giá thấp nhất trong các nội dung.

Nhìn chung, điều kiện hỗ trợ CSVC cho hoạt động dạy học như phòng học, phương tiện dạy học, tài liệu học tập... chưa đạt chuẩn. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Tuy nhiên, để khắc phục khó khăn này trong phạm vi rộng khơng phải đơn giản, đó là vấn đề vĩ mơ của ngành giáo dục và của tồn xã hội. Để khắc phục được vấn đề này đòi hỏi phải có thời gian lâu dài mà các nhà quản lí phải quan tâm và khắc phục

2.5. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học nói chung, tƣ̣ ho ̣c nói riêng

2.5.1. Những thuận lợi

- Được sự ủng hộ tích cực, chỉ đạo sát sao và kịp thời của lãnh đạo Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ, sự phối hợp của các phòng ban chức năng, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Khoa triển khai áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.

- Cán bộ quản lí từ cấp trường đến cấp tổ bộ môn đều xuất thân từ những GV và nhất là các cán bộ cấp Khoa và tổ bộ môn đều đang trực tiếp tham gia giảng dạy nên rất nắm vững tình hình thực tế của trường cũng như của Khoa. Chính vì thế nên việc xây dựng các biện pháp quản lí sẽ có được những đóng góp sát với thực tế và mang tính khả thi.

- Với sự quyết tâm cao của Đảng ủy, Ban chủ nhiệm Khoa, trưởng các bộ môn và của cán bộ giảng viên, sinh viên đã giúp cho quá trình chuyển đổi được hiện thực hóa theo các yêu cầu đã đề ra.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có phục vụ cho hoạt động dạy học và hoạt động tự học tuy chưa đáp ứng được mọi yêu cầu từ phía người dạy và người học nhưng cũng đã cơ bản được sử dụng tối đa cho hoạt động này.

2.5.2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục

- Trong cơng tác tổ chức quản lí của Khoa

+ Khi chuyển sang ĐT theo tín chỉ, văn hóa da ̣y và ho ̣c cần có sự thay đổi nhằm tăng cường năng lực tự ho ̣c , tự NC cho SV. Việc triển khai các nhiệm vụ, giải quyết công việc nảy sinh khi áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ ở cấp quản lí của Khoa cịn chậm.

+ Việc tổ chức xây dựng đề cương môn học như mô ̣t công cu ̣ hướng dẫn viê ̣c ho ̣c và tâ ̣n du ̣ng vai trò của đề cương để kích thích hoa ̣t đô ̣ng tự ho ̣c còn chưa đa ̣t yêu cầu. SV chưa biết tâ ̣n du ̣ng yếu tố tích cực của ĐT theo TC để t ăng cường tự ho ̣c ; đề cương môn học áp dụng trong thực tế còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa thực hiê ̣n được vai trò hướng dẫn viê ̣c tự học của chúng.

+ Có thể thấy, cơng tác quản lí tuy đã có sự thay đổi nhằm thích ứng với phương thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, các hoạt động quản lí chưa được tiến hành một cách đồng bộ, các biện pháp quản lí đã thực hiện chưa cụ thể,khoa học và hiệu quả chưa cao; viê ̣c ta ̣o môi trường , điều kiê ̣n cho hoa ̣t đô ̣ng tự ho ̣c còn bất cập

- Đối với giảng viên

+ Cho đến nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa hiểu biết đầy đủ về bản chất và những yêu cầu của tổ chức đào tạo theo tín chỉ là tăng cường tính tự chủ , tự chi ̣u trách nhiê ̣m của SV dưới sự hỗ trợ của GV . Một số giảng viên vẫn giữ thói quen giảng dạy, KT- ĐG, tổ chức lớp như với các lóp theo niên chế học phần. Một số giảng viên dạy không bám sát với đề cương môn học,

khơng tn theo quy trình giảng dạy, KT- ĐG như chỉ dẫn trong đề cương nên chưa ta ̣o đô ̣ng lực cho hoa ̣t đô ̣ng tự ho ̣c.

+ Thực tế cho thấy ở nhiều lớp đông sinh viên, nhất là với các môn chung, giảng viên gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt trong các giờ thảo luận, thực hành, KT- ĐG thường xuyên và tư vấn cho sinh viên. Nhiều giảng viên lúng túng trong việc tổ chức giờ tự học. Có giảng viên lạm dụng giờ tự học cho viên nghỉ học tự do, thiếu kiểm tra kiến thức mà Sinh viên phải thực hiện trong các giờ tự học.

- Đối với sinh viên

+ Qua thăm dị ý kiến của sinh viên có thể thấy, 100% sinh viên đều cho

rằng khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo HCTC thì vai trị tự ho ̣c của Sinh viên rất quan trọng, Sinh viên phải tìm cho mình phương pháp học thích hợp, phải tự chủ, tự quyết trong học tập . Tuy nhiên nhiều SV chưa tìm được phương thức học tập thích hợp với yêu cầu của HCTC.

+ Nói chung, sinh viên chậm thích ứng với phương thức đào tạo theo HCTC, chậm đổi mới phương pháp học tập, tính thụ động và tư tưởng đối phó vần cịn khá phố biến: Thụ động và đối phó trong tìm hiểu quy chế, quy định về đào tạo, trong việc sắp xếp lịch học, chuẩn bị bài, tham gia giờ học trên lớp và trong KT- ĐG. Năng lực tự ho ̣c chưa thâ ̣t sự được nâng cao.

- Sinh viên đã được hướng dẫn về kĩ năng học nhưng khả năng tự tổ chức việc học tập, khả năng sử dụng các hình thức để nâng cao kiến thức...cịn chưa được chú trọng, đầu tư cho học tập còn chưa đủ để đạt được kết quả như mong đợi.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2 đã khảo sát mô ̣t số nô ̣i dung liên quan đến hoa ̣t đơ ̣ng tự học và quản lí hoạt đ ộng tự học của SV tại Khoa Sư phạm Tiếng Anh ĐHNN- ĐHQG Hà Nội. Phân tích thực tra ̣ng thông qua kết quả điều tra . Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động dạy học nói chung, tự ho ̣c nói riêng chưa cao là do các biện pháp quản lí đã thực hiện chưa mang tính đồng bộ, triển khai cịn lúng túng, chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức. Thậm chí chưa xác định được hệ thống các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)