Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu X GV SV GV SV GV SV GV SV GV SV ND1 35.0 22.5 38.3 17.5 20.0 49.2 6.7 10.8 2.95 2.52 ND2 68.3 49.2 21.7 25.8 10.0 15.8 0.0 9.2 3.58 3.15 ND3 48.3 19.2 23.3 31.7 6.7 25.8 21.7 23.3 2.77 2.47 ND4 68.3 29.2 21.7 55.8 10.0 12.5 0.0 2.5 3.58 3.12 ND5 18.3 22.5 60.0 46.7 21.7 24.2 0.0 6.6 2.97 2.85 ND6 66.7 35.8 33.3 47.5 0.0 15.0 0.0 1.7 3.67 3.16 Ghi chú: Các nội dung đánh giá
ND1: Đề cương chương trình mơn học (ĐCCTMH) được giới thiệu và phát cho sinh viên trước khi môn học bắt đầu.
ND2: GV triển khai nôi dung DH bám sát đề cương
ND3: GV thường xuyên đánh giá và nhận xét quá trình học tập của SV theo ND đề cương.
ND4: Áp dụng đề cương môn học trong việc dạy học, KT - ĐG ND5: Hướng dẫn SV tự học theo số tiết cụ thể trong ĐCMH
ND6: Thực hiện đúng lịch trình giảng dạy và đúng đề cương mơn học. Kết quả từ bảng 2.4 cho thấy có sự chênh lệch nhưng khơng đáng kể giữa hai luồng đánh giá. Kết quả cho thấy giảng viên đã hài lòng với việc thực hiện HĐDH của mình theo đề cương. Tuy nhiên, từ sự đánh giá của sinh viên với tư cách là khách thể của việc thực hiện đề cương lại chưa thực sự hài lịng với việc dạy học thơng qua ĐCMH của giảng viên.
Cụ thể: GV đánh giá việc thực hiện đề cương môn học là khá tốt với X (trị tuyệt đối) dao động thấp nhất là 2.77 và cao nhất là 3.67 trong khi đó SV đánh giá mức độ thực hiện đề cương môn học của GV chưa được tốt với X thấp nhất là 2.47 và cao nhất là 3.16.
ND3: Giảng viên thường xuyên đánh giá và nhận xét quá trình học tập của sinh viên theo nội dung đề cương được đánh giá thấp nhất là: X của SV là 2.47 và của GV là 2.77. Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo HCTC, việc đánh giá và nhận xét quá trình học tập của SV theo đề cương là hết sức quan trọng, nó giúp SV thay đổi cách học từ đó thúc đẩy việc học tập của SV được tốt hơn.
ND4: Đề cương chi tiết được giới thiệu và phát cho sinh viên trước khi môn học bắt đầu, đây là việc làm bắt buộc đối với giảng viên trong đào tạo theo HCTC bởi các lý do sau.
Đối với giảng viên: Đề cương môn học thể hiện sức mạnh của tập thể sự thống nhất cao của tất cả GV trong cùng tổ bộ môn và cũng là những quy định nghiêm ngặt đối với họ khi thực hiện vai trị người thầy trong q trình dạy học. Người giảng viên cần thực hiện nghiêm túc những điều đã cam kết với nhà trường, Khoa và với sinh viên thông qua bản đề cương mơn học và cịn có nhiệm vụ giúp SV thực hiện tốt những quy định trong đó.
Đối với sinh viên: Để chủ động lên kế hoạch học tập cho bản thân , sinh viên cần phải nghiên cứu thật kĩ đề cương môn học trước khi mỗi môn học bắt đầu.
Trong từng môn học SV bám sát các mục tiêu của từng bài học để có sự chuẩn bị bài, nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Có kế hoạch ơn tập và hồn thành các bài tập bài kiểm tra theo đúng tiến độ đã quy định trong đề cương Việc giới thiệu và phát ĐCCTMH là rất quan trọng nhưng đối với Khoa Sư phạm Tiếng Anh thì việc làm đó chưa được tốt, điều đó được thể hiện qua sự đánh giá của GV và SV, nội dung này chỉ được đánh giá ở mức trung bình với X của GV là 2.95 và X của SV là 2.52.
Qua kết quả khảo sát thu được ở bảng trên, Ban chủ nhiệm Khoa cần quán triệt tinh thần đến từng giảng viên trong Khoa về tính bắt buộc của việc giới thiệu và phát ĐCCTMH tới từng SV để khơng cịn tồn tại thực trạng trên.
Với nội dung này, GV cần thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể cho SV để họ có thể tự chiếm lĩnh được các nội dung mơn học, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một khoảng thời gian định trước. Để giúp SV thực hiện được nhiệm vụ tự học của mình, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lí thơng tin trong tài liệu với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể,khoa học. Bên cạnh đó , GV cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ SV xây dựng kế hoạch tự họckhoa học, hợp lí, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để đạt tới mục đích một cách hiệu quả nhất.
Qua kết quả thu được, ta thấy việc hướng dẫn SV tự học theo đề cương môn học của GV Khoa Sư phạm tiếng Anh chỉ đạt ở mức trung bình với tỉ lệ tốt là: 18,3 % và 22,5% khá là 60% và 46,7%, trung bình là 21,7% và 24,2%, yếu SV đánh giá là 6,6% với X là 2,97% và 2,85.
Từ kết quả điều tra trên ta thấy: thực trạng việc thực hiện HĐDH theo đề cương môn học như một công cu ̣ hướng dẫn ho ̣c tâ ̣p cho SV của Khoa Sư phạm Tiếng Anh chưa thực sự tốt. Ban chủ nhiệm Khoa cần phải có những đợt kiểm tra việc thực hiện đề cương của tồn thể GV trong Khoa nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, đề cương môn ho ̣c phải là công cụ hướng dẫn việc học.
2.3.3.3. Thực trạng triển khai hoạt động giảng dạy của giảng viên
Đối với phương thức đào tạo theo HCTC như hiện nay, vấn đề thường được GV quan tâm khi dạy theo HCTC là thời gian lên lớp. Nhiều thầy cô không khỏi lo lắng khi thấy mơn học của mình đang dạy nhiều tiết trước kia, bây giờ chỉ được phép truyền đạt cho SV trong vài chục giờ (2/3 số thời gian so với trước đây). Số giờ dành cho thầy dạy lí thuyết và thảo luận khi đào tạo theo tín chỉ đã giảm nhiều so với khi đào tạo theo học phần niên chế. Liệu chất lượng đào tạo theo HCTC khi ra trường có giảm hơn so với trước đây khơng? Lí thuyết về đào tạo theo tín chỉ cũng như thực tế việc đào tạo theo tín chỉ thành cơng ở một số trường cho phép khẳng định đào tạo theo HCTC khơng làm giảm mà có thể cịn nâng cao chất lượng của SV. Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao thời gian lên lớp của Thầy giảm đi khá nhiều (1/3 so với đào tạo theo niên chế) mà đào tạo
theo tín chỉ vẫn có thể tăng chất lượng đào tạo? Vấn đề mấu chốt ở đây là làm sao giúp SV đáp ứng được mục tiêu học tập của hình thức đào tạo mới. Nói cách khác, vấn đề đổi mới PPDH là vấn đề phải quan tâm đặc biệt trong đào tạo theo HCTC. Trong quá trình học ở Đại học, phương thức "biến quá trình đào tạo thành q trình tự đào tạo" càng địi hỏi và thể hiện rõ rệt hơn trong học chế tín chỉ khi thời gian lên lớp của giảng viên bị giảm đi.
Khi dạy học theo HCTC, để đáp ứng được yêu cầu đối với người học, đòi hỏi người học phải phát huy cao độ tính tự giác tích cực, địi hỏi thời gian tự học phải tăng lên gấp bội so với trước đây. Phương pháp diễn giảng, thuyết trình được hạn chế sử dụng thay vào đó nhiều giảng viên đã nghiên cứu áp dụng các PPDH nhằm tích cực hố người học như khuyến khích tư duy sáng tạo, động viên khích lệ, đặt câu hỏi thảo luận…Các phương pháp này giúp SV cảm thấy hứng thú hơn trong học tập, tự giác và chủ động lĩnh hội kiến thức. Vì thế kiến thức khi thu được mang tính vững chắc và đó là kiến thức thực sự của SV. Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên Khoa sư phạm Tiếng Anh được thể hiện qua bảng sau: