2.2 .Vài nét về trường THPT Thuỷ Sơn Thành phố Hải Phòng
2.2.2 .Cơ cấu tổ chức của nhà trường
*Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: Tổng số là 85; trong đó: BGH có 4, giáo viên là 71 và nhân viên là 10.
*Trình độ chun mơn: Trình độ Thạc sĩ có 02 đồng chí ( 03 GV hiện đang học cao học); Trình độ Đại học có 74 đồng chí; Trình độ Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp có đồng chí.
*Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: CSVC đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu
dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Đã có khu nhà hiệu bộ riêng với việc bố trí các phịng chức năng làm việc hợp lý, các phòng này đều được kết nối
mạng nội bộ và Internet. Khu phòng học đủ điều kiện để 30 lớp học chính khóa và phụ đạo. có phịng thực hành Lý- Cơng nghệ, Hóa – Sinh theo đúng qui chuẩn của cấp THPT cùng với hệ thống các máy chiếu đa phương tiện, máy chiếu hắt...Tuy nhiên xét riêng về cơ sở vật chất phục vụ cho bộ mơn ngoại ngữ thì nhà trường chỉ có 02 máy cassette và một số tranh ảnh; chưa có phịng dạy Tiếng riêng nên khi dạy một số kỹ năng mơn Tiếng Anh cịn rất hạn chế về chất lượng giảng dạy.
2.2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện
Bảng 2.1: Chất lượng giáo dục toàn diện
Tính theo tỷ lệ %
Năm học Xếp loại Học lực Xếp loại Hạnh kiểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
2006 – 2007 0.2 19.7 67.5 9.7 2.9 54.5 34.7 8.9 1.9
2007 – 2008 0.7 20.6 64.4 12.6 1.7 55.7 35.6 7.1 1.6
2008 – 2009 0.8 21.3 62.4 14.6 0.8 58.2 32.4 7.4 2.0
2009 – 2010 0.8 22.5 61.7 13.1 1.9 58.8 34.2 6.1 0.9
2010 - 2011 1.5 28.7 60.0 9.3 0.5 60.3 35.0 4.2 0.5
( Nguồn: Các báo cáo tổng kết của nhà trường 5 năm trở lại đây) Nhận xét: Sĩ số HS nhà trường trong 5 năm trở lại đây là từ 1300 đến
1500 HS.Về xếp loại học lực như đã thể hiện trong bảng 2.1 thì số học sinh giỏi là rất ít, có năm chỉ có 3 HS xếp loại văn hóa giỏi. nguyên nhân cơ bản chủ điều này điểm tuyển đầu vào thấp, khơng có nhân tố mũi nhọn vì là HS tuyển lại từ những HS không đỗ vào các trường cơng lập trong huyện. Thậm chí như năm học 2008-2009 HS chỉ cần tổng 2 mơn Tốn và Văn 4 điểm là đã đỗ vào trường. Số HS xếp loại học lực yếu kém còn hơn 10% mỗi năm học. Đa số HS cùng với việc học yếu thì là thiếu ý thức rèn luyện và học tập. Học kém thì khó tiếp thu bài trên lớp nên dễ dẫn đến quậy phá và vi phạm nội quy
nhà trường. Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu tuy đã có giảm trong 2 năm trở lại đây nhưng vẫn cịn là bài tốn đặt ra cho nhà trường trong việc giáo dục toàn diện HS.
2.2.4. Đặc điểm học sinh
Đối tượng giáo dục và đào tạo của nhà trường đều là HS đã tốt nghiệp ở các trường THCS trong Huyện Thủy Nguyên. Môi trường xã hội nông thôn tương đối thuần nhất, nhịp sống khẩn trương, náo nhiệt của nền kinh tế thị trường chưa thâm nhập sâu và tác động đến nhà trường. Đa số các em đều ngoan, chăm học, động cơ học tập nghiêm túc. Cùng với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi từ 15 đến 18 nên các em rất ham học hỏi cái mới, nhiệt tình học tập. Điều này rất thuận lợi cho việc học tập các mơn nói chung cũng như mơn Tiếng Anh nói riêng.
Tuy nhiên cũng phải kể đến một số khó khăn khi giáo dục học sinh. Số HS tham gia học tập tại trường phân bố rộng khắp nhiều xã, thị trấn trong tồn huyện. theo thống kê có năm lên tới 28 xã, thị trấn trong đó có cả những xã thuộc khu vực miền núi cách trường hơn 10 Km đời sống kinh tế khó khăn. Các em thậm chí cịn chưa được học đủ chương trình mơn Tiếng Anh THCS. Điều này gây khó khăn cho việc học tập vì sách giáo khoa mơn Tiếng Anh được liên thông từ lớp 6 đến lớp 12.
Hơn nữa sự phân hóa trong trình độ HS cũng gây khơng ít cản trở cho GV trong q trình giảng dạy mơn Tiếng Anh. Hàng năm tỉ lệ bỏ học vẫn còn ở mức cao so với toàn thành phố một phần cũng là do Huyện đang chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang các thành phần kinh tế đặc thù là các khu công nghiệp giày da và đóng tầu thu hút nhiều lao động phổ thông , không cần tốt nghiệp THPT. Mặt khác, là HS nơng thơn thì việc tiếp cận với ngoại ngữ và tin học luôn hạn chế hơn so với HS ở thành thị do điều kiện sống chưa cao cũng như mơi trường văn hóa gia đình, xã hội chưa cho các em thấy được tầm quan trọng của việc biết Tiếng Anh. Việc huy động cộng đồng tham gia vào
công tác giáo dục còn nhiều hạn chế. Một bộ phận cha mẹ HS cịn ỷ lại, khốn trắng cho nhà trường, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn bất cập so với yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
2.3.Thực trạng về hoạt động dạy- học môn Tiếng Anh ở trƣờng THPT Thuỷ Sơn- Thành phố Hải Phòng