Nhóm biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức của GV, HS và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học phổ thông thủy sơn thành phố hải phòng (Trang 84 - 96)

2.4.2 .Thực trạng quản lý hoạt động họctập môn Tiếng Anh của học sinh

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy-học môn Tiếng An hở

3.2.1. Nhóm biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức của GV, HS và

3.2.1.1. Giáo dục nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của Tiếng Anh và việc dạy Tiếng Anh

*Mục tiêu của biện pháp:

Làm một công việc đúng hay sai bắt nguồn từ việc nhận thức đúng hay sai về cơng việc đó. Việc giáo dục nhận thức cho GV về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh là việc làm bắt buộc của các nhà quản lý. Trên thế giới, Tiếng Anh hầu như đã được xem như là quốc tế ngữ. Đất nước chúng ta đang mở cửa và hội nhập, chúng ta cần ngoại ngữ để tự chủ trong giao tiếp, kinh doanh, sản xuất. Tiếng Anh là một công cụ tạo điều kiện cho nước ta hòa nhập với khu vực và cộng đồng quốc tế. Khi GV nhận thức được điều này họ sẽ có động lực, niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo và sự tâm huyết đối với việc dạy môn Tiếng Anh trong nhà trường THPT.

*Nội dung và cách thức tiến hành

+Nội dung

Đội ngũ GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhận thức của CBQL có tác động rất lớn đến nhận thức của đội ngũ ấy. Ngọn lửa chun mơn phải do chính người đứng đầu trường học, các nhà QLGD khơi gợi lên. Phần lớn GV môn Tiếng Anh sẽ không thờ ơ đứng ngồi cuộc khi chính hiệu trưởng của họ có trình độ Tiếng Anh nhất định, am hiểu về chuyên môn và quan tâm thực sự đến việc dạy và học Tiếng Anh cũng như chất lượng GD chung của nhà trường. Bên cạnh đó, CBQL nhà trường phải là người đưa ra các biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm quán triệt các GV

Tiếng Anh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc D-H Tiếng Anh ở trường THPT hiện nay.

+ Cách thức tiến hành

CBQL nhà trường lập kế hoạch và giao cho tổ bộ môn tổ chức các buổi tọa đàm chuyên đề về vai trò của Tiếng Anh đối với lứa tuổi HS sau khi tốt nghiệp THPT cũng như trong các cơ hội việc làm và việc nâng cao trình độ hiểu biết xã hội. Đối tượng tham gia tọa đàm có thể là cán bộ GV tồn trường trong đó chú trọng nhất là GV mơn Tiếng Anh và GVCN.

Hiệu trưởng nhà trường quán triệt cho GV Tiếng Anh về mục tiêu D-H môn Tiếng Anh ở THPT, đây là môn học và môn thi tốt nghiệp bắt buộc trong chương trình THPT; Quán triệt cho GV Chất lượng của D-H môn Tiếng Anh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD của tồn ngành GD nói chung và nhà trường nói riêng.

CBQL nhà trường tuyên truyền rõ thông điệp về tư cách, lương tâm của “người đứng trên bục giảng” trong quá trình truyền đạt kiến thức cho HS. GV phải được tạo điều kiện, được định hướng để xây dựng cho mình một quan điểm lao động sư phạm nghiêm túc trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh. Từng GV trước tiên là tấm gương cho chính bản thân mình về ý thức trách nhiệm đối với đạo đức và chuyên môn cá nhân, không ngừng học tập và tự bồi dưỡng mình về quan điểm giáo dục bộ môn.

* Điều kiện thực hiện

Bản thân người hiệu trưởng và các CBQL trong nhà trường phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh.

Mỗi thầy cô môn Tiếng Anh và GVCN thực sự có tâm huyết và trách nhiệm với công việc trong việc tiếp thu và tự hồn thiện nhận thức của mình.

Tất cả những buổi tọa đàm, thảo luận có liên quan đến dạy và học mơn Tiếng Anh phải được tổ chức nghiêm túc, chu đáo và có nội dung thiết thực; khơng nhất thiết phải có quy mơ lớn, tránh hình thức và lãng phí.

3.2.1.2. Giáo dục nâng cao nhận thức của HS và cha mẹ HS về tầm quan trọng của Tiếng Anh và việc học Tiếng Anh

*Mục tiêu của biện pháp:

Muốn học tốt mơn ngoại ngữ nói chung hay mơn Tiếng Anh nói riêng thi HS phải nhận thức rõ tầm quan trọng của nó. Biện pháp này giúp HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh với hiện tại và cơng việc tương lai sau này để họ có mục đích, động cơ rõ ràng trong học tập. Đối với cha mẹ HS, nhận thức đúng về môn Tiếng Anh giúp họ tạo điều kiện về vật chất, thời gian và động viên tinh thần cho việc học môn Tiếng Anh của con em họ.

*Nội dung và cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Việc giáo dục nhận thức cho HS về tầm quan trọng của Tiếng Anh là việc làm đầu tiên của các nhà quản lý, của các thầy cô giáo dạy môn Tiếng Anh trong nhà trường. Với lứa tuổi HS THPT thì các biện pháp phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi và gắn liền với nhu cầu thiết thực của bản thân. HS phải nhận thức được rằng nếu khơng giỏi ngoại ngữ thì sẽ khơng tìm được cơng việc tốt ở tương lai. Vì vậy ngay từ khi cịn học phổ thơng mỗi HS cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của Tiếng Anh để có kế hoạch học ngoại ngữ cho tốt.

Việc giáo dục nhận thức cho cha mẹ HS đôi khi bị lãng quên. Nhưng đây cũng là một công việc tác động không nhỏ vào kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS.

+ Cách thức tiến hành

Các thầy cơ giáo có thể trực tiếp giảng giải về tầm quan trọng của mơn Tiếng Anh, có thể cung cấp tài liệu tham khảo và tổ chức các buổi thảo luận phản hồi tài liệu dưới dạng Se- mi- na.

Mỗi GV có trách nhiệm giúp HS yêu thích học Tiếng Anh qua việc giới thiệu cho các em về nước Anh, về những cảnh đẹp , phong tục tập quán, về con người… và về những nước nói Tiếng Anh. Từ việc các em hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói Tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và ngơn ngữ của các nước nói Tiếng Anh; biết tự hào, u q và tơn trọng nền văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc.

Hiệu trưởng quán triệt các GV chủ nhiệm của từng lớp và yêu cầu các GVCN thơng qua các buổi họp phụ huynh nói rõ về tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh đối với HS với việc học tập hiện tại và cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai của các em.

GVCN tạo cơ hội cho cha mẹ HS thấy được yêu cầu của xã hội về ngoại ngữ, giúp họ thấy được nhu cầu cần học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh bằng cách đưa ra một số dẫn chứng cụ thể: các nhà tuyển dụng ngày nay đều yêu cầu thí sinh phải biết một ngoại ngữ (Tiếng Anh) thí sẽ được ưu tiên.v.v...

Đồn TNCS Hồ Chí Minh cần kết hợp với một số cơ quan, đồn thể mà cơng việc liên quan trực tiếp đến Tiếng Anh và hội cha mẹ HS để có cuộc luận bàn về tầm quan trọng của Tiếng Anh. Từ đó giúp các bậc phụ huynh nhận thức được mục tiêu của việc học Tiếng Anh của con em mình.

*Điều kiện thực hiện:

GV môn Tiếng Anh và GVCN phải nhận thức đúng về vai trị của mơn Tiếng Anh trong nhà trường THPT và giáo dục HS nhận thức ấy với tinh thần trách nhiệm cao.

HS có cơ hội thể hiện, trình bày ý kiến của mình vể tầm quan trọng của Tiếng Anh, từ đó GV có sự điều chỉnh cho các em nếu có những ý kiến lệch lạc so với nhận thức chung của xã hội.

3.2.2.Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV

3.2.2.1.Xây dựng kế hoạch giảng dạy và chuẩn bị bài lên lớp *Mục tiêu của biện pháp:

QL Xây dựng kế hoạch giảng dạy giúp cho GV có thể thực hiện đúng và đầy đủ kế hoạch, khối lượng cơng việc của mình một cách khoa học, đồng thời giúp các nhà quản lý có cơ sở kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình của GV. Soạn bài lên lớp là kế hoạch cụ thể của mỗi bài dạy. Chuẩn bị bài lên lớp tốt giúp GV chủ động trong giờ giảng và tiết dạy đạt hiệu quả cao.

*Nội dung và cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Hiệu trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung của năm học; chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn GV cụ thể hóa kế hoạch năm học thành kế hoạch giảng dạy riêng của mỗi cá nhân.

Tổ trưởng tổ ngoại ngữ có trách nhiệm quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định khác của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Khi duyệt kế hoạch cá nhân của GV tổ trưởng chuyên môn cần lưu ý sự thể hiện của những vấn đề cơ bản sau: Nội dung và tiến độ thực hiện chương trình của từng lớp được phân công giảng dạy, kế hoạch và nội dung tự bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu kém, kế hoạch học tập nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại…

+ Cách thức tiến hành

BGH thống nhất các yêu cầu về việc xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Tổ trưởng tổ ngoại ngữ báo cáo kế hoạch dự kiến phân công giảng dạy, các kế hoạch trọng tâm của tổ với Hiệu trưởng trước khi bắt đầu năm học mới. BGH sẽ lập kế hoạch cụ thể cho cả năm học, trên cơ sở đó tổ chun mơn xây dựng kế hoạch tổ và hướng dẫn tổ viên xây dựng kế hoạch cá nhân.

Sau khi phân cơng giảng dạy, các nhóm GV theo khối lớp tiến hành lập kế hoạch công tác cho phần việc được phân công trong từng học kỳ và cả năm học. Tất cả các kế hoạch này phải được tổ trưởng chuyên môn tập hợp có hệ thống và kiểm tra nội dung kỹ càng trước khi phê duyệt để thực hiện. Tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nội dung và tính khả thi của kế hoạch.

CBQL của nhà trường sẽ kết hợp với tổ trưởng chuyên môn theo dõi việc thực hiện kế hoạch qua các loại hồ sơ chuyên môn: giáo án, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ trực… và qua việc thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.

Về quản lý nhiệm vụ soạn bài lên lớp thì nhà trường cần tập trung cho nội dung bồi dưỡng phương pháp, cách thức soạn giáo án. Đây là nội dung sinh hoạt chuyên môn định kỳ của tổ ngoại ngữ. Tránh soạn giáo án theo kiểu đối phó, hình thức; lưu ý việc sao chép giáo giáo án trên mạng internet của một số GV. Tổ trưởng chuyên môn cần duyệt giáo án của những GV trẻ trước khi họ thực hiện giảng bài trên lớp cũng như cung cấp tối đa các giáo án đã được dạy thử thành cơng trước đó. Trong các bài soạn GV cần lường trước những tình huống , vấn đề có thể gặp phải để dự kiến được phương án chủ động giải quyết.

*Điều điều kiện để thực hiện:

GV phải ý thức được trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới cách thức soạn bài là một nhu cầu cấp thiết cũng như việc thực hiện nghiêm túc các quy định về việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, soạn bài chuẩn bị lên lớp.

Kế hoạch giảng dạy của GV phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và gắn liền với kế hoạch học tập của HS

BGH nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo các điều chỉnh cần thiết trong kế hoạch giảng dạy đã xây dựng.

3.2.2.2. Quản lý nề nếp thực hiện chương trình giảng dạy *Mục tiêu của biện pháp:

Quản lý nề nếp dạy học là tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng nhằm tạo dựng ý thức tự giác, tự quản hành vi thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, tuân theo quy định được ban hành trong nhà trường. Quản lý tốt nề nếp thực hiện chương trình giảng dạy nhằm mục tiêu xây dựng được mơi trường nhà trường mang tính giáo dục cao.

*Nội dung và cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Nhà trường có độ ổn định cao tổ chức hoạt động sư phạm, tinh thần cộng đồng trách nhiệm thì mới thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học. CBQL phải thực hiện quản lý nề nếp đối với GV ở rất nhiều nội dung:

Nề nếp lập kế hoạch giảng dạy: Để làm tốt một cơng việc nào đó người thực hiện phải có kế hoạch cụ thể. Trong kế hoạch giảng dạy bộ môn Tiếng Anh GV phải thể hiện được mục đích, chỉ tiêu, nội dung và các biện pháp thực hiện.

Nề nếp soạn giáo án trước khi lên lớp: Để hoàn thành giờ dạy trên lớp GV phải chuẩn bị kỹ giáo án trước ít nhất là 1 tuần. Trong giáo án có đầy đủ cách bước lên lớp theo đặc thù môn học, việc sử dụng phương tiện dạy học hiện có của nhà trường và có những lưu ý riêng cho việc sử dụng giáo án ở từng lớp dạy khác nhau.

Nề nếp giảng dạy trên lớp: Việc ra vào lớp của GV khi thực hiện giờ dạy có ảnh hưởng khơng nhỏ đến ý thức và chất lượng học tập của các em HS. Người GV phải thực hiện đúng một số yêu cầu cơ bản như ra vào lớp đúng giờ, phân bố thời gian hợp lý cho trong tiết dạy, không dùng thời gian của tiết học để làm việc khác và đặc biệt là không dạy giãn giờ bỏ bài trái quy định.

Nề nếp kiểm tra đánh giá HS: Kiểm tra đánh giá HS là một khâu trong chu trình dạy học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS khoa học, đảm bỏa tính khách quan, vừa sức sẽ có tác động tích cực đến sự phấn đấu học tập của các em. GV phải thực hiện nề nếp kiểm tra đúng chương trình quy định, đúng số bài quy định, chấm trả bài đúng thời gian và công bằng trong cho điểm đánh giá HS.

+ Cách thức tiến hành

BGH xây dựng những quy định rõ ràng trong nội quy cơ quan, quy chế chuyên môn về việc thực hiện nề nếp của GV; xây dựng các tiêu chí thi đua gắn liền, thiết thực với công việc lên lớp hàng ngày của GV.

BGH và tổ trưởng chuyên môn thực hiện việc kiểm tra đối chiếu kế hoạch giảng dạy với sổ báo giảng và sổ đầu bài theo định kỳ hàng tháng.

BGH trực hàng ngày nhằm giải quyết công việc của nhà trường trong ngày trong đó một phần rất quan trọng là theo dõi, đánh giá, đôn đốc nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc nề nếp dạy học.

Các đồng chí GV làm nhiệm vụ trực ban giúp BGH giám sát theo dõi và ghi chép việc thực hiện nề nếp cụ thể trong từng buổi học, từng tiết học, giải quyết những công việc trong phạm vi quy định.

Cuối mỗi đợt thi đua ( 2 tháng 1 đợt ) BGH nhà trường họp cùng với tổ trưởng chuyên môn và cập nhật các thông tin theo dõi nề nếp qua các sổ trực để bình xét thi đua các cá nhân. Sau đó thơng báo rộng rãi trong tồn trường kết quả thi đua trong đó có tun dương và phê bình các cá nhân cụ thể.

*Điều điều kiện để thực hiện:

Tất cả cán bộ GV nhà trường đều được quán triệt nội quy cơ quan và quy chế chuyên môn; được thông qua các tiêu chí thi đua với sự đồng thuận của số đơng cán cộ GV nhà trường.

Nhà trường phân cấp quản lý nề nếp lên lớp và thực hiện chương trình giảng dạy cho tổ trưởng chuyên môn.

3.2.2.3.Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh *Mục tiêu của biện pháp:

Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm cung cấp cho HS cách tiếp cận, chủ động xử lý những tri thức của nhân loại,giúp cho người học sinh linh hoạt,hòa nhập với cuộc sống của thế giới hiện đại .

*Nội dung và cách thức tiến hành

+ Nội dung

GV phải tạo điều kiện cho HS tự lĩnh hội một cách tích cực, sáng tạo kiến thức. HS không chỉ thụ động nghe giảng, ghi chép những gì thầy cơ truyền tải mà GV phải tạo ra cho HS nhu cầu muốn tìm tịi hiểu biết, tự học, tự rèn luyện.

Quản lý trường THPT hiện nay cần theo hướng tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ ,đặc biệt là công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý giáo dục của nhà trường .Trong đó đặc biệt chú ý đến việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học phổ thông thủy sơn thành phố hải phòng (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)