2.4.2 .Thực trạng quản lý hoạt động họctập môn Tiếng Anh của học sinh
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy-học môn Tiếng An hở
3.2.3. Nhóm biện phápđổi mới quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh
3.2.3.1. Xây dựng động cơ học môn Tiếng Anh cho HS *Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này giúp cho HS tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn, phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân.
*Nội dung và cách thực hiện
+ Nội dung
Các thầy cơ có trách nhiệm định hướng động cơ cho HS một cách nghiêm túc, có lưu ý đến cả động cơ phổ quát chung của lứa tuổi cũng như động cơ riêng của từng HS. Nhìn và kết quả ở cột đồng ý trong bảng 2.5 chương 2 ta thấy HS có động cơ cao nhất khi Tiếng Anh là mơn thi tốt nghiệp THPT. Như vậy HS vẫn nặng về tâm lý học để thi cử là chính mà chưa quan tâm nhiều tầm quan trọng của Tiếng Anh cho việc học tiếp lên, cho công việc và cuộc sống tương lai.
+ Cách thực hiện
Để xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho HS, cần phải tiến hành những biện pháp sau:
Thơng qua các phiếu hỏi ý kiến, tìm hiểu tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng của HS về ý thức nghề nghiệp, động cơ và thái độ học tập của HS để từ đó giúp đỡ, giáo dục HS.
Qua các bài giảng trên lớp ngoài kiến thức bắt buộc GV nên cung cấp thêm thông tin về đất nước, con người, nền văn hóa của các nước mà HS đang học ngơn ngữ đó, làm cho HS thêm u thích mơn ngoại ngữ hơn.
Tổ chức lồng nghép nội dung thảo luận về mục đích học Tiếng Anh trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa với các câu hỏi như: Học Tiếng Anh để làm gì? Tiếng Anh giúp gì cho em hiện nay và sau khi tốt nghiệp THPT?... Qua đó mỗi HS tự tìm ra cho mình nhu cầu, động cơ học Tiếng Anh phù hợp với bản thân.
Nhà trường tạo điều kiện cho tổ ngoại ngữ kết hợp với các GV tư vấn hướng nghiệp tổ chức giao lưu với một số đại diện của các trường đại học, cao đẳng cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu ưu tiên tuyển những HS, sinh viên khá giỏi Tiếng Anh. HS sẽ nhận thức được sự ảnh hưởng của việc thông thạo Tiếng Anh đến tương lai của bản thân.
Tổ ngoại ngữ giáo nhiệm vụ cho các GV Tiếng Anh thường xuyên theo dõi biểu hiện liên quan đến thái độ và ý thức học tập của HS để kịp thời có những động viên hướng dẫn thích hợp đối với HS.
*Điều điều kiện để thực hiện:
GV môn Tiếng Anh và GVCN cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hình thành động cơ học mơn Tiếng Anh cho HS.
Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để tổ ngoại ngữ và các tổ chức đồn thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS.
3.2.3.2.Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập môn Tiếng Anh *Mục tiêu của biện pháp:
Xây dựng kế hoạch học tập là một công việc không dễ đối với HS. Đa số HS chỉ tiến hành học tập theo thời khóa biểu đã phân cơng. Đối với mơn Tiếng Anh có đặc thù là mơn học ngơn ngữ khơng phải tiếng mẹ đẻ nên địi hỏi phải có kế hoạch đặc biệt. GV môn Tiếng Anh phải là người hướng hẫn HS lập kế hoạch học tập khoa học, phù hợp với điều kiện riêng của từng HS.
+ Nội dung
GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập thể hiện ở thời gian biểu, mục tiêu phấn đấu và các biện pháp thực hiện.
HS phải liệt kê đủ, chi tiết các công việc HS phải làm, đưa ra những yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị, nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp, tập trung nghe giảng trên lớp, cách đọc tài liệu tham khảo, cách tra cứu, chỉ dẫn HS tìm kiếm các tài liệu tham khảo Tiếng Anh.
+Cách thức tiến hành
Trong thiết kế chương trình, tuần đầu tiên của năm học cần dành một buổi của môn Tiếng Anh cho Tổ bộ môn hướng dẫn phương pháp học ngoại ngữ cho HS, giới thiệu các tài liệu tham khảo phù hợp giúp các em chuẩn bị tốt về tâm thế, thái độ học tập, tinh thần trách nhiệm trong học tập.
GV hướng dẫn HS lập thời gian biểu cho việc học và chuẩn bị bài Tiếng Anh nhà; lưu ý đến điều kiện học ở nhà của từng nhóm HS.
Thơng qua GVCN hướng dẫn cha mẹ HS theo dõi đôn đốc việc đọc và chuẩn bị bài Tiếng Anh ở nhà theo thời gian biểu đã lập.
Trong quá trình học trên lớp và tham gia các hoạt động ngoại khóa GV giúp HS phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình thơng qua tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập Tiếng Anh. Ngoài ra cung cấp cho HS các phương pháp học từ vựng, ngữ pháp, viết luận, cách phát âm thông qua các hội thảo nhỏ.
BGH cần chỉ đạo GVCN và Đồn TNCS Hồ Chí Minh phổ biến những quy định cụ thể về nề nếp lập kế hoạch học tập ở nhà, trên lớp, chuẩn bị bài, làm bài tập về nhà và đọc sách tham khảo của HS.
*Điều điều kiện để thực hiện:
GVCN quán triệt cho HS về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập và tiến hành thực hiện theo kế hoạch. GV cần tổ chức màng lưới theo dõi kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch học tập của HS.
3.2.3.3.Bồi dưỡng khả năng tự học Tiếng Anh cho HS *Mục tiêu của biện pháp:
Tự học tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Kết quả khảo sát trong bảng 2.6 ở chương 2 cho thấy hầu như khơng có HS thường xun chủ động phát hiện và tìm cách lấp lỗ hổng của mình trong kiến thức. Biện pháp này bồi dưỡng khả năng tự học Tiếng Anh cho HS, giúp HS tiến hành học tập với vai trò chủ đạo, dễ dàng đạt kết quả học tập mong muốn.
*Nội dung và cách thức tiến hành:
+ Nội dung
Trong thời điểm hiện nay tri thức của nhân loại nhiều lên theo cấp số nhân. Kiến thức được đưa vào giảng dạy rất đa dạng phong phú nhưng thời lượng học trên lớp thì có hạn. Nếu HS không được hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trong lứa tuổi THPT thì rất khó để có được chất lượng giáo dục tốt. GV phải coi việc bồi dưỡng khả năng tự học cho HS là một trong những nhiệm vụ dạy học. Việc này phải được làm thường xuyên đối với từng loại kỹ năng ngôn ngữ trong quá trình học tập của HS.
+Cách thức tiến hành
Tổ ngoại ngữ xây dựng kế hoạch về nội dung và phương pháp tự học Tiếng Anh cho từng kỹ năng thực hành ngôn ngữ, từng chủ điểm các bài học cụ thể theo khối lớp; GV Tiếng Anh sẽ triển khai và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó ở các lớp mình phụ trách.
Đồn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức diễn đàn về phương pháp tự học ngoại ngữ trên wedsite của nhà trường. Thơng qua chương trình này HS có thể trao đổi ý kiến, kinh nghiệm và có những định hướng tích cực trong việc tự tìm ra phương pháp tự học tích cực.
GV bộ mơn Tiếng Anh xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp tự học của học sinh: về thời gian, nội dung, cách thức tham khảo tài liệu, cách
ghi chép kết quả tự học… Vì hoạt động này chủ yếu được HS tiến hành tại nhà nên GV có thể kết hợp với phụ huynh để theo dõi và đôn đốc HS.
GV bộ môn Tiếng Anh hướng dẫn HS cách thức tự học thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau như: đưa ra các tình huống có vấn để yêu cầu HS phản hồi sau khoảng thời gian tự tìm hiểu nhất định, khuyến khích HS có phương pháp tự học hiệu quả cùng chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm bản thân…
*Điều điều kiện để thực hiện:
HS phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc các nhiệm vụ học tập mà GV đã hướng dẫn và yêu cầu tự học.
GV mơn Tiếng Anh ln có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học ở nhà theo u cầu; có tun dương và phê bình HS kịp thời.