2.3.3 .Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy-học môn Tiếng Anh
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy-học môn Tiếng An hở
THPT Thuỷ Sơn- Thành phố Hải Phòng
2.4.1.Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh của GV
Hoạt động dạy là hoạt động chuyên biệt của người được đào tạo nghề dạy học. Trong việc quản lý hoạt động dạy học, nhà quản lý phải chú ý đến hoạt động của người thầy là hoạt động chủ đạo. Người thầy khơng có chức năng sáng tạo ra tri thức mới mà chủ yếu làm nhiệm vụ tổ chức tái tạo tri thức ở người học. Các nhà quản lý giáo dục phải biết tổ chức, sắp xếp công việc giúp cho các thầy cô giáo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Trước khi nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy - học cụ thể, tác giả tiến hành khảo sát nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của những nội dung quản lý hoạt động dạy - học môn Tiếng Anh.
Bảng 2.9: Khảo sát nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của những nội dung quản lý HĐ D-H học môn Tiếng Anh
Nội dung Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Điểm TB Thứ bậc
Quản lý việc thực hiện
chương trình giảng dạy 10 5 0 2,7 1
Quản lý việc xây dựng kế
hoạch công tác của GV 9 5 1 2,5 2
Quản lý công tác chuẩn bị bài
lên lớp 7 6 2 2,3 3
Quản lý công tác kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của HS 7 4 4 2,2 4
Quản lý việc thực hiện quy
định về hồ sơ chuyên môn 5 4 5 2,0 6
Quản lý nề nếp lên lớp của GV và vận dụng các phương pháp,
phương tiện dạy học 7 3 5 2,1 5
Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn,
Nhận xét: Đại đa số cán bộ quản lý và GV đều coi trọng quản lý nội
dung thực hiện chương trình, lập kế hoạch cơng tác, quản lý nề nếp lên lớp của GV và quản lý việc kiểm tra - đánh giá HS.
Như vậy, thông qua kết quả điều tra đã thể hiện nhận thức của cán bộ quản lý, về cơ bản đã nhận thức được nội dung quản lý hoạt động dạy của GV. Nhưng cũng cho thấy một số cán bộ quản lý còn xem nhẹ việc quản lý thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn, hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao chun mơn, nghiệp vụ (điểm trung bình là 2,0 và 1,9). Đây là mặt hạn chế trong nhận thức của cán bộ quản lý, coi các hoạt động trên là nhiệm vụ của mỗi cá nhân và mỗi cá nhân phải tự giác thực hiện.
Sau đây tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng việc quản lý từng nội dung trong bảng 2.9 trên đây của trường THPT Thủy Sơn, thành phố Hải Phòng với việc xin các ý kiến khảo sát của CBQL ( Ban giám hiệu & các tổ trưởng chuyên môn) và 11 GV Tiếng Anh nhà trường.
2.4.1.1. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy
Thực hiện chương trình mơn học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu nhà trường phổ thông. Đây là pháp lệnh của nhà nước do Bộ giáo dục & đào tạo ban hành, GV phải tuân thủ một cách nghiêm túc không dược tùy tiện thay đổi. Để quản lý việc thực hiện chương trình mơn học đạt kết quả, hiệu trưởng phải chú ý sử dụng thời khóa biểu, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài như là công cụ để theo dõi, kiểm sốt tiến độ chương trình dạy học thường xuyên; kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học.
Bảng 2.10 :Thực trạng QL thực hiện chương trình giảng dạy của GV TT Nội dung Mức độ thực hiện(%) Rất tốt Tốt TB Chƣa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1
Kiểm tra việc GV thực hiện kế hoạch giảng dạy
cá nhân 30 35 42 31 18 22 10 12
2
Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng của GV
20 17 60 50 15 19 5 14
3
Đánh giá việc thực hiện tiến trình giảng dạy môn học qua sổ đầu bài và vở ghi của HS
30 32 38 31 21 22 9 15
4
Thanh tra đột xuất việc thực hiện chương trình
giảng dạy 12 20 20 26 45 23 23 31
5
Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá, xếp loại thi đua của GV
10 12 21 38 62 47 7 3
Nhận xét: Để giám sát việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV,
ban giám hiệu nhà trường đã thực hiên tốt các nội dung “Kiểm tra việc GV thực hiện kế hoạch giảng dạy cá nhân” và “Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng của GV”. Có đến hơn 72% CBQL và 67% GV đánh giá những nội dung này ở mức độ tốt. Ở nội dung “Đánh giá việc thực hiện tiến trình giảng dạy mơn học qua sổ đầu bài và vở ghi của HS” thì cũng có trên 60% ý kiến cho rằng việc quản lý ở mức tốt nhưng thực chất qua trao đổi trực tiếp với GV thì ban giám hiệu mới chỉ làm tốt khâu kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài còn đánh giá qua vở ghi của HS thì chưa tốt. Cơng tác thanh tra đột xuất việc thực hiện chương trình giảng dạy thơng qua dự giờ thăm lớp của ban giám hiệu chủ yếu được đáng giá ở mức trung bình và yếu. Điều này cho thấy thực trạng quản lý việc thực hiện
chương trình giảng dạy của nhà trường cịn nặng về hành chính, sổ sách mà thiếu thực tế. Có thể đây chính là ngun nhân dẫn đến việc sử dụng kết quả thực hiện chương trình giảng để đánh giá GV chỉ ở mức trung bình.
2.4.1.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch cơng tác của GV
Để GV hồn thành được nhiệm vụ giảng dạy, người quản lý cần hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể. Kế hoạch cá nhân được thể hiện chủ yếu ở các nội dung sau:
Mục tiêu cần đạt: số HS khá, giỏi, trung bình của từng lớp; mức độ thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo từng chủ đề của chương trình; mức độ khó của các bài kiểm tra…
Lập kế hoạch giảng dạy cá nhân của từng tuần, học kỳ, năm học. Đưa ra các biện pháp chính để thực hiện chương trình cơng tác.
Qua kết quả điều tra cho thấy đa số CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cá nhân và đã thực hiện tương đối tốt việc cụ thể hóa nhiệm vụ năm học thành nhiệm vụ cá nhân, có xây dựng được những chỉ tiêu cụ thể cần đạt được. Tuy nhiên, hầu hết các bản kế hoạch cá nhân đều do tổ trưởng chuyên môn tập hợp và lưu lại như một cơng tác hành chính thơng thường, khâu xem xét và duyệt kế hoạch cuối cùng của ban giám hiệu nhà trường còn hạn chế. Điều này dẫn đến một thực trạng là có khơng ít bản kế hoạch chỉ mang tính hình thức, thậm chí sao chép biện pháp thực hiện của người khác. Nếu chỉ tính nộp báo cáo đủ đúng qui định mà khơng xem xét kỹ chất lượng của những bản báo cáo ấy để đánh giá xếp loại giáo viên thì chưa đảm bảo khách quan, chính xác.
2.4.1.3. Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp
Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị giờ lên lớp của GV. Tuy hoạt đơng này có thể chưa dự kiến hết được các tình huống trong quá trình lên lớp nhưng soạn bài thực sự là lao đông sáng tạo của từng GV. Thông qua bài soạn các nhà quản lý có thể thấy được sự lựa chọn, quyết định
của GV về nội dung, phương pháp, hình thức lên lớp có phù hợp với đối tượng HS và đúng với yêu cầu của chương trình hay khơng. Từ đó có thể khuyến khích kịp thời, điều chỉnh sai lệch nhằm thực hiện nghiêm túc quy định đã đề ra.
Bảng 2.11 : Thực trạng quản lý công tác chuẩn bị bài lên lớp của GV
TT Nội dung Mức độ thực hiện(%) Rất tốt Tốt TB Chƣa tốt CB QL GV CB QL GV QL CB GV QL CB GV 1 Đề ra những quy định cụ thể, thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp
20 35 55 43 25 22 0 0
2 Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc soạn giáo án của GV 40 27 50 65 10 8 0 0
3
Bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp
10 8 25 25 15 22 50 45
4
Sử dụng kết quả kiểm tra giáo án trong đánh giá, xếp loại GV
76 50 15 22 18 28 0 0
Nhận xét: Kết quả khảo sát trên đây cho thấy đa số CBQL và GV đã rất
coi trọng những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp. Đây chính là bản thiết kế bài giảng trong đó thể hiện đầy đủ các bước lên lớp, nội dung cũng như phân bố thời gian trong từng phần; cùng với các phương pháp giảng dạy và phương tiện đồ dùng thích ứng. Những tiết dạy GV chuẩn bị giáo án tốt chắc chắn sẽ góp phần rất lớn làm cho bài giảng sinh động, học sinh hứng thú học tập. Tuy nhiên vẫn cịn có một số GV vẫn soạn giáo án một cách qua loa, chống đối; đặc biệt là tham khảo gần như sao chép hoàn toàn các giáo án trên mạng internet thiếu sự đầu tư chất xám để soạn bài.
Về nội dung kiểm tra định kỳ, đột xuất giáo án của GV thì CBQL đã làm tốt và rất tốt đến 90%. Hầu hết GV đã được quán triệt vai trò của hoạt động kiểm tra là thúc đẩy công tác chuyên môn thường xuyên; kịp thời uốn
nắn những sai lệch trong giảng dạy chứ không chỉ đơn thuần là đánh giá thi đua của GV.
Có thể nói hạn chế lớn nhất trong bảng điều tra này là nội dung bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị lên lớp. Có đến gần 50% CBQL và GV đều cho rằng việc này làm chưa tốt. Điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng bài soạn vì hầu hết GV Tiếng Anh trường THPT Thủy Sơn còn trẻ về cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, năng lực sư phạm hạn chế. Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng cách soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp cho GV.
Việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy được nhận thức là nhiệm vụ quan trọng nhất của người GV nên việc sử dụng kết quả kiểm tra giáo án trong đánh giá, xếp loại GV được thực hiện hầu hết ở mức tốt và rất tốt.
2.4.1.4.Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS tồn tại đồng thời với q trình dạy học, đó là q trình thu nhận và xử lý thơng tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp HS học tập tiến bộ.
Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, người quản lý sẽ nắm được chất lượng dạy học của từng GV. Đây là cơ sở để đánh giá GV cũng như việc giúp các nhà QLGD tác động trực tiếp đến GV thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra – đánh giá, thúc đẩy quá trình dạy học theo mục tiêu.
Bảng 2.12:Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS TT Nội dung Mức độ thực hiện(%) Rất tốt Tốt TB Chƣa tốt CB QL GV QL CB GV CB QL GV QL CB GV 1 Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm quy chế kiểm
tra, thi 45 55 55 35 0 10 0 0
2 Quản lý việc ra đề kiểm tra, đề thi 20 12 35 30 35 40 10 8
3 Quản lý việc chấm, trả bài đúng tiến độ 24 28 54 59 10 10 2 3
4 Kiểm tra định kỳ sổ điểm của GV 54 51 20 32 20 17 6 0
5 Phân tích kết quả học tập của HS 0 0 15 18 52 52 33 37
Nhận xét: Theo kết quả điều tra trong bảng 2.12, biện pháp 1,3,4 được
đánh giá là công tác quản lý chỉ đạo thực hiện khá tốt. Đa số CBQL và GV cho rằng công tác tổ chức coi thi, chấm thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế. Điều này góp phần khơng nhỏ vào việc đánh giá đúng chất lượng học tập của HS. Việc kiểm tra chấm trả bài cũng như vào điểm của GV cũng đã được nhà trường thực hiện tốt. GV phải trực tiếp vào cả sổ điểm điện tử và sổ gọi tên ghi điểm nên BGH nhà trường dễ dàng kiểm tra tiến độ vào điểm cũng như tính chính xác của kết quả các bài kiểm tra.
Tuy nhiên thực tế trong những năm vừa qua việc kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh vẫn còn bất cập. BGH nhà trường còn chưa chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng và duy trì ngân hàng đề. Việc ra đề do các GV đứng lớp tự ra đề dẫn đến khơng thống nhất về nội dung, mức độ khó, độ dài của đề. Do đặc thù bộ mơn nên có lớp kiểm tra theo dạng đề trắc nghiệm khách quan, có lớp theo dạng tự luận, có lớp kết hợp cả hai dạng ... Phần kiến thức HS được học nhiều khi bỏ qua, phần chưa được học lại có gây tâm trạng lo lắng cho HS. Do vậy chất lượng học môn Tiếng Anh của HS được phản ánh qua kết quả thi
chưa thực sự chính xác. Kết quả khảo sát cho thấy nội dung quản lý ra đề kiểm tra, đề thi thực hiện ở mức trung bình. Các CBQL và GV nên xem xét lại khâu ra đề kiểm tra, đề thi để việc đánh giá kết quả học môn Tiếng Anh của HS được công bằng và khách quan hơn.
Qua kết quả khảo sát nội dung phân tích kết quả học tập của HS có hầu hết CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình và chưa tốt. Các bài kiểm tra của HS mới chỉ dừng lại ở mục tiêu dùng để đánh giá chất lượng chứ chưa được so sánh trong suốt quá trình học hoặc giữa các nhóm, các lớp để thấy được sự tiến bộ hay sa sút của HS. BGH nhà trường cũng có trao đổi với GV vể kết quả các bài kiểm tra nhưng rất hạn chế. Trên thực tế chỉ là những bài kiểm tra có kết quả quá bất thường và việc cùng trao đổi với GV để tìm ra nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục cũng chưa thường xuyên.
2.4.1.5. Quản lý nề nếp lên lớp của GV và vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học
Quản lý nề nếp dạy học tốt là xây dựng nhà trường có độ ổn định cao về tổ chức hoạt động sư phạm, tinh thần cộng đồng trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học. Ngoài việc chuẩn bị bài dạy chu đáo thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng góp phần khơng nhỏ cho sự thành cơng của giờ lên lớp. Các thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh bao gồm chủ yếu là: Đầu video, các băng đĩa, các thiết bị trình chiếu, tranh ảnh trực quan. Khai thác triệt để thiết bị dạy học nhà trường hiện có kết hợp với phương pháp dạy học hợp lý sẽ nâng cao tính tích cực hóa q trình nhận thức và phát triển năng lực sáng tạo của HS. Hiệu trưởng nhà trường cần chú ý những nội dung quản lý trong bảng khảo sát 2.13 sau đây.
Bảng 2.13: Thực trạng quản lý nề nếp lên lớp của GV và vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học
TT Nội dung Mức độ thực hiện(%) Rất tốt Tốt TB Chƣa tốt CB QL GV QL CB GV CB QL GV QL CB GV 1 Xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của GV
65 80 35 28 0 2 0 0
2 Có kế hoạch quản lý việc thực hiện
quy định nêu trên 50 55 36 29 13 16 0 8
3
Thường xuyên kiểm tra đối chiếu sổ báo giảng với sổ đầu bài, kế hoạch giảng dạy
0 5 8 15 45 38 47 42
4 Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời 54 51 30 32 10 17 6 0
5
Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại
8 5 16 10 20 15 58 70
6
Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng
phương pháp,
phương tiện dạy học hiện đại 0 0 25 16 54 62 21 22 7