Biện pháp 5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

3.2. Các biện pháp quản lý năng lực sư phạm cho giáo viên trường THPT Bất

3.2.5. Biện pháp 5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên theo

từng tiêu chuẩn, tiêu chí

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận định thực trạng của nhà trường thông qua kiểm tra đánh giá về chất lượng giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh, việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, thực hiện quy chế chuyên môn và việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Kiểm tra đánh giá giúp cho đội ngũ quản lý tập trung vào việc nhận ra các năng lực mà mỗi giáo viên chưa đáp ứng được so với yêu cầu về năng lực sư phạm cần có và chuẩn năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT.

Việc kiểm tra đánh giá phải thực hiện được các mục tiêu sau:

- Phát hiện những biểu hiện vi phạm các quy định về chuyên môn để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh và tìm biện pháp khắc phục.

- Giúp giáo viên có ý thức và tăng cường đầu tư vào bài soạn từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy.

- Qua kiểm tra, đánh giá có thể khơi dậy khả năng tự bộc lộ, tự điều chỉnh những mặt còn hạn chế, những năng lực chưa đáp ứng được các yêu cầu của mỗi giáo viên đồng thời nhằm động viên, khuyến khích giáo viên phát huy mặt tốt.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá năng lực của giáo viên thông qua giảng dạy, thông qua giáo dục học sinh. Việc kiểm tra dựa trên các yêu cầu về năng lực sư phạm đối với giáo viên và chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT.

Kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua việc thực hiện quy chế chuyên môn: quy định về chương trình, nội dung giờ dạy trên lớp, cơng tác chuẩn bị giáo án, việc kiểm tra đánh giá cho điểm, việc sử dụng đồ dùng dạy học, việc ra, vào lớp, việc quản lý và sử dụng hồ sơ chuyên môn.

Kiểm tra kết quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên thể hiện qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở một số nội dung sau: kiểm tra định kỳ, số lên lớp, số tốt nghiệp, từ đó có thể nắm được năng lực của giáo viên.

Ngoài ra, cần phải kiểm tra, đánh giá việc tham gia các công tác khác của giáo viên như: Công tác chủ nhệm, hoạt động ngoại khóa, cơng tác xã hội hóa, cơng tác đồn thể hay thông qua điều hành họp cha mẹ học sinh.

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

Phổ biến chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT đến từng giáo viên, tổ chức cho toàn thể giáo viên học tập quy chế chuyên môn, nắm vững quy định về phân phối chương trình bộ mơn. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra.

Tổ chức thao giảng, dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm các giờ dạy trong các đợt thi đua của nhà trường.

Tổ chức kiểm tra chuyên môn định kỳ và đột xuất đối với giáo viên và tổ chuyên môn.

Tiếp cận vấn đề một cách tồn diện từ vi mơ đến vĩ mô, cần thu thập thông tin đa chiều, từ nhiều nguồn, xử lý thông tin khoa học để kết luận chính xác, khách quan. Trên cơ sở đó đánh giá, xếp loại giáo viên, xác định yêu cầu bồi dưỡng đối với từng giáo viên theo các tiêu chí để phát huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế.

Thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khuyến khích giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đảm bảo ngày công và thực hiện tốt nội quy nề nếp của nhà trường.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, cơng bằng và dân chủ. Đảm bảo ổn định về nề nếp kiểm tra, đánh giá, triển khai và làm đủ, làm đúng các yêu cầu của các tiêu chí đặt ra trước khi kiểm tra, đánh giá.

Nhà trường cần đề ra những văn bản quy định cụ thể áp dụng trong cơ quan về việc thực hiện quy chế chuyên môn, nề nếp soạn giảng của giáo viên. Những văn bản này phải dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT về quyền lợi trách nhiệm, nghĩa vụ của giáo viên và được cơng khai hóa về nội dung những vấn đề được kiểm tra để giáo viên được biết.

Cần có kế hoạch và lịch kiểm tra của Hiệu trưởng,Tổ chuyên môn trong cả năm học một cách cụ thể, rõ ràng để giáo viên biết và chủ động thực hiện. Cần xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra, thời gian, phương pháp kiểm tra, kiểm tra định kỳ hay đột xuất. Ban giám hiệu cần kết hợp với Công đồn, Tổ trưởng chun mơn, Đoàn thanh niên, thanh tra nhân dân trong việc theo dõi, kiểm tra đánh giá trình độ chun mơn, nghiệp vụ; kiểm tra hồ sơ chuyên môn và các loại hồ sơ sổ sách trong công tác kiêm nhiệm của

mỗi giáo viên.

Nhà trường cần có nguồn kinh phí thỏa đáng để động viên, khen thưởng kịp thời các giáo viên có thành tích tốt trong các phong trào thi đua.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và điều kiện thực hiện

Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Khơng có biện pháp nào vạn năng. Mỗi biện pháp có ưu thế riêng nhưng lại có nhược điểm riêng. Chính vì vậy chúng ta nên dùng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Phải tuỳ theo cơng việc, con người, hồn cảnh cụ thể mà lựa chọn các biện pháp thích hợp.

Qua thực tiễn ở đơn vị tôi, các biện pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất. Mỗi biện pháp khi đứng riêng lẻ thì nó ít có giá trị nhưng khi có sự phối hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên.

Trong các biện pháp trên: biện pháp “Tạo môi trường thuận lợi và tạo

động lực thúc đẩy giáo viên phát huy năng lực sư phạm của mình” có ý nghĩa

tiên quyết vì nếu có động lực thì tất cả các hoạt động sẽ đảm bảo tốt hơn. Biện pháp “Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của giáo viên” là biện pháp trọng tâm vì nó cho biết thực trạng về năng lực của giáo viên theo các yêu cầu từ đó nhà quản lý có kế hoạch quản lý nâng cao theo từng yêu cầu. Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện trong sơ đồ bảng 3.1.

[1]: Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của giáo viên.

[2]: Lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên theo mức độ năng lực của

đối tượng.

[3]: Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị trường học.

[4]: Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát

huy năng lực sư phạm của mình.

[5]: Tăng cường cơng tác kiểm tra, đánh giá giáo viên theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)