Khái niệm năng lực và năng lực sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.5. Khái niệm năng lực và năng lực sư phạm

1.2.5.1. Năng lực

Đối với đội ngũ giáo viên, năng lực được hiểu trên cơ sở hệ thống những tri thức mà người giáo viên được trang bị, họ phải hình thành và nắm vững hệ thống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả. Kỹ năng của người giáo viên được hiểu là khả năng vận dụng kiến thức thu được vào hoạt động sư phạm biến nó thành kỹ năng, kỹ xảo (kỹ xảo là kỹ năng đạt tới mức thành thạo, thuần thục).

Nói đến năng lực con người trước hết chúng ta cần phải hiểu được; năng lực của con người là có đủ khả năng làm một cái gì đó. Nói một cách khoa học: “Năng lực là tổng thể những thuộc tính độc đáo của một cá nhân phù hợp với một hoạt động nhất định và làm cho hoạt động đó đạt hiệu quả”.

Trong tâm lí học, khái niệm năng lực được hiểu như là một tổ hợp các phẩm chất sinh lí – tâm lí phù hợp với yêu cầu của một hoạt động hoặc một lĩnh vực hoạt động nào đó, nó là cơ sở đảm bảo cho hoạt động của con người đạt hiệu quả cao.

1.2.5.2. Năng lực sư phạm

Dạy học nói chung và dạy học ở trường THPT nói riêng là một nghề mà bất cứ ai muốn hành nghề đều cần được đào tạo một cách chuyên biệt trong các trường sư phạm.

- Năng lực sư phạm nói chung: Năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm lý cá nhân của nhân cách đáp ứng yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công trong việc nắm vững và thực hiện hoạt động ấy”.

- Năng lực sư phạm: là khả năng của người giáo viên có thể thực hiện những hoạt động sư phạm. Giáo viên có năng lực sư phạm là người đã tích lũy được vốn tri thức, hiểu biết và kĩ năng nhất định để làm tốt hoạt động giảng dạy và giáo dục.

Mối quan hệ giữa năng lực và kĩ năng: Năng lực và kĩ năng có mối quan hệ chặt chẽ, năng lực sư phạm là thuộc tính là đặc điểm của nhân cách, còn kĩ năng sư phạm là những thao tác riêng của hoạt động sư phạm trong các dạng hoạt động cụ thể. Khi một giáo viên có năng lực sư phạm tốt thì thơng qua các giờ giảng bài của họ mọi người sẽ thấy được những thao tác, những cách thức tổ chức linh hoạt, hợp lí với mọi đối tượng học sinh.

- Năng lực giảng dạy là một thành tố cấu thành năng lực sư phạm, nó giúp cho giáo viên thực hiện hoạt động giảng dạy có hiệu quả và có chất lượng. Năng lực này bao gồm số kĩ năng tương ứng như; kĩ năng lựa chọn và vận dụng nội dung dạy học, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thuộc môn học; kĩ năng soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cũng như hoạt động độc lập; kĩ năng kèm cặp và giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi; kĩ năng sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học; kĩ năng phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh nắm được thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục.

- Cùng với năng lực giảng dạy, người giáo viên ở bất kì cấp học nào cũng cần có năng lực giáo dục (theo nghĩa hẹp). Năng lực giáo dục cũng là một thành tố quan trọng của năng lực sư phạm, bao gồm trong nó những kĩ năng chuyên biệt về giáo dục như; kĩ năng sử dụng các phương pháp, hình thức giáo dục trẻ; kĩ năng tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục; kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục nội khóa; v.v...

đó là:

+ Năng lực thuộc về nhân cách: Lòng yêu thương là phẩm chất cơ bản trong cấu trúc nhân cách sư phạm. Năng lực tự kiềm chế và tự chủ là một phẩm chất quan trọng đối với giáo viên, đòi hỏi giáo viên trong mọi tình huống, mọi hồn cảnh đều làm chủ được bản thân mình, điều khiển được tình cảm tâm trạng của mình; năng lực điều khiển được các trạng thái tâm lí, tâm trạng của mình để sao cho giáo viên ln tỉnh táo giải quyết mọi chuyện xảy ra trên lớp. Đây là một năng lực đặc biệt đối với mỗi giáo viên, không phải ai cũng giống ai, không thể đào tạo hay bồi dưỡng để họ có năng lực này giống nhau. Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong các điều kiện khác nhau về nguồn gốc ghen, mơi trường sống, mơi trường học tập từ đó hình thành trong họ năng lực về nhân cách có sự khác nhau. Năng lực về nhân cách chính là cơ sở quan trọng nhất để nói về sự tâm huyết của mỗi giáo viên với nghề. Khi người giáo viên có năng lực về nhân cách tốt thì họ sẽ quan tâm đến việc chất lượng giờ dạy của mình có giúp gì cho học sinh khơng, họ sẽ tìm hiểu kỹ về điều kiện của từng học sinh để từ đó có thể giúp các em có một hứng thú trong giờ học, từ đó các em thích học và kết quả học tập sẽ tốt hơn.

+ Năng lực dạy học: Bao gồm năng lực chuẩn bị, năng lực thực hiện, năng lực sử dụng ngôn ngữ của giáo viên, năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học, năng lực hoạt động trong và ngoài trường, năng lực kiểm tra đánh giá. Năng lực dạy học là một năng lực rất quan trọng của người giáo viên, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của bài dạy. Để có một bài dạy tốt, giáo viên phải có khả năng thiết kế, chế biến tài liệu học tập đảm bảo tính logic, đặc điểm nhận thức của học sinh. Trước mỗi bài dạy người giáo viên cần có sự chuẩn bị về các bước lên lớp, các nội dung cơ bản của bài dạy, các phương pháp, phương tiện phù hợp với nội dung bài dạy.

+ Năng lực tổ chức, giao tiếp: Năng lực tổ chức thể hiện ở hai mặt. Tổ chức tập thể học sinh và tổ chức cơng việc của chính mình. Năng lực này được thể hiện qua tính cẩn thận và chính xác khi lập kế hoạch hoạt động và

kiểm tra hoạt động; năng lực giao tiếp là năng lực thiết lập các mối quan hệ qua lại đúng đắn giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể, có tính đến đặc điểm cá nhân và lứa tuổi. Ngày nay, việc tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy và trị trong q trình dạy học là một việc khơng đơn giản đối với mỗi giáo viên. Do hệ thống mạng Internet phát triển mạnh, nhiều học sinh có thể nghiên cứu trước nội dung bài học trên Internet, nguồn kiến thức trên Internet có thể nói rất đa dạng nếu người thầy khơng có cách thức tổ chức hợp lý thì giờ học sẽ khiến học sinh chán nản, không muốn nghe. Khi học sinh khơng có hứng thú với việc tổ chức giảng dạy của giáo viên thì các em sẽ có những hoạt động riêng, đây là một trong những nguyên nhân tạo nên ức chế trong giao tiếp giữa thầy và trò khiến cho quan hệ giữa thầy và trị dần có một khoảng cách.

Khi đội ngũ giáo viên có đầy đủ các năng lực điển hình trong các năng lực sư phạm: Năng lực hiểu học sinh; năng lực tự học, tự bồi dưỡng; năng lực thiết kế bài giảng; năng lực dạy học; năng lực ngôn ngữ; năng lực lời nói; năng lực giao tiếp; năng lực kéo léo ứng xử sư phạm; năng lực tổ chức thì việc giảng dạy và giáo dục học sinh sẽ là một quá trình kết hợp khéo léo giữa thầy và trò để học sinh đạt kết quả cao trong việc chiếm lĩnh tri thức và hình thành nhân cách của bản thân.

Đối chiếu với chuẩn đánh giá giáo viên trung học phổ thông (theo thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT. Khi giáo viên có đủ năng lực sư phạm thì việc thực hiện theo chuẩn, đánh giá theo chuẩn luôn luôn được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)