Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 66)

Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong quá trình thực hiện. Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý năng lực sư phạm của giáo viên THPT đã trình bày ở chương 1, căn cứ vào kết quả nghiên cứu theo khảo sát thực trạng quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường THPT Bất Bạt huyện Ba Vì thành phố Hà Nội ở chương 2 và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và các văn bản pháp quy của nhà nước, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường THPT Bất Bạt huyện Ba Vì thành phố Hà Nội. Các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc chủ yếu sau:

3.1.1. Nguyễn tắc đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa

Nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên trường THPT Bất Bạt - Ba Vì - Hà Nội phải thực sự dựa vào những nội dung và phương pháp của các biện pháp trước đây và hiện nay đang thực hiện có hiệu quả. Biện pháp mới đề xuất khơng phủ định tồn bộ cái đã có, mà chỉ phủ định tính lỗi thời, sự lạc hậu và sự không phù hợp của các biện pháp trước đây và hiện nay một cách biện chứng. Các biện pháp mới sẽ kế thừa đầy đủ các tinh hoa chọn lọc để biện pháp mới hoàn thiện hơn và thực hiện đem lại hiệu quả cao hơn. Phải tiếp cận quá trình quản lý năng lực sư phạm theo quan điểm hệ thống, từ đó đề xuất các biện pháp đảm bảo sự thống nhất, liên tục, ăn khớp nhau trong việc sắp xếp, lựa chọn. Nhờ đó q trình tổ chức thực hiện các biện pháp không chồng chéo nhau, không mâu thuẫn nhau cả nội dung lẫn tư tưởng chỉ đạo. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ phát huy đầy đủ, phối hợp chặt chẽ, kết hợp tối ưu các tác động sư phạm trong nhà trường, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý hiệu quả.

Trên cơ sở lý luận khoa học về quản lý giáo dục vận dụng nghiên cứu khảo sát thực trạng quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường THPT Bất Bạt - Ba Vì - Hà Nội, xem xét đề xuất những biện pháp đã làm tốt thì tiếp tục duy trì, phát huy, chưa hồn thiện thì tiếp tục đề xuất hoàn thiện; những nội dung thực hiện chưa tốt thì cần được loại bỏ cách làm lạc hậu, đề xuất cách làm mới hiệu quả hơn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào tình hình thực tiễn và phù hợp với yêu cầu về chuẩn năng lực của giáo viên THPT. Biện pháp được đề xuất sẽ kịp thời khắc phục những bất cập, yếu kém đang tồn tại về năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trường THPT Bất Bạt huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội. Tính thực tiễn thể hiện biện pháp đề xuất phù hợp với xu thế của thời đại, sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, nhất là khoa học giáo dục trong giai đoạn hiện tại.

Tính thực tiễn còn thể hiện phù hợp với sự phát triển, điều kiện thực hiện ở trường THPT Bất Bạt - Ba Vì - Hà Nội. Có như vậy mới khai thác được tiềm năng của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh của trường làm cho năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên ngày một tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của nhà trường nói riêng và của tồn ngành giáo dục nói chung.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo viên phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế đảm bảo tính khả thi cao.

Chúng ta biết rằng việc quản lý năng lực sư phạm của giáo viên chỉ có thể làm tốt khi mọi người nhận thức được tầm quan trọng của năng lực sư phạm trong hoạt động sư phạm của mình. Vấn đề này mỗi giáo viên khơng thể có năng lực đáp ứng được tất cả các yêu cầu mà cần phải có các biện pháp quản lý hỗ trợ. Căn cứ vào tình hình về đội ngũ giáo viên của nhà trường và

thực trạng quản lý năng lực sư phạm của trường THPT Bất Bạt, các biện pháp quản lý đề xuất cần khắc phục được những hạn chế trong việc quản lý năng lực sư phạm và đảm bảo tính khả thi trong việc quản lý năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, căn cứ vào kế hoạch, các văn bản hướng dẫn của ngành giáo dục, đào tạo nói chung và của trường THPT Bất Bạt nói riêng.

Các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải có mối quan hệ gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp khi triển khai thực hiện không những không loại trừ nhau, mà ngược lại đều có ảnh hưởng tốt lẫn nhau, tăng tính hiệu quả cho nhau, đồng thời khi thực hiện các biện pháp thì khơng thể khơng có biện pháp đang được thực hiện. Tính đồng bộ của các biện pháp sẽ làm tăng hiệu quả của từng biện pháp và đảm bảo sự thành công của việc quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường THPT Bất Bạt huyện Ba Vì thành phố Hà Nội.

3.2. Các biện pháp quản lý năng lực sƣ phạm cho giáo viên trƣờng THPT Bất Bạt huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội

3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của giáo viên

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về quản điểm của Đảng; chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành giáo dục.

Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trường trung học phổ thông trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà đồng thời giúp cho người giáo viên tiếp cận với quan điểm quản lý mới: “Quản lý theo chuẩn” . Mỗi một giáo viên THPT phải tìm hiểu về chuẩn nghề nghiệp của mình trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tăng cường và nâng cao cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách nhà giáo thông qua nội dung cụ thể sau:

- Các văn bản về đường lối chính sách của Nhà nước và của ngành; nhiệm vụ và kế hoạch năm học.

- Bồi dưỡng quan điểm nhận thức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa tri thức bộ mơn và đổi mới phương pháp giảng dạy.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Tổ chức học tập, nghe phổ biến các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các hướng dẫn, chỉ thị năm học.

- Thông qua các cuộc thi tìm hiểu về luật giáo dục, điều lệ trường THPT để giúp cho mỗi giáo viên hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong công cuộc giáo dục hiện nay.

- Triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 5/6/2003 của Bộ GD&ĐT.

- Tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị nhân các ngày lễ lớn. các ngày kỷ niệm 3/2, ngày 20/11, ngày 22/12, ngày 19/5 cho toàn thể cán bộ giáo viên với nội dung và hình thức giáo dục phong phú. Làm tốt công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, nhân cách nhà giáo.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Căn cứ vào từng loại hình bồi dưỡng và theo chức năng nhiệm vụ được giao, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT và của Bộ GD&ĐT.

- Nhà trường có kế hoạch chi tiêu nội bộ hàng năm trong đó có các khoản hỗ trợ kinh phí để tổ chức các ngày kỷ niệm, lồng ghép các nội dung, bồi dưỡng báo cáo viên, mua tài liệu, khen thưởng.

3.2.2. Biện pháp 2. Lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên theo mức độ năng lực của đối tượng năng lực của đối tượng

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của việc lập kế hoạch là giúp cho các nhà quản lý hồn tồn chủ động và có bước đi phù hợp trong công tác bồi dưỡng GV, đảm bảo cho công tác quản lý bồi dưỡng GV đi vào nề nếp và thực hiện theo trình tự hợp lý. Tạo ra khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng một cách hợp lý, giúp các nhà quản lý thực hiện tốt chức năng kiểm tra.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Tuân thủ nội dung của chức năng “kế hoạch hóa” để xác định mục tiêu, xác định nội dung và phương thức thực hi ện việc bồi dưỡng cũng như chu ẩn bi ̣các điều kiện cho việc hiện thực kê ́ hoạch bồi dưỡng, chuẩn hóa cho GV.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Chuẩn bị xây dựng kế hoạch:

Trên cơ sở thông tin về đặc điểm của những yếu tố c ó liên quan, BGH nhà trường cần xác định mục tiêu cụ thể cho các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn và phác thảo sơ bộ các bước đi.

Dự thảo kế hoạch;

Thông qua dự thảo kế hoạch.

Kế hoạch được thông qua nghĩa là đã thể chế hóa được cơng tác bồi dưỡng. Do đó kế hoạch này phải được phổ biến tới tất cả các bộ phận có liên quan: BGH, Chi bộ đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên, tổ chuyên môn, đội ngũ cốt cán và toàn thể giáo viên.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Các bộ phận liên quan phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người lập kế hoạch. Người lập kế hoạch phải giữ được mối liên hệ chă ̣t chẽ với đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý giáo dục cấp trên.

3.2.3. Biện pháp 3. Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị trường học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất - thiết bị trường học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học ở mỗi nhà trường. Muốn nâng cao được năng lực sư phạm của giáo viên thì phải tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường theo chủ chương kiên cố hóa hệ thống trường lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Nhà trường cần nhanh chóng xây dựng đủ các phịng học bộ mơn trên cơ sở phịng học đã có hoặc xây mới. Phịng học bộ mơn ở đây hiểu là phòng học riêng cho từng bộ môn hoặc liên môn, tại phịng đó được trang bị hệ thống phương tiện nghe nhìn và hệ thống thiết bị giáo dục, hệ thống bàn nghế phù hợp với đặc trưng bộ mơn.

Cần có kế hoạch xây dựng khu sân chơi, bãi tập đúng tiêu chuẩn, sạch sẽ, thân thiện giúp các em có những giây phút thoải mái sau những giừo học căng thẳng, có như thế mới giúp các em tiếp thu bài tốt hơn, nâng cao được kiến thức và đạt hiệu quả cao trong mọi hoạt động.

Đầu tư các phương tiện hỗ trợ dạy - học, có đủ máy vi tính để học sinh học tập và thực hành, có đầy đủ các phòng nối mạng Internet để giáo viên và học sinh truy cập, khai thác dữ liệu và trao đổi thơng tin, tìm kiếm thơng tin, có các phịng vi tính đa năng để hỗ trợ việc dạy và học.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành

Tổ chức bồi dưỡng hoặc cử cán bộ, giáo viên tham gia đầyđủ các lớp tập huấn về sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, phải có những nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học.

Tổ chức cho giáo viên và học sinh làm quen các thiết bị hiện đại, nắm vững các thao tác đơn giản, biết vận hành thiết bị đồng thời phải biết vận dụng thiết bị đúng yêu cầu nội dung bài dạy.

Nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về vị trí, vai trị của cơ sở vật chất nói chung và của thư viện trường học nói riêng, thấy rõ tầm quan trọng của sách - thiết bị trong việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên. Chỉ đạo cán bộ thư viện, thiết bị làm đúng chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên đầu tư sách cho thư viện theo đề nghị của giáo viên và yêu cầu của các tổ nhóm chun mơn.

Xây dựng phòng học đúng quy cách và trang bị thiết bị cần thiết đản bảo chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tạo điều kiện cho cán bộ thư viện, nhân viên thiết bị được đi tập huấn, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn cho nhà trường.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi cá doanh nghiệp đầu tư, tư nhân ủng hộ, sự đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh….

3.2.4. Biện pháp 4. Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát huy năng lực sư phạm của mình giáo viên phát huy năng lực sư phạm của mình

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Một môi trường thuận lợi để giáo viên phát huy năng lực sư phạm là rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Khi có được mơi trường thuận lợi và động lực thì hiệu quả của việc giảng dạy và giáo dục được nâng lên. Có một động lực để làm việc là một điều không chỉ trong giáo dục cần thiết mà còn cần thiết đối với tất cả các ngành các nghề.

Xây dựng đội ngũ đoàn kết, thống nhất hướng tới những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp.

Tạo bầu khơng khí lành mạnh và đời sống văn hóa tinh thần cao của tập thể sư phạm, thúc đẩy lịng nhiệt tình lao động, phát huy trí tuệ, tài năng của mỗi giáo viên là động lực để khích lệ mỗi giáo viên phấn đấu vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

kinh tế, hoàn cảnh riêng của mỗi giáo viên. Quyết định chính xác, hợp tình hợp lý trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo viên góp phần xây dựng một đội ngũ nhà giáo đoàn kết, vững mạnh.

Chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên thông qua: Tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập chính đáng cho giáo viên để họ thực sự an tâm công tác và đầu tư cho công tác giảng dạy.

Động viên kịp thời và khích lệ giáo viên trong giảng dạy và cơng tác. Đảm bảo mọi chế độ chính sách cho giáo viên.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Cải thiện điều kiện việc làm, nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần cho giáo viên.

Tạo bầu khơng khí sư phạm, đồn kết thân ái trong nhà trường.

Quan tâm đến hồn cảnh riêng của từng giáo viên. Cần nhìn nhận một cách khách quan với mọi người trong mọi hoạt động với thái độ thân ái, cơng tâm. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn đến mọi thành viên trong nhà trường.

Luôn chú ý xây dựng môi trường sư phạm làh mạnh, tạo điều kiện về các phương tiện thơng tin, gaiỉ trí phục vụ cho sinh hoạt.

Tổ chức tốt các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, tổ chức các buổi tham quan du lịch hàng năm.

Chăm lo đến đời sống vạt chất cho giáo viên: Quan tâm kịp thời các chế độ chính sách cho giáo viên (nâng lương, khen thưởng, chế độ nghỉ ốm, tham quan, học tập…)

Quan tâm đến chế độ hỗ trợ cho giáo viên có hồn cảnh khó khăn.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

Ban giám hiệu nhà trường kết hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong và ngồi nhà trường ln quan tâm đến chính sách, chế độ và chăm lo bảo vệ quyền lơi hợp pháp, chính đáng của giáo viên.

Nhà trường động viên các giáo viên hưởng ứng các phong trào thi đua,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)