1.3.1. Yêu cầu về năng lực dạy học
1.3.1.1.Yêu cầu về năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học
Để lập được một kế hoạch dạy học cho mơn học thì người giáo viên trước hết phải có sự chuẩn bị trước khi bắt tay vào việc lập kế hoạch, sự chuẩn bị càng kỹ bao nhiêu thì kế hoạch càng khả thi bấy nhiêu. Đối với một giáo viên thì việc chuẩn bị lập kế hoạch dạy môn học cần:
Sử dụng được các phương pháp và kỹ thuật tìm hiểu học sinh để xác định được trình độ học lực, hứng thú học tập và phong cách học tập của HS;
Phân tích được chương trình mơn học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng mơn học đối với từng lớp và tồn cấp;
Xác định được các điều kiện cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của trường phục vụ cho dạy học môn học;
Xác định được các yếu tố kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương nhằm hỗ trợ cho việc dạy học gắn với thực tiễn.
1.3.1.2. Yêu cầu về năng lực lập kế hoạch dạy học môn học
Thiết kế được cấu trúc kế hoạch môn học đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá;
Xác định mục tiêu dạy học môn học, từng chương đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm địa phương;
Xác định thời lượng cho các chủ đề nội dung phù hợp với logic, trọng số các nội dung, với đặc điểm học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm địa phương;
Xác định được các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng chủ đề, với đặc điểm học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm địa phương;
Xác định được nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với mục tiêu, chuẩn kết quả học tập mỗi chương, mỗi phần của chương trình.
1.3.1.3. Yêu cầu về năng lực lập kế hoạch bài học
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, chuẩn bị các phương tiện, đồ dụng dạy học, xác định được kiến thức đã có của học sinh liên quan đến bài học mới, dự kiến các tình huống nảy sinh, hệ thống các bài tập, câu hỏi theo các mục đích khác nhau;
Xác định được mục tiêu bài học theo hướng hình thành năng lực, thể hiện tính tích hợp và phân hóa theo các bậc nhận thức, phù hợp với các loại đối tượng học sinh trong lớp và biểu đạt mục tiêu thành các dấu hiệu có thể quan sát, đo lường được;
Xác định được hình thức tổ chức tự học của học sinh ở nhà với các phương pháp giúp học sinh tự học và kiểm tra, đánh giá kết quả tự học;
Thiết kế được các hoạt động học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh và phù hợp với từng loại đối tượng học sinh;
Lựa chọn hợp lí các thiết bị dạy học và xác định được thời điểm, phương pháp sử dụng;
Phân phối thời gian hợp lí cho các hoạt động trên lớp; Dự kiến được các tình huống có thể nảy sinh và cách xử lí.
1.3.1.4. Yêu cầu về năng lực tổ chức dạy học trên lớp
Khi các khâu chuẩn bị đã đảm bảo tốt thì người giáo viên lê lớp cịn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức dạy học trên lớp. Nếu năng lực này khơng
đảm bảo thì khó có được một giờ dạy hiệu quả. Để đảm bảo tốt về năng lực này thì mỗi giáo viên cần phải hội tụ đủ các yêu cầu sau:
Quản lí được lớp học, lơi cuốn được tồn thể học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập trên lớp;
Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học đảm bảo được các yêu cầu về kĩ thuật và nguyên tắc sư phạm;
Trình bày bảng hợp lí, lời nói rõ ràng, mạch lạc, thu hút sự chú ý của học sinh;
Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật thu thông tin phản hồi để kịp điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp; xử lí hợp lí các tình huống nảy sinh; Giao tiếp thân thiện, tơn trọng, khích lệ học sinh, tạo được môi trường học tập tương tác;
Tự đánh giá được mức độ đạt được mục tiêu bài học.
1.3.1.5. Yêu cầu về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Đây là một năng lực mà nếu giáo viên làm tốt thì là niềm động viên khích lệ đối với mỗi học sinh, ngược lại nó sẽ gây ảnh hưởng khơng tốt, đơi khi cịn khiến học sinh chán học. Vì vậy để năng lực này đảm bảo đối với mỗi giáo viên thì cần có các yêu cầu:
Xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cho cả năm, từng học kì và từng tuần;
Lựa chọn được các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục đích của kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì, tổng kết theo hướng xác định mức độ năng lực học sinh;
Sử dụng được các kĩ thuật để thiết kế đề kiểm tra, đánh giá đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị của đề kiểm tra;
Chỉ ra được những ưu điểm, sai sót của học sinh trong chấm bài và tổ chức trả bài để giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học của mình;
Tổ chức được hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tự điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh;
Sử dụng được thông tin phản hồi từ kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học;
Sử dụng được một số phần mềm thông dụng trong kiểm tra, đánh giá.
1.3.1.6. Yêu cầu về năng lực quản lý hồ sơ dạy học
Công việc này tưởng như đơn giản đối với mỗi giáo viên, nhưng thực tế thì khơng hẳn như vậy. Khi một giáo viên biết quản lý hồ sơ dạy học thì người đó ln có được một cái nhìn tổng thể đối với mỗi công việc cần làm, từ đó có định hướng và cách giải quyết vấn đề hợp lý hơn. Năng lực này được đảm bảo khi mỗi giáo viên có đủ các yêu cầu sau:
Lập được hồ sơ dạy học với từng tệp riêng chứa đựng các thông tin hỗ trợ cho việc lập kế hoạch dạy học, theo dõi sự tiến bộ của học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém;
Sử dụng được công nghệ thông tin trong việc lập, bảo quản và sử dụng hồ sơ dạy học.
1.3.2. Yêu cầu về năng lực giáo dục
1.3.2.1. Yêu cầu về năng lực giáo dục qua dạy học
Thơng qua mỗi bài dạy ln có những tình huống, những vấn đề cụ thể địi hỏi mỗi giáo viên phải có cách giải quyết hợp lý, từ đó giáo dục học sinh về đạo lý, về kỹ năng xử lý một vấn đề trong thực tế. Điều này sẽ được thực hiện tốt khi mỗi giáo viên có đủ các yêu cầu sau:
Khai thác được tiềm năng giáo dục của nội dung, các hình thức tổ chức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực;
Khai thác được tiềm năng giáo dục qua việc xử lí các tình huống nảy sinh trong giờ học.
1.3.2.2. Yêu cầu về năng lực xử lý tình huống giáo dục
Tình huống sư phạm ln ln hiện hữu trong mỗi giờ giảng của giáo viên. Để giúp giáo viên xử lý tốt các tình huống giáo dục thì mỗi giáo viên cần có các yêu cầu sau:
Thu thập và xử lý được thông tin cần thiết để giải quyết tình huống; Lựa chọn và thực hiện được phương án giải quyết tình huống phù hợp nhất;
Lôi cuốn được học sinh tham gia vào toàn bộ q trình xử lí tình huống giáo dục;
Đánh giá được cách giải quyết tình huống và rút kinh nghiệm.
1.3.2.3. Yêu cầu về năng lực tư vấn cho học sinh
Đây là một trong những năng lực giúp cho mỗi giáo viên khẳng định vai trị của mình đối với học sinh. Tư vấn về tâm lý, về học tập, về nghề nghiệp… Việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải hội tụ đủ các yêu cầu sau:
Xây dựng được quan hệ thân thiện, tôn trọng, tin cậy với học sinh; Khơi gợi học sinh giãi bày vấn đề đang gặp phải;
Tư vấn cho học sinh lựa chọn quyết định và giải quyết vấn đề một cách tích cực, mang tính xây dựng.
1.3.2.4. Yêu cầu về năng lực phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục khác
Làm công tác giáo dục trong thời kỳ đất nước đang trên đà phát triển, cha mẹ học sinh thì quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế, khơng cịn thời gian để ý đến việc học tập và lớn lên của con em mình. Học sinh THPT là một đối tượng mà về tâm sinh lý đang có những thay đổi rõ rệt và đặc biệt là các em đã có khả năng tự lập, tự làm nhưng lại thiếu định hướng tốt, xã hội thì lại có rất nhiều điều lơi kéo. Vì vậy rất cần năng lực này của mỗi giáo viên để lớp lớp học sinh có được sự quan tâm chia sẻ giữa gia đình, giáo viên, xã hội. Mỗi giáo viên cần có các yêu cầu sau để đảm bảo năng lực này:
Xác định được lực lượng cần phối hợp để tác động đến học sinh hoặc để tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục khác dựa trên khả năng và ưu thế của họ;
Lập được kế hoạch phối hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với khả năng và ưu thế của từng lực lượng;
Đánh giá và rút được kinh nghiệm sau khi phối hợp.
1.3.2.5. Yêu cầu về năng lực xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp
Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp giúp cho mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm có được sự chuẩn bị chu đáo, có được cái nhìn khách quan đối với lớp học sinh chủ nhiệm, từ đó có cách giáo dục với mỗi học sinh. Năng lực này yêu cầu mỗi giáo viên cần:
Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật để xác định đặc điểm của cá nhân, tập thể học sinh và môi trường giáo dục;
Xây dựng được kế hoạch công tác chủ nhiệm đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu, nội dung, biện pháp, thời điểm, nguồn lực, kết quả mong đợi;
1.3.2.6. Yêu cầu về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục
Đây là một năng lực giúp cho mỗi giáo viên tổ chức cho nhóm học sinh, lớp học sinh tham gia các hoạt động, từ đó hình thành ở mỗi học sinh tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau. Để năng lực này được tốt thì mỗi giáo viên cần có đủ các yêu cầu sau:
Cố vấn cho học sinh thiết kế kịch bản tổ chức các dạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện;
Lôi cuốn sự tham gia của học sinh vào việc tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục;
Tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động và rút kinh nghiệm.
1.3.2.7. Yêu cầu về năng lực tổ chức giờ sinh hoạt lớp
Giờ sinh hoạt lớp là một việc làm hàng tuần với mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm, tổ chức được một giờ sinh hoạt tốt để từ đó giáo dục đạo đức cho mỗi học sinh là một việc làm không hề đơn giản. Năng lực tổ chức giờ sinh hoạt lớp đòi hỏi mỗi giáo viên cần làm tốt vai trò:
Cố vấn cho học sinh thiết kế nội dung chương trình sinh hoạt lớp;
Lơi cuốn sự tham gia của học sinh vào tổ chức và thực hiện giờ sinh hoạt lớp;
Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và rút kinh nghiệm.
1.3.2.8. Yêu cầu về năng lực giáo dục học sinh có hành vi khơng mong đợi
Trong q trình giảng dạy cũng như làm cơng tác chủ nhiệm mỗi giáo viên không thể tránh khỏi việc bắt gặp một học sinh có hành vi khơng mong đợi. Nếu giải quyết tốt đối với tình huống này thì mỗi giáo viên sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, ngược lại sẽ làm cho giáo viên cảm thấy chán nản đồng thời khi ta xử lý tốt tình huống thì học sinh có hành vi khơng mong đợi sẽ có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đây là một năng lực mang tính tâm lý giáo dục đòi hỏi mỗi giáo viên phải có các yêu cầu:
Xây dựng được kế hoạch giáo dục học sinh “cá biệt” trên cơ sở tìm hiểu, xác định được nguyên nhân, năng lực, sở trường, nhu cầu;
Phối hợp được với gia đình, giáo viên mơn học, tập thể lớp và các tổ chức xã hội trong và ngoài trường để giáo dục học sinh “cá biệt” có kết quả;
Ứng xử phù hợp với những dạng hành vi không mong đợi của học sinh; Khơi dậy được lòng tự trọng để học sinh tự hoàn thiện bản thân.
1.3.2.9. Yêu cầu về năng lực xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục
Hồ sơ chủ nhiệm là một tài liệu làm căn cứ khi cần thiết trong việc giáo dục học sinh vì vậy mỗi giáo viên cần có đủ các yêu cầu đối với năng lực này:
Xây dựng và cập nhật được hồ sơ chủ nhiệm;
Khai thác được hồ sơ chủ nhiệm để phục vụ cho việc đánh giá, ra các quyết định giáo dục và làm các loại báo cáo;
Bảo quản được hồ sơ về học sinh an tồn và bí mật.
1.3.2.10. Yêu cầu về năng lực kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục
Nghề giáo viên thì mỗi người ln phải thực hiện song song giữa giảng dạy và giáo dục. Ta ln kiểm tra đánh giá q trình giảng dạy mà ít người quan tâm đến việc đánh giá kết quả giáo dục. Việc đánh giá kết quả giáo dục lại rất cần thiết để từ đó ta có thể giúp cho mỗi học sinh hình thành ý thức đạo đức tốt. Năng lực này yêu cầu mỗi giáo viên cần:
Xác định hình thức, phương pháp, kĩ thuật thiết kế công cụ đánh giá đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị;
Sử dụng công cụ để thu thập thông tin đa chiều từ nhiều nguồn khác nhau; Xử lí, phân tích thơng tin để đưa ra kết luận đánh giá khách quan, khích lệ; Tổ chức được hoạt động tự đánh giá và điều chỉnh kết quả giáo dục của học sinh;
Sử dụng kết quả đánh giá để hướng dẫn học sinh tự giáo dục; để giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục, phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục khác và để xây dựng kế hoạch cho giai đoạn sau.
1.3.3. Yêu cầu về năng lực phát triển nghề nghiệp
1.3.3.1. Yêu cầu về năng lực tự đánh giá và phát triển trình độ nghề nghiệp
Mỗi giáo viên ln phải biết rõ mặt mạnh, mặt yếu của chính mình để từ đó có kế hoạch tự điều chỉnh cho bản thân, giúp cho mình hồn thiện hơn và ln đảm bảo được các yêu cầu về nghề nghiệp trong cuộc sống. Năng lực này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có các yêu cầu sau:
Đối chiếu, so sánh năng lực của bản thân với chuẩn NVSP để nhận ra những mặt mạnh và hạn chế;
Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để nâng cao trình độ nghề nghiệp của bản thân;
Huy động và sử dụng các nguồn lực khách quan và chủ quan để thực hiện được kế hoạch đặt ra;
Tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch dựa trên các minh chứng về sự tiến bộ nghề nghiệp.
1.3.3.2. Yêu cầu về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục
Khi có năng lực nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho mỗi giáo viên có được một lượng thơng tin từ khoa học, từ xã hội để làm cơng cụ hỗ trợ cho mình trong mỗi giờ dạy hay tư vấn cho học sinh. Yêu cầu đối với mỗi giáo viên là: