7. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học và công tác quản lý hoạt động dạy
2.3.4. Nguyên nhân và các vấn đề đặt ra
2.3.4.1. Nguyên nhân
- Hiệu trưởng chưa xây dựng được kế hoạch chuyên đề về quản lý hoạt động dạy học cho cả giai đoạn và cho từng năm học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
- Trong công tác tổ chức và chỉ đạo các hoạt động quản lý dạy học chưa đồng bộ, chưa thường xuyên.
- Công tác kiểm tra – đánh giá hoạt động quản lý dạy học chưa được chú trọng, mang tính hình thức nhiều và mang tính chủ quan cá nhân của người đứng đầu cơ quan.
2.3.4.2. Các vấn đề đặt ra cho người hiệu trưởng
- Hiểu rõ thực trạng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ, thách thức đối với nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch dạy học của nhà trường cho cả giai đoạn và cho từng năm học.
- Trong công tác tổ chức, chỉ đạo cần bám sát vào đường lối chủ trương, nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường. Cần thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh bổ sung khi có bất cập.
- Tăng cường các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động dạy và hoạt động học và nền nếp dạy học. Trong đó, then chốt là các đổi mới PPDH và kiểm tra – đánh giá.
- Hiệu trưởng cần tăng cường công tác kiểm tra – đánh giá khách quan, công bằng, thúc đẩy động lực cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ; đồng thời chú
ý đến động viên, khen thưởng kịp thời với những thành tích mà giáo và học sinh đạt được.
--------------------
Tiểu kết chƣơng 2
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH ở 4 trường THPT công lập huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, tác giả nhận thấy nổi bật lên một số vấn đề:
- Hiệu trưởng các trường đã cố gắng thực hiện Chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Thái Bình.
- Tuy nhiên ở mỗi nhà trường nói riêng và các trường THPT huyện Vũ Thư nói chung có một số biện pháp chưa được thực hiện, chưa thực sự phát huy hiệu quả.
- Từ nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động dạy học giai đoạn 2006 – 2011 tác giả nhận thấy có thể và cần phải đề xuất 1 số biện pháp quản lý HĐDH bám sát thực tiễn, khách quan và có tính khả thi để và cần thực hiện một cách đồng bộ để góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường một cách bền vững đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VŨ THƢ TỈNH THÁI BÌNH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY