Quản lý tốt hoạt động đổi mới PPGD đáp ứng với yêu cầu đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện vũ thư tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 71 - 78)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng các trường THPT huyện

3.2.4. Quản lý tốt hoạt động đổi mới PPGD đáp ứng với yêu cầu đổi mớ

dung - chương trình sách giáo khoa hiện nay

Mục tiêu

Tập trung cho chủ đề của Bộ GD&ĐT chỉ đạo xây dựng “Nhà trường đổi mới PPDH”, đảm bảo “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong PPDH và quản lý”, tạo nên sự đột phá về nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- "Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới PPDH…”. Đổi mới PPGD phải đổi mới cách soạn giáo án, thiết kế giờ dạy theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm, phát huy được năng lực của mỗi cá nhân.

- Đổi mới PPGD phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, phát huy được khả năng tự học của học sinh. Giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh cách tự học thông qua cách thức tổ chức hoạt động dạy - học trong giờ học.

- Đổi mới PPGD phải gắn với việc tích cực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp cho các hoạt động dạy - học sinh động hơn, cuốn hút được học sinh tham gia nhiều hơn.

- Đổi mới PPGD phải tích cực gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường kỹ năng thực hành, đưa kiến thức lý thuyết vào ứng dụng trong thực tế. Rèn kỹ năng sống, khả năng thích nghi và làm chủ trong một xã hội ln thay đổi, tăng khả năng nhận thức xã hội cho học sinh.

- Đổi mới PPGD phải luôn gắn với đổi mới kiểm tra - đánh giá. Kiểm tra - đánh giá khách quan, chính xác có tác dụng thúc đẩy giáo viên đổi mới PPGD và thúc đẩy học sinh đổi mới PPHT, thơng qua đó học sinh tự đánh giá kết quả học tập. Thông qua kiểm tra - đánh giá tạo được bầu khơng khí thi đua lành mạnh trong chun mơn, góp phần rất lớn nâng cao chất lượng dạy - học.

Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, hiệu trưởng cần:

- Lập kế hoạch chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới PPDH phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên - học sinh của nhà trường, đảm bảo sự ổn định trong nhà trường đồng thời có kế hoạch và quản lý có hiệu quả "sự thay đổi" một cách tích cực. Trong kế hoạch chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới PPDH phải thể hiện rõ: Phù hợp với mơ hình nhà trường đổi mới PPDH; Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về lý luận dạy học, kỹ năng khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học; Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; Tổ chức các hoạt động học tập, các hoạt động thực hiện cụ thể trong đổi mới PPDH cho từng năm học... Mặt khác, kế hoạch phải tạo được động lực chính đáng cho giáo viên để họ thấy rằng phải đổi mới PPDH và phải thấy được đây là việc làm thường xuyên trong suốt năm học và ngày càng sâu sắc hơn.

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH: dựa trên kế hoạch của nhà trường tổ trưởng chuyên môn

lập kế hoạch hoạt động cho tổ, chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện từng bước một, đảm bảo hiệu quả giờ dạy và thực hiện thường xuyên. Đồng thời tổ trưởng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở những trường hợp chưa nghiêm túc thực hiện kế hoạch nhóm.

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng PPDH hiện đại theo hướng đổi mới cho giáo viên dưới nhiều hình thức: Tổ chức lớp bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề và tổ chức các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại trong dạy học bộ môn; Tổ chức các hội thi giáo viên

dạy giỏi nhân dịp 20/10 hoặc 20/11,…. Hội thi giáo viên thiết kế đồ dùng dạy học, thi thiết kế giáo án điện tử giỏi hoặc dưới hình thức tự bồi dưỡng thơng qua bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp; Tổ chức cho giáo viên đi dự giờ học, tham quan thực tế về các phong trào đổi mới PPDH ở các trường mạnh về đổi mới PPDH...

Thông qua hoạt động trên hiệu trưởng đã tạo được bầu khơng khí thi đua lành mạnh, tuyên dương kịp thời những giáo viên có cố gắng trong đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng các bộ tài liệu nội bộ dùng làm tài liệu chung cho giáo viên trong trường: Xây dựng và thẩm định bộ tài liệu dạy

học tự chọn theo hướng đổi mới. Sau mỗi năm học bộ tài liệu lại được bổ sung, nâng cấp để đạt yêu cầu nhiệm vụ của từng năm học; Xây dựng bộ đề kiểm tra - đánh giá theo hướng đổi mới (Từ năm 2011, Sở GD&ĐT Thái Bình đã chỉ

đạo một trong những nhiệm vụ trọng tâm là các trường tổ chức xây dựng được bộ đề kiểm tra - đánh giá các bộ mơn, thơng qua đó phát huy được tính tích cực, phát triển tư duy của học sinh rất mạnh mẽ). Để thực hiện tốt nhiệm vụ

này, hiệu trưởng phải là người lên kế hoạch, chỉ đạo thực hiện các khối thống nhất tổ chức xây dựng các bộ tài liệu (tài liệu tự chọn và bộ đề kiểm tra - đánh giá) giáo viên tự bồi dưỡng chun mơn và qua đó tự điều chỉnh PPDH cho phù hợp với từng đối tượng lớp học sinh.

- Tổ chức chỉ đạo đổi mới các hoạt động kiểm tra - đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo Quy chế Đánh giá xếp loại học sinh THCS và học

sinh THPT, ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GG&ĐT). Hoạt động đổi mới kiểm tra - đánh giá luôn gắn liền với đổi mới PPDH. Kiểm tra - đánh giá giúp nhà trường lựa chọn được giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng tổ chức đổi mới cách đánh giá chất lượng học tập của học sinh, đổi mới cách ra đề kiểm tra, đặc biệt là phát huy khả năng tự đánh giá kết quả học tập của học

sinh. Đổi mới cách đánh giá học sinh; Chỉ đạo các tổ (nhóm) chun mơn xây dựng ngân hàng đề thi theo hướng đổi mới (số lượng đề, cấu trúc đề, thời lượng (kiểm tra ngắn, dài, cuối kỳ, cuối năm, học sinh giỏi trường, đề tham khảo bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh khối 12, đề ôn thi đại học các khối,...), xây dựng ma trận hai chiều, xác định tỷ lệ các mức độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng phù hợp với từng loại đề.…; .

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới PPDH trong tất cả các bước theo quy trình dạy học

+ Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp đóng vai trị

hết sức quan trọng. Giáo viên phải nắm vững mục tiêu mơn học, phân hố mục

tiêu theo 3 bậc phù hợp đối tượng nhưng vẫn đạt yêu cầu chuẩn kiến thức - kỹ năng. Trong các bậc mục tiêu lưu ý về mục tiêu kỹ năng và mục tiêu về thái độ của học sinh cần có được sau khi học xong bài học, môn học,...

Chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung dạy học phù hợp đối tượng, từ đó có PPDH, thiết bị dạy học phù hợp; Giáo viên phải xác định được kiến thức trọng tâm của bài, từ đó có các hình thức tổ chức các hoạt động dạy - học phù hợp như dạy lý thuyết trên lớp hay tại phòng học bộ mơn hoặc dưới hình thức ngoại khố,.... Với mỗi bài dạy giáo viên cần phải có "điểm nhấn" về nội dung hoặc về phương pháp để tạo sức cuốn hút cho người học.

Giáo viên thiết kế bài soạn theo hướng đổi mới: trong bài soạn thể hiện rõ phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh; Thể hiện rõ nội dung, PPDH từng phần và cách phối hợp các PPDH như thế nào? Bài soạn thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò đối với từng nội dung, những thiết bị dạy học nào được sử dụng, các thí nghiệm - tranh ảnh.... và cách thức sử dụng chúng. Giáo viên chuẩn bị những câu hỏi gây hứng thú, câu hỏi gợi mở, câu hỏi dẫn dắt vấn đề,... trong các tình huống nội dung khác nhau.

Giáo viên dựa vào nội dung kiến thức từng phần cụ thể và dựa vào kiến thức nền của đối tượng học sinh để hướng dẫn học sinh các phần tự học, hướng

dẫn học sinh cách tự học và tự đánh giá. Học sinh đưa ra các hình thức kiểm tra - đánh giá phù hợp mục tiêu bài học.

Cuối cùng, trong bài soạn phải thể hiện rõ phần hướng dẫn học sinh khi về nhà và trước khi đến lớp chuẩn bị cho bài học sau.

+ Dạy học trên lớp: Đây là bước thực thi đổi mới PPDH của giáo viên,

gồm các yêu cầu

.Tạo mơi trường dạy - học: khơng khí làm việc hứng thú, mơi trường học

tập tích cực, tự giác. Thái độ của giáo viên thân thiện, tác phong linh hoạt và có thiện cảm đối với học sinh. Lời nói của giáo viên phải mẫu mực, nhưng gần gũi.

.Linh hoạt trong tổ chức các hoạt động ở trên lớp: Giáo viên là người

hướng dẫn, tổ chức các hoạt động nhận thức để học sinh là chủ thể khám phá kiến thức mới, học sinh được phát huy năng lực cá nhân, được thể hiện ý kiến cá nhân của mình, được trao đổi, thảo luận và được động viên, tạo niềm tin, tạo sức mạnh và bản lĩnh cho bản thân mình.

Trong khi điều hành các hoạt động dạy - học trên lớp, người giáo viên

phải biết phối kết hợp các phương pháp, các hình thức dạy học khác nhau,

tránh sự nhàm chán, nhạt nhẽo trong giờ học. Đặc biệt là chú ý tới PPDH những phần liên quan đến kiến thức thực tế trong đời sống, những hiện tượng có trong thiên nhiên một cách phù hợp để làm cho bài học thêm sinh động và cuốn hút học sinh tham gia vào xây dựng bài. Người giáo viên phải hiểu rằng: mỗi PPDH (truyền thống hay hiện đại) đều có những ưu điểm riêng, cái quan trọng là biết sử dụng kết hợp chúng như thế nào để phát huy cái hay của các PPDH đó.

.Ứng dụng cơng nghệ thơng tin và khai thác có hiệu quả tính ưu việt của

các thiết bị dạy học hiện đại trong tổ chức các HĐDH trên lớp: Giáo viên

không được biến giờ học thành giờ trình chiếu biểu diễn (giáo viên trình chiếu, học trị xem, học trị chép,...). Có thể sử dụng thiết bị dạy học hiện đại để thực

hiện hoạt động kiểm tra - đánh giá trực tiếp qua việc tổ chức trò chơi ô chữ, hoặc sử dụng hệ thống đánh giá của bảng thơng minh làm cho học sinh tích cực hơn trong việc tự đánh giá năng lực bản thân, đánh giá sự nhạy bén của bản thân,...

.Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự đánh giá và bồi dưỡng tư duy và nhận

thức xã hội: Trên lớp, giáo viên là người hướng dẫn cách tự học (có thể tự học

trước khi đến lớp hoặc tự học sau buổi học). Có những nội dung khó, bằng những câu hỏi gợi mở, nêu tình huống có vấn đề giáo viên kích thích học sinh có nhu cầu muốn tìm hiểu và khám phá kiến thức mới.

- Chỉ đạo tổ chức dạy mẫu để rút kinh nghiệm và triển khai đại trà về đổi mới PPDH

+ Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ trưởng, nhóm trưởng cử giáo viên giỏi dạy

mẫu để cả nhóm cùng dự rút kinh nghiệm. Giờ dạy mẫu này được cả nhóm cùng góp ý trước khi dạy và sau khi dạy, sau đó nhân rộng điển hình. Để động viên những giáo viên tiên phong và khuyến khích được các giáo viên khác, hiệu trưởng cần phải có cơ chế khen thưởng thích đáng. Với những giáo viên ngại đổi mới, iệu trưởng yêu cầu đi dự giờ giáo viên giỏi trong trường thường xuyên để học hỏi và qua đó phá vỡ "sức ỳ" ở trong mỗi giáo viên.

+ Triển khai đại trà: Để giáo viên tự giác thực hiện, lúc đầu hiệu trưởng phải giao nhiệm vụ, giao chỉ tiêu cho giáo viên ngay từ đầu năm học, sử dụng biện pháp "nêu gương" sau đó chỉ đạo nhân rộng theo kiểu "vết dầu loang". Tổ trưởng chỉ đạo cho giáo viên trong tổ căn cứ vào phân phối chương trình để đăng ký những bài soạn có ứng dụng cơng nghệ thơng tin và dự kiến tuần dạy những bài đó. Thơng qua đăng ký của giáo viên, hiệu trưởng cùng tổ (nhóm) trưởng bộ môn sẽ tổ chức dự giờ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và đánh giá rút kinh nghiệm. Hiệu trưởng đưa chỉ tiêu trên vào tiêu chí để xét danh hiệu lao động tiên tiến cuối năm học.

- Tổ chức, chỉ đạo, quản lý việc sử dụng và khai thác các phòng học bộ môn, thiết bị dạy học, tăng cường các hoạt động tham quan thực tế, rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn xã hội

Theo kế hoạch biên chế được Sở GD&ĐT giao cho các trường, đến thời điểm này tồn trường mới có 01 nhân viên hành chính kiêm phụ trách chung toàn bộ thiết bị dạy học của cả trường. Với thực tế của các trường THPT công lập huyện Vũ Thư về số lượng và chất lượng các phịng học bộ mơn cịn nhiều bất cập, mỗi trường nhiều nhất mới có 01 phịng bộ mơn, thiết bị bộ mơn cịn hạn chế. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phân công công việc giao cho nhân viên hành chính phụ trách các thiết bị dùng chung và phân cơng giáo viên trong nhóm bộ mơn phụ trách phịng bộ mơn (được tính giảm trừ 3 tiết/tuần).

Ngay từ đầu năm học giáo viên phụ trách phịng học bộ mơn lập kế hoạch chung cho cả nhóm, sau khi duyệt với hiệu trưởng triển khai cho các thành viên trong nhóm thực hiện. Qua thực tế có thể sắp xếp các tiết học thực hành vào buổi 2, cứ 3 tiết thực hành gộp vào một buổi, các lớp thực hành thực hiện xen kẽ nhau.

Tồn bộ q trình thực hiện kế hoạch đều được ghi chép trong sổ theo dõi. Hiệu trưởng, tổ trưởng kiểm tra đột xuất việc thực hiện và nội dung thực hiện của giáo viên trong một số buổi thực hành, từ đó kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Cuối mỗi học kỳ giáo viên phụ trách phịng học bộ mơn tổng hợp và đối chiếu kế hoạch, báo cáo hiệu trưởng để xét thi đua.

Điều kiện để thực hiện

- Đối với hiệu trưởng: Lập được kế hoạch chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới PPDH có mục tiêu, biện pháp rõ ràng, cụ thể. Hiệu trưởng huy động được nội lực và ngoại lực, xây dựng cơ chế và kinh phí phù hợp để đảm bảo cho các hoạt động đổi mới PPDH diễn ra thường xuyên và có hiệu quả.

- Hiệu trưởng phải tiên phong trong hoạt động đổi mới PPDH làm gương cho giáo viên. Hiệu trưởng phải là người luôn bên cạnh hỗ trợ giáo viên.

- Về phía giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH, từ đó phát huy tính tích cực trong hoạt động dạy học.

- Phải có sự đoàn kết từ ban giám hiệu đến tất cả mọi giáo viên trong trường, có sự gắn bó phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong cơng tác giáo dục văn hố cho học sinh.

- Về cơ sở vật chất nhà trường và các phương tiện phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH phải đáp ứng đủ yêu cầu đổi mới nội dung – chương trình dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện vũ thư tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 71 - 78)