Quản lý tốt nền nếp học tập và động cơ, thái độ học tập, đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện vũ thư tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 78 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng các trường THPT huyện

3.2.5. Quản lý tốt nền nếp học tập và động cơ, thái độ học tập, đổi mớ

phương pháp học tập của học sinh

Mục tiêu

Quán triệt quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, lấy đó làm một trong các điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng các mặt giáo dục.

Một mặt, tạo lập động cơ, thái độ học tập tích cực, xây dựng mơi trường học tập có nề nếp, kỷ cương để nâng cao chất lượng các mặt giáo dục; Mặt khác, tập trung vào đổi mới PPHT của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học, rèn kỹ năng thực hành, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống và thơng qua đó giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu khoa học, có thái độ học tập tích cực, thái độ ứng xử có trách nhiệm với mơi trường sống, với cuộc sống xã hội luôn thay đổi.

Nội dung và cách thức thực hiện

Biện pháp này cần được hiệu trưởng quan tâm triển khai đồng bộ trên cả 2 phương diện:

Tạo lập động cơ, thái độ học tập tích cực, xây dựng mơi trường học tập có nề nếp, kỷ cương.

Tạo sự đổi mới về PPHT của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học, rèn kỹ năng thực hành, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống.

a) Tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập tích cực cho học sinh

Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Muốn học sinh có động cơ học tập, tích cực học tập, tự giác học tập thì chính người giáo viên là người giúp cho học sinh biến nhiệm vụ học tập trở thành nhu cầu, hứng thú của bản thân. Muốn thực hiện được điều đó thì giáo viên phải gây dựng được lịng tin đối với

học sinh, bằng lời nói, bằng những hành động, bằng sự hiểu biết, bằng cách

ứng xử với học sinh, giáo viên làm cho học sinh tin tưởng vào đạo đức, vào sự hiểu biết, vào lời nói của mình. Đồng thời, phải tăng cường các tác động quản lý nề nếp kỷ cương học đường:

+ Hiệu trưởng giao cho đồn thanh niên làm nịng cốt xây dựng mới nội quy học sinh dựa vào các căn cứ sau: Điều lệ trường THPT (Nhiệm vụ, quyền của học sinh), thực tiễn của nhà trường,…, từ đó có các quy định cụ thể về tất cả các lĩnh vực học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất,…. Giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp và đoàn thanh niên kết hợp tổ chức cho học sinh học tập nội quy ngay từ đầu năm học, kết hợp với giáo dục ý thức, giáo dục truyền thống nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm quản lý nề nếp học sinh qua đội ngũ cán bộ lớp và quản lý trực tiếp đột xuất. Giáo viên bộ môn là lực lượng trực tiếp quản lý nề nếp của học sinh trong giờ học bộ môn.

+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và đoàn thanh niên quản lý nề nếp học sinh: Đoàn thanh niên nhà trường lập đội thanh niên tình nguyện và thanh niên tự quản kiểm tra nề nếp học sinh (tập trung vào các thời điểm: Khi học sinh bắt đầu đến trường và trong thời gian truy bài từ 6h45’ đến 7h00’). Thông qua sổ theo dõi thi đua của cán bộ lớp, sổ đầu bài và tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm từng tháng cho học sinh, qua

đó theo dõi q trình học tập, ý thức học tập của học sinh, từ đó có biện pháp quản lý học sinh có hiệu quả.

+ Tổ chức chỉ đạo tốt công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường: phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường (Ban giám hiệu, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn) với các lực lượng ngồi nhà trường (cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan). Trong nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm và đoàn thanh niên là lực

lượng trực tiếp quản lý nề nếp, sĩ số học sinh, theo dõi và đánh giá, xếp loại việc thực hiện nền nếp của học sinh.

Đối với đoàn thanh niên nhà trường: Ngay từ đầu năm học xây dựng tiêu

chuẩn để xếp loại giờ học, đồng thời xây dựng quy chế khen thưởng những chi đoàn dẫn đầu nề nếp và kỷ luật những chi đoàn vi phạm nặng các quy định về nề nếp. Đoàn thanh niên báo cáo trong hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học, sau đó hiệu trưởng ký ban hành văn bản theo quy định. Đoàn thanh niên tổ chức cho các bí thư và lớp trưởng các chi đồn học sinh học tập và nắm vững tiêu chuẩn xếp loại giờ học để triển khai cho chi đồn mình.

Đối với giáo viên chủ nhiệm: xây dựng nội quy của lớp cụ thể hơn dựa

trên nội quy của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm chủ động có biện pháp duy trì tốt nề nếp của lớp: Cử đội ngũ cán bộ lớp theo dõi nề nếp chuyên cần của học sinh 15’ đầu giờ và trong các buổi sinh hoạt. Giáo viên chủ nhiệm cần phải đổi mới nội dung sinh hoạt, cần chọn chủ đề để sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi

và phù hợp với thời điểm sinh hoạt. Ví dụ: sinh hoạt chuyên đề về thực hiện

luật an tồn giao thơng, về mơi trường, giáo dục về thái độ và cách ứng xử với con người, với thiên nhiên,….

Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn: kịp thời uốn nắn

những lệch lạc của học sinh chậm tiến. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên (theo tháng) thơng báo cho cha mẹ học sinh tình hình thực hiện nội quy và rèn luyện của học sinh (thông qua sổ liên lạc), thông báo và trao đổi trực tiếp khi có

bất thường về việc thực hiện nề nếp học sinh. Cuối tháng giáo viên chủ nhiệm báo cáo bằng văn bản về ban giám hiệu nhà trường để theo dõi.

Đối với cha mẹ học sinh: quan tâm đến việc học tập và rèn luyện đạo đức

của con, thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình. Nhẫn nại và kiên trì cùng giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh hay trốn tiết học đi chơi, học sinh hư,….

b) Tạo sự đổi mới về PPHT của học sinh, rèn khả năng tự học, tự đánh giá và rèn kỹ năng thực hành, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống

Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cho học sinh lập kế hoạch học tập, học sinh xác định được mục tiêu, mục đích học tập và phương pháp học tập. Học cái gì? Học để làm gì? Học bằng cách nào? Đồng thời, chỉ đạo giáo viên bộ môn đổi mới cách tổ chức các hoạt động học tập tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các nội dung: + Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp

+ Tổ chức các hoạt động học tập trên lớp: Giáo viên tăng cường sử dụng các PPDH tích cực: tạo tình huống có vấn đề, thảo luận theo nhóm, tăng cường sử dụng thí nghiệm, tranh ảnh, đoạn phim tư liệu…giúp học sinh phát triển năng lực phát hiện vấn đề, năng lực phân tích, chứng minh, năng lực biểu đạt và năng lực hợp tác... Học sinh được giải đáp các thắc mắc về kiến thức khi cần thiết và tự tin, thoải mái khi thực hiện các hoạt động tương tác giữa trò và thầy.

+ Bắt đầu mỗi tiết học, giáo viên nêu mục đích của bài học, cuối giờ học giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài thu hoạch kiến thức, kỹ năng,…, sau đó yêu cầu học sinh tự đánh giá mức độ thực hiện mục đích bài học đó.

+ Chỉ đạo quản lý tốt các hoạt động học tập khi về nhà: Cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn thực hiện các bài tập do giáo viên ra theo các mức độ từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ nơng đến sâu, từ hẹp đến rộng,…

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh ghi chép kết quả học tập (thông qua các bài kiểm tra, bài thi,…), cuối học kỳ và cuối năm học giáo viên hướng dẫn cách tính điểm trung bình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để học tự tính điểm bộ mơn và tính điểm trung bình các mơn, từ đó học sinh tự xếp loại học tập của bản thân.

+ Chỉ đạo, quản lý có hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động thực hành, hướng nghiệp: Qua khảo sát, 100% học sinh đều mong muốn tham gia và tích cực tham gia các các hoạt động ngồi giờ lên lớp. Tương ứng với nội dung chủ đề ngoại khố cần có cách thức thực hiện riêng. …

+ Chỉ đạo và quản lý hiệu quả các hoạt động học tập buổi học thứ hai: Đầu năm học nhà trường tổ chức khảo sát học sinh, phân loại đối tượng để có kế hoạch dạy học buổi hai. Ngay từ đầu năm học tổ chức cho học sinh đăng ký nguyện vọng học buổi hai với nhà trường. Với học sinh yếu kém về học lực ngoài nguyện vọng của học sinh thì nhà trường kết hợp với cha mẹ học sinh vận động học sinh đến để phụ đạo, nâng dần tỷ lệ học lực trung bình. Với đối tượng học sinh học lực khá giỏi, nhà trường vừa kết hợp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn vừa kết hợp luyện thi đại học cho các em. Hình thức tổ chức dạy học buổi hai đôi lúc cần phải thay đổi để tránh sự nhàm chán và gị bó cho học sinh, có thể tổ chức cho nhóm học sinh (có năng khiếu về một mơn nào đó,...) thực hiện một buổi dưới dạng hội thảo, câu lạc bộ,....

Điều kiện để thực hiện

- Nhà trường:

Phải xây dựng được các quy định chung cho học sinh dựa trên các văn bản của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT Thái Bình. Lãnh đạo quản lý của nhà trường phải biết lắng nghe, biết thu nhận, xử lý thông tin và phản hồi thơng tin một cách chính xác, khoa học và mang tính giáo dục. Phải làm tốt công tác

tuyên truyền từ đầu năm học, xây dựng được mối liên kết các tổ chức và các lực lượng cùng hưởng ứng tích cực.

Nhà trường: Xây dựng được môi trường học tập thuận lợi, tạo mọi điều kiện cho học sinh có phịng học đủ điều kiện cho học sinh học tập. Học sinh có đủ tài liệu học tập theo quy định và có nhu cầu học tập. Nhà trường phải là nơi mà học sinh muốn đến, nơi mà cha mẹ học sinh tin tưởng để gửi gắm con em mình học tập.

- Giáo viên: có trách nhiệm tham gia quản lý nề nếp học sinh và phải đổi mới phương pháp giảng dạy, có ý thức hướng dẫn học sinh về phương pháp và kĩ năng tự học thì mới giúp học sinh đổi mới phương pháp học tập, phải biết tác động vào nhu cầu nhận thức của người học, biết động viên khen thưởng đồng thời phải xử lý nghiêm hiện tượng chậm tiến.

- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm, thường xuyên được cung cấp thông tin liên quan đến trường học để họ có những biện pháp thích hợp trong cơng tác quản lý nề nếp của lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải là người gần gũi học sinh, quan tâm đến tư tưởng, tình cảm và hồn cảnh của học sinh và là người giúp đỡ học sinh khi các em cần.

- Đội ngũ đoàn thanh niên phải nhiệt tình, có trách nhiệm khi tham gia hoạt động quản lý nề nếp học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện vũ thư tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)