Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện vũ thư tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 90 - 92)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp

3.3.1. Tính đồng bộ và vị trí đặc thù của mỗi biện pháp

Trên cơ sở lý luận quản lý, thực tiễn cơng tác quản lý của mình và qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy: để quản lý HĐDH trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, hiệu trưởng cần phải thực hiện đồng bộ 7 biện pháp quản lý đã đề xuất ở trên. Mỗi biện pháp có vị trí đặc thù, góp phần tạo nên “tính hệ thống” của các biện pháp đề xuất.

Mặt khác, cần thấy rõ vai trò đặc thù của từng biện pháp: Trong 7 biện pháp, các biện pháp giữ vai trò nguồn lực trung tâm, cần tập trung ưu tiên

công sức, tâm huyết của hiệu trưởng để tạo đột phá về chất lượng, hiệu quả quản lý HĐDH trong nhà trường:

- Tổ chức, quản lý tốt các hoạt động nâng cao nhận thức về đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn;

- Quản lý tốt việc thực hiện nội dung - chương trình, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu của từng năm học và phù hợp với đối tượng học sinh;

- Quản lý tốt hoạt động đổi mới PPGD đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội dung - chương trình sách giáo khoa hiện nay;

- Đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học;

Cần nhấn mạnh rằng, trong nhóm các biện pháp tạo nguồn lực này, biện pháp “Quản lý tốt hoạt động đổi mới PPGD đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội

dung - chương trình sách giáo khoa hiện nay” và “Đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá HĐDH”, đây là 2 biện pháp đi liền với nhau, phải được người hiệu trưởng các trường THPT Vũ Thư, Thái Bình đề

cao và xác định là yếu tố cơ bản và then chốt. Đây cũng là xu thế của thời đại và là yêu cầu tất yếu của đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay.

Các biện pháp “Nâng cao một bước năng lực, trình độ quản lý của người

hiệu trưởng”, “Tạo động lực phát triển cho người dạy, người học và các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học” và “Quản lý tốt nề nếp học tập và động cơ, thái độ học tập, đổi mới phương pháp học tập của học sinh” là các điều kiện tiên quyết và là các phương tiện quản lý để đảm bảo thành cơng.

3.3.2. Lộ trình thực hiện và yêu cầu đảm bảo

Hiệu trưởng các trường cần sử dụng các biện pháp quản lý mà tác giả đưa ra một cách linh hoạt, đồng bộ, song cần tập trung cao độ cho biện pháp then chốt “Quản lý tốt hoạt động đổi mới PPGD đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội

dung - chương trình sách giáo khoa hiện nay” và “Đổi mới và tăng cường hiệu quả kiểm tra đánh giá HĐDH”, đây là 2 biện pháp đi liền với nhau . Bên cạnh

đó, tuỳ theo tình hình thực tế của mỗi nhà trường, có ưu tiên chọn làm trọng tâm một số biện pháp khác nữa, thì chất lượng dạy học sẽ đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục, hoàn thành sứ mạng của trường trong giai đoạn 2011 - 2015. Khi đó, sẽ làm nên nền tảng vững chắc chuẩn bị đến sau năm 2015 toàn quốc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới.

Năm học 2011 - 2012 là năm học thứ 6 thực hiện đổi mới giáo dục THPT. Qua 6 năm thực hiện, các trường đều đã thực hiện (dù ít, hay nhiều) một số các biện pháp mà tác giả đưa ra, và đạt được các mức độ và hiệu quả khác nhau. Theo báo cáo tổng kết đánh giá của phòng giáo dục trung học thuộc Sở GD&ĐT Thái Bình, đến thời điểm năm 2011 thì chất lượng dạy học của 4 trường THPT công lập huyện Vũ Thư được tăng lên khá rõ rệt. Trong đó trường THPT Vũ Tiên là trường có sức bật mạnh nhất về đổi mới PPDH, được Sở GD&ĐT Thái Bình chọn là trường điểm xây dựng "Mơ hình nhà trường đổi mới PPDH" từ năm học 2010 - 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện vũ thư tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 90 - 92)