Đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác kiểm tr a đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện vũ thư tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 83 - 87)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng các trường THPT huyện

3.2.6. Đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác kiểm tr a đánh giá

Mục tiêu

Công tác kiểm tra - đánh giá là một trong bốn chức năng của quản lý. Kiểm tra - đánh giá giúp cho hiệu trưởng đánh giá đúng thực trạng HĐDH của giáo viên và học sinh, giúp cho hiệu trưởng điều chỉnh hợp lý, uốn nắn kịp thời hoặc có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH.

Thông qua kiểm tra - đánh giá để phát hiện và phát triển những nhân tố tích cực, đồng thời phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn những tiêu cực, sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học, từ đó có những biện pháp và cách thức giúp đỡ giáo viên hồn thành tốt cơng việc chun mơn của mình.

Nội dung và cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá HĐDH của giáo viên (nằm trong kế hoạch thanh tra - kiểm tra nội bộ nhà trường) ngay từ đầu năm học, sau đó thơng qua trong hội nghị cán bộ viên chức cơ quan. Kế hoạch thể hiện rõ nội dung và các biện pháp thực hiện.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

+ Kiểm tra việc thực hiện ngày công - giờ công: Căn cứ vào biên chế năm học và những công việc cụ thể của một giáo viên trong nhà trường, hiệu trưởng xây dựng "Hướng dẫn bình xét ngày cơng giờ cơng" cho cơ quan. Hiệu trưởng phân công giám hiệu trực, tổ trưởng cùng theo dõi việc thực hiện ngày công giờ công của giáo viên trong từng ngày và cập nhật trên bảng theo dõi nề nếp cơ quan. Căn cứ bản hướng dẫn này cứ cuối tháng giáo viên tự nhận xét, bình xét và tự nhận mức điểm thi đua, tổ trưởng nhận xét và báo cáo ban thi đua của nhà trường để tổng hợp.

+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch về nội dung - chương trình mơn học: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra qua sổ báo giảng, sổ đầu bài, qua giáo án, qua vở ghi chép của học sinh hoặc dự giờ đột xuất để đánh giá tiến độ và chất lượng thực hiện kế hoạch nội dung - chương trình của giáo viên. Có thể tiến hành kiểm tra như sau: Nhà trường cần có quy định về lịch kiểm tra, kiểm tra sổ báo giảng vào thứ 2 đầu tuần, trong sổ báo giảng phải thể hiện rõ tiết dạy theo phân phối chương trình, tên bài dạy, những thiết bị dạy học và các thí nghiệm cần chuẩn bị và những điều chỉnh (nếu có sự thay đổi về thời gian theo thay đổi chung của nhà trường). Kiểm tra sổ đầu bài, giáo án có thể kiểm tra đột xuất. Tất cả những lần kiểm tra đột xuất hoặc theo kế hoạch đều cần

được ghi biên bản, có đánh giá và xếp loại, rút kinh nghiệm kịp thời những hiện tượng chưa nghiêm túc thực hiện tiến độ, nội dung - chương trình mơn học.

+ Kiểm tra hồ sơ giáo viên, đặc biệt là việc chuẩn bị bài soạn của giáo viên theo hướng đổi mới: Kiểm tra hồ sơ giáo viên hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện vào các đợt như đầu năm học, cuối học kì I, cuối học kì II. Kiểm tra bài soạn của giáo viên nhà trường nên kiểm tra đột xuất theo nhóm hoặc cá nhân (khi dự giờ đột xuất). Hiệu trưởng kịp thời khen thưởng đối với những bộ hồ sơ giáo án đẹp và chất lượng, đồng thời nhắc nhở những giáo viên chưa chu tất trong việc chuẩn bị hồ sơ giáo án lên lớp.

+ Kiểm tra việc tiến hành các hoạt động đổi mới PPDH và hiệu quả của hoạt động đó: Ngay từ đầu năm học giáo viên đã có kế hoạch giảng dạy cá nhân và đăng ký thực hiện tối thiểu những tiết dạy có ứng dụng cơng nghệ thông tin, những tiết thực hành hay những buổi ngoại khóa hoặc đăng ký viết sáng kiến cá nhân trong đổi mới PPDH của bản thân. Căn cứ vào kế hoạch cá nhân đã được duyệt, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng trực tiếp tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và tổ chức đánh giá hiệu quả của các hoạt động qua các phiếu kiểm tra cuối giờ,...

Đặc biệt, cần đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo viên: Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện triển khai các hình thức và tiêu chí cần đánh giá đối với giờ dạy của giáo viên trong từng năm học theo yêu cầu: Tăng cường hướng dẫn tự học của học sinh (đặc biệt là tăng cường phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh, cách hướng dẫn học sinh tự học khi về nhà và tự học trên lớp như thế nào?). Giảm thời lượng thuyết trình của giáo viên đến mức thấp nhất, tăng hoạt động tìm tịi, tăng tính chủ động tham gia xây dựng bài của học sinh. Tăng ứng dụng thực tế, kỹ năng thực hành, rèn kỹ năng sống cho học sinh thơng qua các mơn học. Ngồi ra nhà trường có thể tổ chức kiểm tra - đánh giá giáo viên dưới hình thức tổ chức các hội thi: Ví dụ, Thi thiết kế giáo án điện tử giỏi, thi làm đồ dùng dạy học,…

Thông qua kiểm tra hiệu trưởng đánh giá, phân loại giáo viên: Đánh giá theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT (Ban hành

kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT): Căn cứ vào các tiêu chuẩn trong Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo

viên THPT, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tự đánh giá năng lực bản thân, chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá và tổng hợp dựa vào theo dõi nề nếp, việc thực hiện quy chế chun mơn trong học kì, trong năm học và căn cứ vào hiệu quả giảng dạy, cuối cùng là hiệu trưởng đánh giá (có thể tham khảo thơng qua thăm dò ý kiến của cha mẹ học sinh và học sinh).

+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điểm số, việc thực hiện đổi mới kiểm tra - đánh giá học sinh và kiểm tra đánh giá thông qua các bài kiểm tra và thực hiện kiểm tra - đánh giá qua các kỳ thi: Hiệu trưởng cần biết sử dụng phần mềm quản lý điểm để quản lý toàn bộ kế hoạch vào điểm, chất lượng điểm số của tất cả học sinh trong toàn trường.

Để đánh giá đúng thì khâu ra đề kiểm tra phải được chỉ đạo quản lý theo tinh thần đổi mới. Bắt đầu là đổi mới từ khâu chuẩn bị ra đề, xây dựng ma trận hai chiều, tăng các mức độ thông hiểu và vận dụng. Ra đề phù hợp được với tính chất của các bài kiểm tra (kiểm tra ngắn hay dài) và kì thi (thi học sinh giỏi, thi khảo sát lớp chọn hay là thi cuối kì cuối năm,...). Tiếp đến là khâu coi kiểm tra và coi thi phải thực sự nghiêm túc, tuyên truyền và ngăn ngừa tất cả mọi dấu hiệu gian lận trong thi cử, học sinh làm bài thực sự. Cuối cùng là khâu chấm bài, việc xây dựng đáp án cũng phải linh hoạt, tránh quá gò ép, đối với các mơn xã hội phải có phần điểm trình bày ý kiến của học sinh, mơn tự nhiên phải linh hoạt các phương pháp giải bài tập,.... Trong bài phải có phần chữa của giáo viên, từ đó học sinh sẽ biết được chính xác những phần mà bản thân đã làm tốt và những phần mà bản thân cần phải học bổ sung,.... Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên phải thực hiện tốt khâu trả bài cho học sinh.

Để có được kết quả thi cử nghiêm túc chính xác thì khâu kiểm tra giám sát trong thi và chấm thi là hết sức quan trọng. Trước mỗi kỳ thi hiệu trưởng cần phải quán triệt những nội dung yêu cầu đảm bảo kì thi nghiêm túc. Đặc biệt là quản lý thật nghiêm túc chất lượng đầu vào (kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT do Sở GD&ĐT Thái Bình tổ chức) và chất lượng đầu ra (Kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức).

Điều kiện để thực hiện

- Hiệu trưởng cần xác định đúng vị trí vai trị của kiểm tra – đánh giá trong các chức năng của cơng tác quản lý, từ đó lập kế hoạch kiểm tra – đánh giá HĐDH phù hợp.

- Hiệu trường cần biết lắng nghe, tạo lập môi trường dân chủ, tổ chức được các nguồn thông tin phản hồi và thu nhận và xử lý các thông tin kịp thời.

- Giáo viên: Có nhận thức đúng về vai trị của cơng tác kiểm tra – đánh giá, kiểm tra là hoạt động thường xuyên giúp cho giáo viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của bản thân. Đánh giá khách quan, công bằng để tạo động lực cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện vũ thư tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 83 - 87)