Tổ chức, quản lý tốt các hoạt động nâng cao nhận thức về đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện vũ thư tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 65 - 71)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng các trường THPT huyện

3.2.2. Tổ chức, quản lý tốt các hoạt động nâng cao nhận thức về đổi mớ

dục, đổi mới PPDH cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn

Mục tiêu

Người thầy giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động dạy học của nhà trường, lao động của người thầy trực tiếp thúc đẩy sự phát triển giáo dục của đất nước. Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới quản lý hoạt động dạy học hiện nay, người hiệu trưởng phải đưa ra được các biện pháp đổi mới PPDH cho đội ngũ giáo viên với mục tiêu:

- Tổ trưởng (nhóm trưởng) chun mơn chính là đội ngũ quản lý trực tiếp các hoạt động chuyên môn của giáo viên, đồng thời là giáo viên cốt cán, phải gương mẫu, có trình độ quản lý nhất định để chỉ đạo tổ hoạt động có hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của hiệu trưởng.

- Người giáo viên là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục của một nhà trường. Trong hoạt động đổi mới PPDH thì người giáo viên phải có đủ năng lực chun mơn, có kỹ năng ứng xử sư phạm, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, có trình độ công nghệ thông tin và phải đổi mới cách dạy thì mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

Nội dung và cách thức thực hiện

Thành công của một nhà trường trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phụ thuộc vào nhận thức, vào "ý chí muốn thay đổi" của đội ngũ giáo viên và đặc

biệt là phụ thuộc vào trình độ chun mơn, năng lực ứng xử sư phạm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị dạy học của người thầy,....

Xuất phát từ mục tiêu của biện pháp, tác giả đề xuất các công việc quản lý của hiệu trưởng trường THPT, cụ thể là:

- Kế hoạch quản lý phát triển nhân sự, xây dựng đội ngũ đủ số lượng (theo quy mô phát triển của nhà trường đến năm 2015) và kế hoạch bồi dưỡng - đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn: Sau khi được thông qua hội đồng giáo dục của nhà trường, hiệu trưởng căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên để đề ra kế hoạch hoạt động và các biện pháp để thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên một cách có hiệu quả.

Đối với tổ trưởng chuyên mơn: Hiệu trưởng có kế hoạch bồi dưỡng về

chun mơn (chính là bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các bộ môn) và kỹ năng quản lý trong phạm vi bộ mơn phụ trách. Đây là lực lượng nịng cốt, tiên phong trong các hoạt động đổi mới PPDH của nhà trường. Hiệu trưởng cần thiết phải sử dụng phương pháp “Nêu gương”, tiếp theo nhân rộng các điển hình theo kiểu "vết dầu loang".

Đối với giáo viên bộ môn: Một trong những nhân tố quyết định đến chất

lượng giáo dục của nhà trường là yếu tố chất lượng đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng cần lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn cho giáo viên, bồi dưỡng năng lực sư phạm, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, kỹ năng khai thác tài nguyên trên mạng và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn. Kế hoạch đào tạo trên chuẩn cho giáo viên có năng lực chun mơn vững vàng. Qua đánh giá hàng năm, hiệu trưởng phân loại giáo viên theo năng lực chuyên mơn, có kế hoạch cử giáo viên đi bồi dưỡng về chun mơn, có thể tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ngay tại đơn vị mình nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động để xây dựng được đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng:

- Hàng năm rà sốt số lượng giáo viên đang có và cần để bổ sung. Khảo sát, đánh giá chất lượng giáo viên đầu năm học, đánh giá giáo viên cuối năm học (theo tiêu chí của Chuẩn giáo viên). Kế hoạch khảo sát giáo viên đủ phẩm chất năng lực cho nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. - Tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên về mục tiêu của giáo dục tồn diện. Tổ chức có hiệu quả các hội nghị tuyên tuyền về hoạt động đổi mới PPDH, về phát huy tính tích cực của học sinh. Phá vỡ "sức ỳ" ở bộ phận giáo viên trong nhà trường trong hoạt động đổi mới PPDH, đào tạo - bồi dưỡng lớp người đáp ứng yêu cầu của đất nước, khơng thể phát huy được tính tích cực, năng lực bản thân và khơng thể phát huy cao độ được trí tuệ tập thể.

- Bồi dưỡng chuyên môn đạt chuẩn và vượt chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn cho giáo viên do cấp trên tổ chức; Hiệu trưởng quản lý tốt công tác tự bồi dưỡng của giáo viên trong các năm học thông qua việc tổ chức các hoạt động cho giáo viên tham gia nâng cao năng lực chuyên mơn, ví dụ như: Tự nghiên cứu qua các tài liệu; Tham quan học hỏi; Bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp; Sinh hoạt chuyên đề; Hội thi (Ví dụ như: Hội thi thiết kế bài soạn e-Learning;…)

- Tổ chức: Hội thi giáo viên dạy giỏi; Hội thi thiết kế đồ dùng dạy học. Ngồi ra hiệu trưởng có thể tổ chức hàng năm cho giáo viên viết sáng kiến cá nhân, đề tài khoa học các cấp,...

- Cần có sự ưu tiên khác nhau với các nhóm giáo viên: Đối với những giáo viên trẻ về tuổi nghề, kiến thức chuyên môn tương đối tốt nhưng nghiệp

vụ sư phạm còn hạn chế, hiệu trưởng mạnh dạn giao việc cho họ những việc liên quan đến công nghệ thông tin, hướng dẫn giáo viên trong trường cách khai thác tài nguyên trên mạng, khai thác và sử dụng các phần mềm, hoặc hướng

dẫn khai thác và sử dụng bảng thông minh và các thiết bị của nó; Đối với giáo viên cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, kinh nghiệm tổ chức

lớp,... hhưng từ khi có những thay đổi nội dung - chương trình SGK, thay đổi PPDH và cách ra đề kiểm tra… họ thường có nhiều hạn chế, bảo thủ.... Chính vì thế, hiệu trưởng phải có kế hoạch bồi dưỡng và có phương pháp kích thích để phát huy những mặt mạnh của họ, đồng thời biết động viên, lôi kéo họ vào phong trào đổi mới PPDH của nhà trường.

Điều kiện để thực hiện

- Hiệu trưởng tạo điều kiện (về thời gian, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn,...)

- Bản thân giáo viên xác định được nhu cầu cần bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, đáp ứng nhiệm vụ dạy học theo yêu cầu đổi mới. Giáo viên tự bố trí thời gian, khắc phục hồn cảnh để tham gia các lớp bồi dưỡng.

- Các hình thức mà hiệu trưởng cần biết: Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho các thầy cô tham gia bồi dưỡng trên chuẩn. Có kế hoạch, yêu cầu giáo viên tham gia đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên do Sở GD&ĐT tổ chức và các lớp bồi dưỡng do nhà trường tổ chức.

3.2.3. Quản lý tốt việc thực hiện nội dung - chương trình, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu của từng năm học và phù hợp với đối tượng học sinh

Mục tiêu

- Đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng chương trình dạy học và nội dung kiến thức cần truyền đạt tới học sinh, thực hiện đúng tiến độ chương trình của Bộ GD&ĐT một cách có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.

- Xây dựng nề nếp của giáo trong việc tự lên kế hoạch dạy học bộ môn phù hợp với các đối tượng lớp học sinh. Từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm của giáo viên về nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường dựa trên văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Thái Bình và dựa vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, các nguồn kinh phí; Chất lượng giáo dục của năm học trước và chất lượng đầu vào lớp 10 của năm học mới;...Sau đó iệu trưởng triển khai cho cán bộ giáo viên học tập, thảo luận nhiệm vụ năm học và triển khai thực hiện tới các bộ phận trong nhà trường.

- Hiệu trưởng thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ môn, cử đi bồi dưỡng chuyên mơn do Sở GD&ĐT Thái Bình tổ chức, thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức - kỹ năng. Hiệu trưởng tổ chức cho đội ngũ tổ trưởng (nhóm trưởng) chuyên môn thảo luận chọn bộ sách giáo khoa phù hợp và bộ tài liệu tự chọn phù hợp với đối tượng học sinh, tổ (nhóm) trưởng bộ mơn xây dựng chương trình dạy học bộ môn bám sát nhiệm vụ năm học của nhà trường, bám sát chuẩn kiến thức - kỹ năng và hướng dẫn giảm tải nội dung giảng dạy (thực hiện từ năm học 2011 – 2012). Tồn bộ chương trình dạy học bộ môn được thơng qua trong nhóm, nhóm thảo luận và thống nhất sau đó triển khai ngay từ đầu mỗi năm học. Sau mỗi năm học có bổ xung, chỉnh sửa đáp ứng với thực tiễn nhà trường.

- Mỗi cá nhân giáo viên tự lên kế hoạch giảng dạy theo phân công giảng dạy trong mỗi năm học. Cụ thể là kế hoạch nội dung trong từng bài (lưu ý những nội dung mới, nội dung cần giảm tải, nội dung cần tăng thời lượng, nội dung cần nâng cao cho học sinh giỏi); kế hoạch sử dụng các thiết bị dạy học, thí nghiệm, thực hành, đăng ký chỉ tiêu phấn đấu cho từng đối tượng lớp học sinh... Toàn bộ kế hoạch dạy học của mỗi cá nhân được thông qua trong buổi sinh hoạt tổ (nhóm) chun mơn đầu năm học.

- Tổ (nhóm) chun mơn thực hiện sinh hoạt chuyên môn định kỳ 2 tuần

một lần. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt

chuyên môn để giáo viên: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sau 2 tuần,

chuyên đề về phương pháp giải bài tập hay - khó, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi (có thể là chun đề bộ mơn chung của một nhóm, có thể là chuyên đề riêng của cá nhân được phân công); Chuyên đề chung như hướng dẫn sử dụng và khai thác các phần mềm chung và phần mềm bộ môn; Hoặc bàn luận về những nội dung kiến thức khó dạy trong chương trình, đưa ra các hình thức, các phương pháp giải hay,....

- Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (thực hiện theo Công văn

hướng dẫn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2011). Hiệu trưởng lập kế

hoạch, quản lý nội dung - chương trình và thời lượng học; Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn căn cứ vào năng lực học sinh phân lớp học buổi 2: Lớp phụ đạo học sinh yếu, kém; Lớp bồi dưỡng học sinh giỏi;... Các nhóm chun mơn lập kế hoạch dạy học theo thời lượng thời gian và kiến thức cho các đối tượng, thống nhất trong nhóm và triển khai thực hiện ngay đầu năm học.

- Hiệu trưởng cùng tổ trưởng (nhóm trưởng) chuyên môn kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất các hoạt động giảng dạy bằng nhiều hình thức (thơng qua báo giảng từng tuần, thơng qua việc kiểm tra vở ghi chép của học sinh, thông qua sổ đầu bài, thông qua dự giờ,....) để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc thực hiện nội dung - chương trình, tiến độ giảng dạy một cách hợp lý nhất...

Điều kiện để thực hiện

- Về phía hiệu trưởng: Xây dựng được kế hoạch nhiệm vụ năm học phù

hợp và có tính khả thi cao. Lưu ý đến phân cơng chủ nhiệm và phân công giảng dạy một cách đồng đều, hợp lý, phù hợp với đối tượng các lớp học sinh, phù hợp năng lực chuyên môn của giáo viên…; Xây dựng quy định cụ thể về việc thực hiện quy chế chun mơn, tránh cắt xén nội dung - chương trình, tránh dạy dồn ép, tạo được khơng khí làm việc vui vẻ, tự giác, đoàn kết và nghiêm túc.

Huy động được trí tuệ tập thể xây dựng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học một cách hiệu quả nhất.

- Về phía cá nhân: Mọi giáo viên trong trường đều được nắm vững nhiệm vụ năm học, mục tiêu mơn học mà mình phụ trách. Tự giác lập kế hoạch giảng dạy bộ mơn của cá nhân mình và tự giác thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã được nhà trường phê duyệt một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện vũ thư tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)