Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nôm Đường luật
Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việ Nam. Đó là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật. Tuy nhiên để thưởng thức được cái hay cái đẹp của những tác phẩm thơ Nôm Đường luật cần phải nắm roc bản chất thơ Nôm Đường luật về phương diện nội dung cũng như hình thức. Trước hết cần nắm được đặc điểm của thơ Nôm Đường luật. Điểm mấu chốt tạo nên cái hay của mỗi bài thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hồ giữa yếu tố Nơm và yếu tố Đường luật. Hai yếu tố này hoà quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật.
* Sự kế thừa và tương đồng thơ Đường luật trên phương diện hệ thống đề tài, chủ đề của thơ Nôm Đường luật
Đã là thơ Đường luật, cơng thức chung của nó, như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, là “sự thể hiện mơ hình vũ trụ”, theo quan niệm của người Trung Quốc thời trung đại. Mơ hình này tạo nên bởi những mối quan hệ, và bao trùm là mối quan hệ thống nhất giữa các mặt đối lập, giữa sự vĩnh hằng và sự thay
đổi. “Sở dĩ thơ Đường trở thành phong cách là vì nó phát hiện ra sự thống nhất giữa con người với vũ trụ và khẳng định tính bất biến của những quy luật của vũ trụ đối lập lại mọi sự thay đổi nhất thời của con người”. Và “Mỗi thể thơ có một nội dung riêng của chính nó khơng lặp lại ở các thể thơ khác. Ví dụ nội dung của thơ bát cú Đường luật là gì? Nó là ở chỗ khẳng định một sự bất biến mà con người phát hiện ra...”. Vì thế, dẫu là người Trung Quốc hay Việt Nam đã đặt bút làm thơ Đường luật thường có những nét tương đồng về tư tưởng nói chung và tư tưởng, cảm xúc văn học nói riêng.
Xuất hiện sau thơ Đường luật và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa, văn học Trung Quốc, chúng ta không phủ nhận sự ảnh hưởng và kế thừa thơ ca Trung Quốc, Hệ thống đề tài, chủ đề mang tính ước lệ, điển phạm như: Vịnh năm canh, bốn mùa, mười hai tháng theo cái lẽ tuần hoàn của triết lý cổ phương Đông trong “Kinh Dịch”; vịnh tứ thú (ngư tiều canh mục), tứ khoái (phong hoa tuyết nguyệt, cầm kỳ thi tửu) nhằm bộc lộ cái thú thưởng ngoạn của bậc trí nhân quân tử và ngụ cho mỹ đức của cá nhân mình; vịnh đạo Cương thường theo giáo lý Khổng Mạnh “Quân tử chi chí ư đạo dã, bất thành chương bất đạt" - Tận tâm hạ) trong các quan hệ ứng xử và rèn luyện các phẩm chất nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; vịnh nhân vật lịch sử (nhất là các nhân vật Bắc sử) gắn với thái độ tôn sùng cổ nhân và mục đích giáo hóa... Ngồi ra, các nội dung khác của tư tưởng Nho giáo như đạo “trung dung”, “triết lý mệnh trời”, các quan niệm sống “an bần lạc đạo”, “dĩ hòa vi quý”... cũng được đề cập nhiều trong cảm hứng vịnh đề của các nhà thơ Nôm Đường luật.
Dễ thấy cái “khuôn” đề tài, chủ đề của thơ Đường luật (kể cả Nơm và Hán), nhìn chung là theo tinh thần đạo lý Nho giáo, và người cầm bút thường dùng khuôn phép định sẵn viết về những nội dung kinh điển. Thơ ấy vốn trọng nội dung (đạo lý) hơn hình thức, vì thế mọi sự tìm tịi về hình thức chỉ cịn là sự gọt rũa, gò gẫm, dẫn đến sự hoa mỹ, cầu kỳ. “Thể loại thành khuôn khổ, Nghệ thuật chỉ là kỹ xảo". Vì thế, sở dĩ có sự tương đồng trong việc lựa chọn đề tài,
chủ đề giữa thơ Đường luật và thơ Nôm Đường luật cũng là điều dễ hiểu và được tạo bởi các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Do sự tương đồng về tư tưởng nói chung và tư tưởng văn học nói riêng ở người cầm bút. Sự tương đồng này có được hoặc do nguồn gốc bản địa hoặc do tiếp thu, kể cả do áp lực từ phía ngoại bang.
Do sự ảnh hưởng trực tiếp của hệ tưởng Nho giáo trong quan niệm về thế giới, xã hội, văn học, con người, về lý tưởng, cái đẹp, cái hay...
Do kiểu tác giả văn học trung đại quy định: “Ý thức công thức, khuôn sáo làm cho kiểu tác giả này rất khó sử dụng các chi tiết đời sống mới và các chi tiết nghệ thuật bất ngờ”.
Do tính quy phạm của thơ luật quy định: Tối kị lối tả chân, thiên về gợi và mang nghĩa hàm ẩn. Vì thế, thơ ấy thường sử dụng các biểu tượng nghệ thuật đã thành công thức, các thể tài đã định hình để biểu đạt nội dung, ý nghĩa. Xét ra, văn chương nào mà chẳng mang tính ước lệ. Hơn thế, sự ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa, văn học Trung Quốc là một quy luật có ý nghĩa “sinh tồn” trong lịch sử phát triển nền văn học dân tộc. Để rồi “Từ vay mượn thơ ca Việt Nam sẽ tách dần khỏi sự ảnh hưởng Trung Hoa (...) mà đó là cuộc vật lộn trầy da sẩy trán trong hàng nghìn năm, chứ khơng phải một ngày, hai ngày là đạt ngay được. Có thấm thía cuộc vật lộn lâu dài ấy mới biết quý từng cái mốc của thơ ca Việt Nam...”
* Sự tiếp biến và sáng tạo của hệ thống đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật trong tương quan với thơ Đường luật
Đồng thời với quá trình kế thừa, tiếp nối thơ Đường, hệ thống đề tài, chủ đề thơ Nơm Đường luật cịn thực hiện q trình cách tân và sáng tạo theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa thể loại. Nói cách khác, phần cách tân, sáng tạo của thơ Nôm Đường luật trong tương quan với thơ Đường, suy tới cùng chính là kết quả của sự trưởng thành của ý thức dân tộc. Bởi, một khi ý thức dân tộc chưa trưởng thành, trong giao lưu với nước ngồi, chỉ có thể dẫn tới
một trong hai khả năng: hoặc là tìm cách để “đóng cửa”, hoặc là bắt chước, rập khn một cách thụ động để rồi bị đồng hóa. Sự ra đời và quá trình vận động, phát triển của thơ Nôm Đường luật không rơi vào một trong hai khả năng trên, mà từng bước khẳng định vị thế của mình với tư cách là một thể loại văn học dân tộc.
Qua khảo sát và nghiên cứu, xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa của hệ thống đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật được thể hiện chủ yếu trên các bình diện sau:
Thứ nhất, thơ Nôm Đường luật đã nhân thêm và mở rộng các tiểu loại đề tài chủ đề khuôn sáo, ước lệ của thơ Đường nhằm hạn chế sự đơn điệu, lặp lại, tìm đến những cách biểu hiện riêng, thể hiện một cách nhìn tinh tế, và cách tả cũng tinh tế qua trí tưởng tượng dồi dào. Chẳng hạn, trong Hồng Đức quốc âm thi tập - tập thơ được xem là tiêu biểu bậc nhất cho văn chương cung đình nửa sau thế kỷ XV - khi vịnh Mai, có: Mai thụ, Lão mai, Tảo mai, Thủy trung mai; về Hoa có: Giải ngữ hoa, Chỉ hoa, Hoa ảnh, Cúc hoa, Họa mai, Đăng hoa... Về Trăng, có: Trăng non, Bỡn trăng, Trời thu trăng sáng, Cây quế trong trăng, Hằng Nga Nguyệt, v,v...
Thứ hai, hệ thống đề tài chủ đề thơ Nôm Đường luật xuất hiện xu hướng phá bỏ dần tập quán tư duy nghệ thuật của thơ Đường luật, đem đến một năng lực tư duy nghệ thuật mới, mở ra những trường mỹ cảm độc đáo, bất ngờ. Tập quán tư duy thơ trung đại, thơ Đường luật nhìn chung là quen nghĩ và phải nghĩ đến những khn mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành cơng thức. Chúng ta khơng phủ nhận tư duy nghệ thuật này ở các nhà thơ Nôm Đường luật trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề cho các cuộc vịnh đề, xướng hoạ. Nhưng qua khảo sát, ở một số tiểu loại đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật đã xuất hiện những biểu tượng nghệ thuật mới bắt nguồn từ cuộc sống đời thường dân dã, in đậm phong cách thời đại và phong cách người cầm bút như: ao bèo, rau muống, lảnh mùng, hàng kê, bầy cá, con lợn, con mèo... trong thơ Nôm Nguyễn Trãi; cây
chuối, cây cau, rau cải, quả dưa, khoai, cái rế, cái bếp, cái cối xay, cái đó, cái nón, con kiến, con, rận... trong thơ Nôm của Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức. Đặc biệt, với Hồ Xuân Hương, biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nơm của bà đã trút bỏ hồn tồn những khn mẫu có sẵn của thơ luật, những giáo điều trung cổ để tìm đến những biểu tượng thông tục của đời sống, thể hiện một vẻ đẹp tư nhiên, bản năng lành mạnh của con người. Chẳng hạn, là Cái quạt “Chành ra ba góc da cịn thiếu – Khép lại đơi bên thịt vẫn thừa”, Quả mít: “Qn tử có u thì đóng cọc – Xin đừng mân mó nhựa ra tay”, là Cây đánh đu: “Chơi xuân đã biết xuân chăng tá - Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không”, Đèo Ba Dội: “Hiền nhân quân tử ai mà chẳng - Mỏi gối mòn chân vẫn muốn trèo”, Hang Cắc Cớ: “Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc – Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dịm” v.v... Có thể khẳng định vẻ đẹp trần thế và khát vọng ái ân của người phụ nữ trong cuộc sống hôn nhân đã trở thành “mẫu số chung” cho những sáng tạo biểu tượng nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đến Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật đã thực hiện một cuộc cách tân đầy ý nghĩa, “thể thơ Đường luật đã xa phong cách trữ tình trang nghiêm “cao quý” để đi thẳng vào cuộc sống đời thường, góc cạnh, chua xót, kịch liệt – nhưng đó là cuộc sống đích thực, khơng chỉ là dân tộc mà cịn hết sức dân dã”.
Từ Hồ Xuân Hương đến Nguyễn Khuyễn, Tú Xương, thơ Nôm Đường luật tiếp tục làm cuộc cách tân theo xu hướng dân tộc hóa, xã hội hóa về phương diện đề tài, chủ đề. Mặc dù vẫn còn giới hạn trong chức năng phản ánh xã hội qua “trữ tình thế sự”, “trào phúng thế sự” nhưng cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều cố gắng vượt ra ngồi những giới hạn đó để phản ánh đời sống với những chi tiết hiện thực, sinh động. Có lẽ, trong các nhà thơ Nơm Đường luật khó có nhà thơ nào viết nhiều, viết đúng và viết hay về làng quê như Nguyễn Khuyến. Và cũng không ai bằng Tú Xương với những bức ký họa chân thực và sinh động về xã hội thực dân phong kiến ở thành Nam. Vì thế, từ góc độ phản ánh hiện thực xã hội, có thể thấy thơ Nơm Nguyễn Khuyến và Tú
Xương là bức tranh tồn cảnh về nơng thôn và thành thị Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ nửa sau thế kỷ XIX.
Thứ ba, trong việc lựa chọn đề tài, cách thể hiện chủ đề của thơ Nơm Đường luật đã có sự kết hợp hài hịa giữa những yếu tố tích cực của tư tưởng Nho giáo với tinh hoa dân tộc và tinh thần thời đại.
Thứ tư, đã xuất hiện cảm hứng trào lộng, hé mở nỗi niềm riêng của người làm thơ trong hệ thống đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật. Cảm hứng trào lộng vốn đã có trong thơ Đường nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của đạo Nho. Cho nên, tiếng cười nếu có xuất hiện cũng có chừng mực, không được thái quá; nhất là cái tà, cái dâm, cái tục là những điều tối kỵ trong văn chương nhà nho. Thơ Nôm Đường luật thì có khác, ngay từ khi mới xuất hiện, cảm hứng trào lộng gần với bút pháp trào phúng của văn học dân gian đã có trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức:
Gò nổi xương trâu rêu lún phún, Bãi lè lưỡi bạng bọt lăm tăm.
Chan chan thuyền khách sào chưa nhổ, Sình sịch chài ai cọc hay cằm.
(Hồng Đức quốc âm thi tập)
Có tục nhưng khơng thơ, vẫn chừng mực, kín đáo. Đúng hơn, đó chỉ là nét trào tiếu nhẹ nhàng, mang tính chất “thư giãn”, tạo khơng khí gần gũi, cởi mở trong quan hệ vua tôi của thế hệ “dấn thân yêu đời”, không thấy dấu hiệu của sự phóng đãng, thiếu trang nhã.
Đến thơ Nơm của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đã khác. Cảm hứng trào lộng đã trở thành tiếng nói phê phán, tố cáo xã hội và giàu ý vị thâm trầm của một “phong cách triết gia”: Thớt có tanh tao ruồi đậu đến - Ang không mật mỡ kiến kiến bỏ chi” (Bạch Vân quốc ngữ thi tập – Bài 53), hoặc: “Có thuở được thời mèo đuổi chuột - Đến khi thất thế kiến tha bò” (Bạch Vân quốc ngữ thi tập – Bài 81), v.v... Với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú
Xương, cảm hứng trào lộng đã gắn với những chức mới: Trực tiếp tố cáo các “loại sản phẩm” của thể chế xã hội, và ở các nhà thơ khác nhau, tinh thần trào lộng cũng có những điểm khác nhau, do phong cách thời đại và phong cách tác giả quy định. Chẳng hạn, với Nguyễn Công Trứ, cảm hứng trào lộng in đậm dấu ấn cái “ngông” của một con người bất đắc chí: “Ai say ai tỉnh ai thua được - Ta mặc ta mà ai mặc ai” (Cầm kỳ thi tửu); với Hồ Xuân Hương, cảm hứng trào lộng lại được sử dụng như chiếc “đòn xeo” đâm toạc bộ mặt giả dối, làm hiện nguyên hình lũ người bịp bợm, lừa người, dối đời, thuộc đủ loại đẳng cấp người trong xã hội: Từ minh quân lương tướng “Chúa dấu vua yêu một cái này”, hiền nhân quân tử “dùng dằng đi chẳng dứt” đến lũ sư hổ mang trọc đầu: “Vãi núp sau lưng sáu bảy bà”,v.v...Tinh thần trào lộng với Nguyễn Khuyến lại khơng “đao to búa lớn” mà thâm trầm, kín đáo, dù là khi nhà thơ tự cười mình hay chế giễu cái xấu xa của cuộc đời, nhưng có lúc cũng tỏ ra độc địa không kém: “Ba vuông phất phới cờ bay dọc - Một bức tung hoành váy xắn ngang” (Lấy Tây); còn với Tú Xương, tiếng cười lại mang tính chất “lưỡng tính”: vừa phủ định, vừa khẳng định; vừa trào phúng, vừa trữ tình; vừa cười người, vừa cười mình.
Thứ năm, trong tương quan với thơ Đường luật, xu hướng vận động và phát triển của hệ thống đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật theo tinh thần dân chủ hóa, dân tộc hóa thể loại cịn được thể hiện khi các nhà thơ Nôm đã sử dụng và sáng tạo ra các tiểu loại đề tài, chủ đề bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực đời sống xã hội mang đậm bản sắc dân tộc như: Vịnh sử Nam; Người phụ nữ gắn với những bi kịch trong đời sống tình cảm, Cuộc sống hành lạc; Các “loại sản phẩm” của thể chế xã hội... gắn với cảm hứng phê phán, tố cáo. Đây là những đóng góp quan trọng của thơ Nôm Đường luật vào tiến trình nền văn học dân tộc.
Cùng với sự xuất hiện đề tài, chủ đề vịnh sử Nam, đề tài về người phụ nữ gắn với bi kịch trong cuộc sống tình cảm trong thơ Nơm Đường luật cũng là
một bước tiến mới của dòng thơ tiếng Việt, khơi mở một dịng cảm hứng trữ tình giàu giá trị nhân văn truyền thống. Đề tài, chủ đề này được đặt nền móng từ Hồng Đức quốc âm thi tập và được khẳng định như một thành tựu xuất sắc của Đường luật Nôm ở thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Thật ra trong văn chương trung đại cũng như trong thơ Đường, cái khuôn “nam trung nữ tiết” vốn đã là một đề tài mang tính phổ biến. Vì thế, đã từng tồn tại ý kiến cho rằng: “Đề tài, chủ đề người phụ nữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập về căn bản khơng có gì khác so với trước. Người phụ nữ vẫn được nhìn nhận từ quan điểm phong kiến: Họ khổ đấy, đáng thương đấy nhưng họ là những tấm gương về lòng trung quân tiết liệt”. Nhưng với số lượng 14 bài thơ, phải công nhận rằng ở Hồng Đức quốc âm thi tập, đề tài người phụ nữ đã được quan tâm đặc biệt.
Cũng thuộc giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII, trong thơ Nơm Đường luật cịn xuất hiện một đề tài, chủ đề không được xem là văn chương chính thống của văn chương nhà nho: Đề tài hành lạc theo mẫu “nhà nho tài tử” trong thơ Nguyễn Công Trứ.
Giai đoạn cuối cùng của thơ Nôm Đường luật xuất hiện nhà thơ Tú