Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.4.3. Không gian nghệ thuật
Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu sống ở nông thôn, cho nên tác phẩm của ông phần lớn được viết trong bối cảnh nông thôn, khi nhà thơ ở ẩn. Vì vậy khơng gian mang tính nhàn tản thoát tục, gợi cuộc sống bình dị thanh nhàn của con người được thể hiện rất rõ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
(Thơ Nôm. Bài 73)
Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn cho mình con đường về với thơn q, hịa mình vào khơng gian mênh mơng, bất tận của thiên nhiên, tạo vật.Nguyễn Bỉnh Khiêm sà vào thiên nhiên để tìm cho mình thú vui, sự thanh thản. Bên cạnh không gian nhàn tản thoát tục, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn cho thấy không gian loạn ly, chiến tranh. Gặp chiến tranh, nhân dân bỏ quê hương ly tán tứ phương:
Lạc lạc can qua mãn mục tiền, Nhân dân bôn thốn dục cầu tuyền. Điên liên huề bão ta vơ địa,
Ái hộ căng linh bản hữu thiên.
(Giáo và mộc tua tủa bày ra trước mắt, Nhân dân trốn chạy muốn tìm nơi an tồn. Khốn đốn dắt dìu nhau, thở than khơng có đất, Thương xót che chở cho nhau, may thay cịn có trời.)
Chiến tranh liên miên đã gây nên bao cảnh loạn li, đầu rơi máu chảy. Các tập đòa phong kiến cát cứ từng vùng ra sức bóc lột nhân dân để xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí, bắt phu bắt lính đảm bảo cho nhu cầu chiến tranh. Ruộng đồng bị bỏ hoang, sản xuất bị đình trệ. Cảnh cha con, vợ chồng thay phiên nhau đi phu, đi lính, cảnh chết đói bần cùng xảy ra khắp nơi:
Nguyên dã hữu cảo miêu, Lẫm dĩu vô như túc. Lao bần nông phu thán, Cơ tích điền dã khốc.
(Đồng ruộng chỉ cịn mạ khơ, Kho đụn khơng hạt thóc thừa.
Vất vả nghèo khổ, người nơng phu than vãn, Đói và gầy trên ruộng đồng kêu khóc.)
(Tăng thử)
Nguyễn Bỉnh Khiêm có hàng loạt bài thơ như một bức tranh liên hoàn phản ánh cuộc sống cùng cực của nhân dân, và ông lớn tiếng vạch ra thủ phạm đã gây ra chiến tranh.