Kết hợp một cách hợp lí với một số phương pháp dạy học tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 75)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3. Kết hợp một cách hợp lí với một số phương pháp dạy học tích

tác phẩm văn chuơng

2.2.3.1. Phương pháp đọc sáng tạo

Trong một giờ dạy học tác phẩm văn chương phương pháp đọc là một phương pháp khá quan trọng. Mục đích của phương pháp này là phát triển

được sự cảm thụ sâu sắc và tạo được sự cảm thụ trực tiếp của trò đối với tác phẩm văn học nghệ thuật, giúp cho học sinh từ những tiếp xúc ban đầu với văn bản nghệ thuật và hình thành những sự thể nghiệm nghệ thuật, từ đó có cách tiếp cận sâu sắc và toàn diện đối với tác phẩm nghệ thuật. Với mỗi tác phẩm văn học, có thể nhận thức một cách đầy đủ hay khơng thì việc đọc tác phẩm là yếu tố quyết định. Ngay bản thân khi đọc một tác phẩm nghệ thuật đã có những tác động to lớn về các giác quan và cảm xúc. Việc chú ý nghe từng từ, từng câu hay giọng điệu cũng đã gây nên rất nhiều cảm xúc và kích hoạt những hoạt động trí tuệ như hình dung, tưởng tượng, đánh giá tác phẩm. Đặc biệt cách đọc diễn cảm có một tác động to lớn đối với cả người đọc và người nghe. Khi đọc đúng giọng điệu của tác phẩm văn học thì hiệu quả nghệ thuật rất lớn. Khi dạy bài thơ này, việc đọc văn bản trên lớp rất quan trọng. Nhiều giáo viên bỏ qua việc đọc trên lớp mà chỉ dặn học sinh đọc trước ở nhà. Điều đó là hết sức sai lầm, bởi kể cả học sinh đã đọc và soạn bài ở nhà rồi thì bỏ qua việc đọc trên lớp sẽ làm mất đi tâm thế và sự hứng thú ban đầu. Hơn nữa giọng điệu của bài thơ chính là yếu tố nghệ thuật cần phải được phát hiện qua q trình đọc. Chính vì thể trong thời lượng hạn hẹp giáo viên cố gắng hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm ít nhất một lần trên lớp, có thể chọn một số em có giọng đọc tốt.

2.2.3.2. Phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề

Phương pháp này nhằm hướng dẫn người học chủ động làm việc trên vấn đề được đặt ra. Giáo viên là người gợi mở vấn đề, giám sát quá trình làm

việc và hỗ trợ học sinh đúc kết vấn đề. Cụ thể giảng dạy bài thơ Nhàn của

Nguyễn Bỉnh Khiêm giáo viên đưa ra các vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người. Giáo viên đưa ra các vấn đề thuộc các mặt thi pháp học để học sinh tự khám phá, tìm hiểu dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người dạy. Với phương pháp này giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo

nhóm, trao đổi, bàn luận tìm ra kết quả. Hiệu quả của phương pháp này là giúp người học nâng cao kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, tính chủ động trong việc tìm kiếm và xử lý thơng tin.

2.2.3.3. Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm có sự tham gia tích cực của các thành viên. Thảo luận nhóm cịn là phương tiện học hỏi có tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn. Thảo luận nhóm có ưu điểm là học sinh có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình trước đám đơng, đồng thời phát triển kỹ năng phân tích,

lập luận và lối tư duy mang tính phê phán cao. Khi dạy bài thơ Nhàn của

Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo viên đưa ra vấn đề, đưa ra câu hỏi và phân chia các nhóm, học sinh thảo luận theo nhóm. Phương pháp này sẽ giúp cho học sinh trao đổi với nhau về kiến thức thi pháp, không phải học sinh nào cũng hiểu hết về thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả. Trong quá trình thảo luận nhóm, học sinh sẽ lấp đầy lỗ hổng kiến thức của nhau. Bên cạnh đó nếu giáo viên chỉ đạo khơng rõ ràng, thì thảo luận nhóm sẽ rơi vào hình thức, chỉ có một vài em làm việc, học sinh khác ngồi trông chờ kết quả. Cho nên giáo viên ngồi câu hỏi đưa ra cho các nhóm thảo luận thì giáo viên yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm phải đặt ra các câu hỏi ngược cho thành viên nhóm. Ví dụ khi tìm hiểu ngơn ngữ nghệ thuật hai câu thơ đầu, giả thiết học sinh đưa ra câu trả lời là ngôn ngữ giản dị, quen thuộc. Thành viên khác đặt câu hỏi tại sao lại cho đó là ngơn ngữ giản dị, quen thuộc. Cứ như vậy, học sinh sẽ đi trả lời, chứng minh các câu hỏi ngược của nhóm và cuối cùng sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm khoa học trong giờ dạy học tác phẩm sẽ mang lại kết quả đáng kể.

2.2.3.4. Phương pháp đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là phương pháp rất quan trọng. Nếu không sử dụng phương pháp này không thể làm cho học sinh thực sự hiểu bài và trang bị cho các em kỹ năng tư duy cấp cao. Phương pháp này dạy cho các em cách suy nghĩ và giúp cho các em học có chất lượng cao. Phương pháp này cho phép học sinh thực hành các khái niệm và quy tắc các em được học, đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho chính chúng ta – người giáo viên – kiểm tra và sửa chữa lỗi ngay tại chỗ. Phương pháp này cũng cung cấp cho giáo viên thông tin phản hồi để biết được học sinh có hiểu bài hay khơng. Học sinh thường nhận thấy hỏi và trả lời là một hoạt động thú vị và sôi nổi, đặc biệt khi trả lời đúng các em sẽ tự tin hơn rất nhiều và có cảm giác thành cơng. Ngay cả khi học sinh không được gọi trả lời cũng thấy tự tin hơn nếu các em cũng nghĩ được câu trả lời đúng. Cảm giác tự tin, thành công này cùng với những lời khen ngợi và tán thưởng của giáo viên sẽ cổ vũ các em rất nhiều. Giáo viên đặt câu hỏi khơng q khó cũng khơng q dễ, câu hỏi phải kích thích được tất cả học

sinh suy nghĩ, động não, tránh sự căng thẳng. Dạy bài thơ Nhàn theo hướng

tiếp cận thi pháp, yêu cầu học sinh phải bám sát văn bản, giải mã văn bản. Đây là u cầu khơng đơn giản, vì vậy khi đặt câu hỏi giáo viên chú ý tới đặc điểm thi pháp để đặt câu hỏi, và kèm thêm một số câu hỏi gợi mở giúp học sinh dễ hiểu.

Tiểu kết Chương 2

Với đề tài: Dạy học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học, chúng tôi muốn đưa ra những biện pháp dạy học cụ thể, thiết thực có cơ sở khoa học, đó là sự vận dụng lí thuyết của khoa học thi pháp và bộ mơn lí luận và phương pháp giảng dạy vào dạy một tác phẩm cụ thể. Ngồi mục đích để dạy học bài thơ này một cách hiệu quả nhất, đồng thời luận văn cũng muốn góp phần đưa ra một hướng dạy học tác phẩm văn chương một cách có hệ thống, thực sự mang tính khoa học và tính nghệ thuật.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM DẠY BÀI THƠ “NHÀN” CỦA

NGUYỄN BỈNH KHIÊM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP HỌC 3.1. Mục đích thực nghiệm

Việc dạy thực nghiệm bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm theo hướng tiếp cận thi pháp nhằm những mục đích sau:

Kiểm chứng xác nhận tính đúng đắn và tính khả thi của việc dạy học bài thơ Nhàn theo hướng tiếp cận thi pháp.

Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết khoa học: Nếu từ hướng tiếp cận thi pháp, áp dụng vào việc dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

Tiếp thu ý kiến phản hồi từ giáo viên và học sinh trong quá trình thực nghiệm và điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện những đề xuất đổi mới về cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức dạy học cho học sinh.

Đi đến những kết luận có căn cứ và kết quả nghiên cứu, là gợi yư để người nghiên cứu có thể tiếp tục suy nghĩ về phương pháp dạy học các tác phẩm khác theo hướng tiếp cận thi pháp.

3.2. Những khó khăn, thuận lợi đặt ra khi dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn

Bỉnh Khiêm

3.2.1. Khó khăn

Bài thơ sáng tác theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, cho nên bài thơ phải tuân thủ những quy định về số câu, số chữ, niêm, luật chặt chẽ. Để hiểu được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật chứa đựng trong bài thơ thì trước tiên học sinh phải có kiến thức sơ bộ về thể thơ này. Mặt khác bài thơ được sáng tác trong giai đoạn văn học trung đại, một giai đoạn cách xa về thời gian cũng như tư tưởng đối với học sinh, cho nên để cảm thụ được văn bản thì học sinh phải nắm được đặc trưng của thi pháp văn học trung đại, cũng như hệ tư tưởng trong thời kỳ trung đại…Đó là địi hỏi mà ít học sinh thực hiện được.

Một khó khăn nữa mà chúng ta rất hay gặp trong giảng dạy bài thơ này là: chỉ trong một tiết (45 phút) phải tìm hiểu một cách kỹ càng thấu đáo vẻ đẹp của một bài thơ Nôm đương luật với những yếu tố nghệ thuật quan trọng. Nội dung triết lí, tư tưởng sâu xa. Vậy để khám phá hết cái hay cái đẹp của bài thơ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng cả về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức truyền đạt của giáo viên trước khi lên lớp.

Bài thơ được sáng tác trong giai đoạn văn học trung đại, đây là một giai đoạn văn học có thể nói khó tiếp nhận, cho nên phần đa học sinh không có hứng thú khi học các tác phẩm văn học trung đại. Đây cũng là một khõ khăn trong quá trình dạy học.

3.2.2. Thuận lợi

Khi tìm hiểu bài thơ này, chúng ta có một số thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ xuất sắc trong văn học trung đại. Có rất nhiều nguồn để tìm hiểu nhà thơ. Thứ hai là ngơn ngữ thơ giản dị, dễ hiểu.

Khi dạy bài thơ này, giáo viên có nhiều thuận lợi, bởi Nguyễn Bỉnh

Khiêm cũng như sáng tác của ơng nói chung và bài thơ Nhàn nói riêng được

nghiên cứu trong thời gian khá dài. Thành tựu nghiên cứu về vấn đề này cũng rất phong phú và đa dạng, vì thế người giáo viên tranh thủ những thành tựu nghiên cứu đó vào hoạt động dạy học.

3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm Bỉnh Khiêm

Tiết 40: Nhàn

Nguyễn Bỉnh Khiêm

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức

- Giá trị nghệ thuật của bài thơ: Từ ngữ giản dị, dễ hiểu. Ngôn ngữ thơ triết lí. Giọng điệu với nhiều cung bậc khác nhau lúc chậm, lúc ngắt đột ngột thể hiện phong cách riêng của tác giả.

- Giá trị nội dung: Triết lí sống của tác giả: Rời xa chốn danh lợi, trở về với thôn quê để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm rằng phú quý sẽ tan biến và cái tồn tại mãi mãi đó là thiên nhiên và nhân cách con người.

2. Kỹ năng

- Biết cách đọc- hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm; bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.

- Làm quen với hướng tiếp cận bài thơ trữ tình trung đại từ góc độ thi pháp. 3. Thái độ

- Kính trọng tài năng Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Hiểu đúng quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm để từ đó có cách sống đúng với hiện tại.

4. Phương pháp dạy học

- Dạy học thơ theo hướng tiếp thi pháp học. - Phương pháp đọc sáng tạo.

- Phương pháp thuyết giảng theo kiểu tích cực. - Phương pháp dựa trên vấn đề.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên

- Dự kiến biện pháp tổ chức cho học sinhcảm thụ tác phẩm. - Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu có liên quan.

- Chuẩn bị các phương tiện dạy học. 2. Học sinh

- Chủ động soạn bài, thực hiện yêu cầu của giáo viên, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bảng phụ của nhóm.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ 3. bài mới

* Giới thiệu bài mới * Nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động

của học sinh Mục tiêu cần đạt I. HĐ 1: HƯỚNG DẪN

HỌC SINH TÌM HIỂU TIỂU DẪN

+ Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn rút ra ý chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác.

+ Thuyết giảng thêm: Ông sống gần trọn thế kỷ XVI. Ông sống trong hoàn cảnh xã hội rối ren, các phe phái tranh giành nhau. Trịnh Nguyễn phân tranh. Nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Đời sống nhân khổ cực. Dưới thời nhà Mạc: Ban đầu kinh tế có phần ổn định, đời sống nhân có khá hơn, nhưng sau đồng tiền đã lấn áp đạo đức con người. Con người có thể bất chấp tất cả để có được danh lợi. Tầng lớp quý tộc quan liêu nhà Mạc xa hoa, không chăm lo đến đời sống nhân dân, đến vận mệnh đất nước, người dân chịu cảnh cùng khổ, loạn li. + HS đọc SGK nêu các ý chính về tác giả, sự nghiệp sáng tác. I. TIỂU DẪN - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), quê ông ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng. - Hiệu: Bạch Vân Cư Sĩ. - Làm quan duới triều nhà Mạc, được phong tước Trình Quốc cơng. Sau đó về quê ở ẩn.

- Ơng là người có học vấn uyên thâm.

- Là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ

Hán Bạch Vân am thi tập

(khoảng 700 bài). Tập thơ

chữ Nôm Bạch Vân quốc

ngữ thi (khoảng 170 bài).

- Thơ ơng đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

- Nhàn nằm trong tập

Bạch Vân quốc ngữ thi.

Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan tám năm: tài giỏi,thanh liêm, chính trực. Ơng xin dâng sớ địi chém mười tám lộng thần nhưng không được chấp thuận, ông bèn cáo quan về quê ở ẩn. + Chốt một vài ý

II. HĐ 2. HƯỚNG DẪN HS ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

+ Bài thơ viết về đề tài gì? Em có nhận xét gì về đề tài này trong văn học truyền thống? + Thuyết giảng thêm về đề tài ngơn chí là đề tài mà nhà nho xưa thường mượn để khẳng định lí tưởng, niềm tin của mình.

+ Bài thơ được viết theo hình thức thể thơ nào? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ đó?

+ Thuyết giảng thêm về thể thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật

+ Định hướng: Bài thơ cần đọc với giọng điệu lúc chậm rãi ở hai câu thơ đầu, với ngắt nhịp 2/2/3 và 4/3. Và chuyển giọng + Theo dõi và ghi chép + Nêu đề tài và nhận xét + Xác định thể thơ và một số đặc điểm của thể thơ. + Đọc theo định hướng của giáo viên.

đời sau đặt.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tài giỏi, là nhà thơ lớn của dân tộc.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Đề tài

Ngơn chí là đề tài quen thuộc trong văn học truyền thống.

2. Thể thơ

Thất ngôn bát cú Đường luật.

thơ với cách ngắt nhịp 2/5 ở hai câu ba bốn, ngắt nhịp 4/3 hai câu năm sáu, và cuối cùng ngắt nhịp 1/3/3 câu thơ thứ bảy.

+ Yêu cầu hai học sinh đọc thể nghiệm.

+ Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.

+ Yêu cầu học sinh phát hiện giọng điệu trong hai câu thơ đầu, và cho biết ý nghĩa của giọng điệu đó.

+ Yêu cầu học sinh nhận xét cách sử dụng từ ngữ ở hai câu thơ đầu và cho biết ý nghĩa của cách sử dụng đó. + Nhận xét các kết luận của nhóm. + Phát hiện và trả lời. + Thảo luận nhóm, và đưa ra kết luận của nhóm. + Nhận xét câu trả lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)