Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 51 - 53)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

1.4.4. Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Quan niệm thời gian trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học tự nhiên của kinh dịch. Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng đều ln ln lưu động tuần hồn:

Sinh sinh dục thức thiên cơ diệu

Nhận thử hàn mai nghiệm nhất dương.

(Muốn biết cơ trời thần diệu, sự sống cứ sinh ra mãi,

Hãy xem mai nở tháng rét, sẽ thấy một khí dương lại sinh ra.)

Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều bài nói quẻ Bác, quẻ Phục. Đây là hai quẻ lớn trong kinh dịch có ý nghĩa triết học, diễn tả sự biến đổi tuần hoàn của trời đất:

Nhất chu khí vận chung nhi thủy, Bác phục đơ tịng thái cực tiên.

(Khí vận xoay vịng, hết rồi lại bắt đầu,

Quẻ Bác quẻ phục đều theo thái cực xếp đặt trước.)

(Cảm hứng thi, bài 4)

Biến đổi tuần hồn là sự biến đổi theo vịng trịn. Đó là hình thức vận động chung nhất của vũ trụ mà triết học Phương Đông đã nhận thức và đúc kết. Thấm nhuần cách nhìn vũ trụ ln ln tuần hồn của kinh dịch, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm thấy niềm vui, niềm hy vọng vào một xã hội mà ông từng tỏ ý bi quan. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh khá rõ những màu sắc buồn vui chen nhau trong nhân sinh quan của ông, nhưng ở chỗ nào nguyên lý về sự phát triển, chuyển hóa (tuần hồn) được ý thức đầy đủ thì ở đấy tinh thần lạc quan chiếm lình trọn vẹn tứ thơ:

Chín mươi thì kể xn đã muộn, Xn ấy qua thì xn khác cịn.

(Thơ Nơm, bài 29)

Thời gian vũ trụ bất biến là niềm mơ ước của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm thiên về tính biến dịch vĩnh hằng của vũ trụ:

Sen mùa trước đổi, mùa sau mọc, Triều cửa này ròng, của khác cường. Âm đã lại dương đành máy nhiệm, Bĩ thơi thì thái ấy cơ thường.

(Thơ Nơm, bài 98)

Có thể nói rằng thời gian vũ trụ tuần hoàn là điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)