Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.4.2. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đối với các nhà thơ xưa, thiên nhiên vui vẻ đi vào trong thơ khi công thành danh toại hoặc khi tự nguyện ra về ở ẩn, còn thiên nhiên buồn bã ảm đạm in bóng trong thơ Đường ở những hoàn cảch ngược lại. Thơ thiên nhiên
tả cảnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều vui. Niềm thanh thản trong lòng bộc lộ trong những bài thơ ơng nói về thú vui sau ngày lại về quê nhà:
Lẻ tẻ bên giang bảy tám nhà,
Thú nhàn mừng thấy bạn ngâm nga. Thơ nên, ngồi đợi vầng đan quế,
Rượu chuốc, ngan thầm ngõ Hạnh Hoa. Lục ỷ tiếng thanh, đêm tựa ngọc,
Lan chầu chèo vỗ, nước bằng là.
(Thơ Nôm, bài 120)
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm dành một vị trí lớn cho thiên nhiên.Trong thơ chữ Hán, chưa tác giả nào vịnh sự vật nhiều như Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong “Bạch Vân am thi tập” có những chùm thơ về bầu trời: nhật, nguyệt, tinh, phong, vũ, lôi, điện, hà, sương, lộ,…về thời tiết, khí hậu như: xuân, hạ, thu, đông, hàn, thử, xuân nhật, thu dạ, thanh minh, hàn thực, trung thu… về mặt đất như: sơn, thủy, hải, hà, hồ, điền,… về nơi ở của người như: thơn, tỉnh, thị, lầu, các đình,… về cầm thú như: phượng, nhạn, hạc, yến, oanh, vẹt… về cây cối hoa quả như: mai, lan, cúc, trúc, liễu, tùng, đào…. Hình như hàng ngày nhìn thấy sự vật gì thì Nguyễn Bỉnh Khiêm làm thơ ngay về sự vật ấy. Từ những sự vật rất xa như trăng, sao, mặt trời, đến những sự vật gần gũi như mũ, nón, nệm, gối; từ những sự vật to lớn như núi sông đến những sự vật nhỏ bé như đũa, thìa; từ những sự vật thanh cao như mẫu đơn đến những sự vật tầm thường như chổi, ống nhổ,…tất cả những cái gì nhìn thấy, tai nghe thấy đều có thế có chỗ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Giống như khơng ít tác giả xưa, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường mượn sự vật trong thiên nhiên và đồ vật trong sinh hoạt hàng ngày để ngụ một tư tưởng triết học chính trị nào đó. Nhìn chung, thơ vịnh sự vật của Nguyễn Bỉnh Khiêm không những thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của ơng mà cịn bộc lộ tâm sự của ông nữa. Thế giới quan ấy, nhân sinh quan ấy bị sự ràng
buộc của ý thức hệ phong kiến, nhưng tâm sự ấy lại chan chứa tình cảm yêu nước, thương dân. Ngoài những nội dung trên thơ vịnh sự vật với đề tài đa dạng lại phần nào phản ánh sinh hoạt vật chất và tinh thần của tác giả. từ hàng trăm bài thơ vịnh trời đất, sự vật, cây cối cầm thú, làng xóm, nhà cửa… có thể tập hợp những nét tản mạn thành một bức tranh về phong cảnh thiên nhiên, đặc biệt là về cách sinh hoạt của xã hội ta, của dân tộc ta ngày xưa. Đối với thiên nhiên, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ít có những nét bút hào hứng, hoành tráng như thơ Nguyễn Trãi. Nhiều khi ông lại dựa vào thiên nhiên để phát biểu những quan điểm triết học, hoặc những quan điểm nhân sinh.
Thơ ơng thường thể hiện tình cảm ấm áp, tâm hồn trong trẻo trong sự
gắn bó giữa con người và cảnh vật:
Non nước có mùi lịng khách khứa, Trúc mai làm bạn hứng thơ nồng.
(Thơ Nơm, bài 33)
Lời thơ của ơng có khi vui vẻ dí dỏm, có khi giản dị tươi đẹp, có khi sinh động, tinh tế, hấp dẫn. Có khi cơ đơn, lắng đọng nỗi ưu tư. Ý chí, tiết tháo khơng chịu hịa theo thế tục có khi lại làm tăng thêm sinh khí cho cảnh thiên nhiên, cái đẹp tự nhiên phản ánh vào thơ càng trọn vẹn, sâu sắc:
Có ai biết được lòng tri kỉ
Vòi vọi non cao nguyệt một tầng
(Thơ Nôm, bài 6)
Rõ ràng với niềm yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết được những lời thơ mỹ lệ, hồn hậu. Gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống ở thôn dã, nhà thơ cảm thấy mình gửi thân đúng chỗ, có thể thốt ra ngồi hiện thực đen tối trọc loạn, thanh thản, giữ vững lý tưởng và tiết tháo của mình.