Dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận thi pháp học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 57 - 62)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.5. Dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận thi pháp học

Thi pháp học đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn hai mươi năm. Có nhiều cơng trình nghiên cứu chuyên biệt về thi pháp học. Cho đến ngày nay có nhiều cách hiểu về thi pháp học. Nhưng trong nhà trường nên có cách hiểu thống nhất. Có thể hiểu thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, khơng chú trọng đến vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội…Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như:

hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, điểm nhìn, ngơn

ngữ…Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là Hình thức

mang tính quan niệm (Trần Đình Sử). Phương pháp chủ yếu của thi pháp học

là phương pháp hình thức. Chúng ta hiểu Phương pháp hình thức là phương

pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó (Nguyễn Văn Dân). Dạy văn theo hướng thi

pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Và nội dung được suy ra từ hình thức đó. Người học phải đi giải mã văn bản. Một trong những phạm trù quan trọng hàng đầu của thi pháp học là thể loại. Trong giờ giảng văn cần chú ý đến thể loại vì nó chi phối tất cả các yếu tố cịn lại của hình thức tác phẩm. Mỗi thể loại có đặc điểm riêng và yêu cầu phân tích theo một phương pháp riêng. Không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa sắp xếp tác phẩm theo thể loại. Mỗi khi dạy tới một thể loại, sách giáo khoa thường nêu chú thích về thể loại đó. Chương trình Ngữ văn có các phần dạy luật thơ để học sinh vận dụng sáng tác văn học như: Tập àm thơ bốn chữ (lớp 6), làm thơ lục bát (lớp 7), làm thơ bảy chữ (lớp 8), tập làm thơ tám chữ (lớp 8), Luật thơ Đường (lớp 10)… Sách giáo khoa lớp 10 nâng cao có một số câu hỏi về thể loại như: Anh (chị) hiểu như thế nào là thể truyền kỳ qua tác phẩm

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên? Anh (chị) hiểu thế nào là văn biền

ngẫu?...Dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, cần chỉ ra vẻ đẹp của hình thức

của thể văn biền ngẫu: các vế phải đối nhau về số tiếng, thanh điệu, nhịp, nội dung các câu đều phải gieo theo một vần, sử dụng nhiều điển cố, từ ngữ giàu hình ảnh,…có như vậy học sinh mới thấy được kì cơng của Nguyễn Đình Chiểu và ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật của ơng. Bên cạnh đó khi phân tích một tác phẩm phải chú ý đến nhân vật. Khi phân tích tính cách nhân vật cần lưu ý đến kiểu nhân vật. Chẳng hạn, phân tích truyện ngắn hiện đại thì chú ý đến kiểu nhân vật tính cách, cịn phân tích truyện cổ tích thì nên chú ý loại hình nhân vật chức năng. Phần quan niệm nghệ thuật về con ngựời thường ít

được đặt thành mục riêng mà chỉ nói lướt qua ở phần tiểu dẫn, chủ đề hoặc kết luận. Vì trong thực tế, khơng phải tác phẩm nào cũng thể hiện rõ nét nội dung này. Nhưng đối với tác phẩm thể hiện rõ nội dung này cần phải đặt thành mục riêng, như thơ Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Minh Châu…Nên chú ý rằng, quan niệm về con người ở đây toát ra từ văn bản nghệ thuật chứ khơng phải áp đặt từ bên ngồi. Muốn biết được tính cách nhân vật và quan niệm nghệ thuật về con người, cần phải phân tích nghệ thuật thể hiện nhân vật. Tức là phải bám sát văn bản, giải mã các chi tiết về nhân vật như ngôn ngữ, cử chỉ, cách xưng hô, hành động, mối quan hệ với nhân vật khác…Ngoài các phương diện trên, dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp còn chú ý tới không gian, thời gian nghệ thuật, kết cấu văn bản, ngôn ngữ…Không gian và thời gian thường gắn liền với nhau, chi phối, cộng hưởng lẫn nhau tạo ra một “thế giới mang tính quan niệm”. Cần chú ý đặc điểm của chúng trong mỗi thể loại, mỗi giai đoạn văn học, mỗi tác giả, tác phẩm. Nó có thể phân tích ở tầm bao qt nhưng cũng có thể phân tích ở các chi tiết nhỏ. Như lối mở đầu quen thuộc trong văn học dân gian: “Ngày xửa ngày xưa”. Hình tượng con đường rộng mở trong thơ Tố Hữu hay cổng nhà ln khép kín của Hồng (Đơi mắt). Không gian, thời gian nghệ thuật được phát lộ qua văn bản, người học phát hiện không gian, thời gian qua tín hiệu ngơn ngữ có trong văn bản. Người học khơng nên dựa vào các chi tiết ngoài văn bản như: hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời tác giả, yếu tố xã hội mà áp đặt một nội dung nào đó. Nội dung phải được lấy ra từ hình thức. Người học phải đọc kỹ văn bản, xem xét văn bản, phân tích văn bản dựa theo các phương diện của thi pháp học. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phân tích đầy đủ các yếu tố của thi pháp mà chỉ chú trọng những yếu tố nào quan trọng, đặc sắc, thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Giờ dạy văn không chỉ sử dụng tối ưu một phương pháp mà cần phải biết kết hợp các phương pháp khác nhau. Quan trọng là phải xác định đâu là

phương pháp chính. Ví như phân tích Thơ mới thì phương pháp hình thức là chủ đạo. Phương pháp xã hội học thường được sử dụng ở phần tiểu dẫn. Hoặc thi thoảng xuất hiện để giải thích rõ thêm các chi tiết.Việc dạy văn theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung của thế giới. Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện điều này. Chúng ta đã có một đội ngũ các nhà thi pháp học tương đối hùng hậu. Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành chứa đựng rất nhiều tri thức về thi pháp học. Các đề thi và đáp án môn văn gần đây đã yêu cầu học sinh chú trọng phân tích hình thức nghệ thuật. Nhưng những vấn đề nói trên chỉ nằm ở dạng lý thuyết. Thi pháp học có biến thành thực tiễn sinhb động hay không cịn phụ thuộc rất nhiều vào sự vận dụng tích cực của thầy và trị trong giờ giảng văn.

Tiểu kết Chương 1

Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong ngành nghiên cứu văn học thế kỷ XX, tuy có cội nguồn xa xưa nhưng đã được cải tạo triệt để, mang nội dung mới, rất đa dạng về quan niệm, phương pháp, đồng thời tự nó cũng biến đổi nhanh chóng trong lịch sử. Thi pháp học rất cần thiết trong việc nghiên cứu cũng như giảng dạy văn học trong nhà trường. Nó giúp chúng ta khám phá một cách chính xác cấu trúc hình thức mang tính nội dung của tác phẩm văn học, phục vụ cho việc tìm hiểu nội dung tác phẩm một cách đích thực hồn tồn khơng có sự gán chép hoặc cảm nhận thiếu cơ sở. Bên cạnh đó nó cịn giúp bạn đọc hiểu đủ, hiểu đúng các tác phẩm văn chương trong quá trình phát triển tư duy nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn chương, nhưng khơng sa vào hình thức chủ nghĩa. Việc áp dụng lí thuyết của thi pháp học vào dạy một tác phẩm văn chương cụ thể là một yêu cầu cấp thiết, nhất là khi nhìn vào thực trạng dạy học văn nói chung và dạy học tác phẩm thơ trung đại nói riêng trong giai đoạn này, đó cũng là cách thay đổi tư duy dạy văn truyền thống đã và đang dần mất đi vị trí và vai trị của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI TRONG NHÀ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 57 - 62)