Những khó khăn, thuận lợi đặt ra khi dạy bài thơ Nhàn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 80 - 81)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Những khó khăn, thuận lợi đặt ra khi dạy bài thơ Nhàn của

Bỉnh Khiêm

3.2.1. Khó khăn

Bài thơ sáng tác theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, cho nên bài thơ phải tuân thủ những quy định về số câu, số chữ, niêm, luật chặt chẽ. Để hiểu được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật chứa đựng trong bài thơ thì trước tiên học sinh phải có kiến thức sơ bộ về thể thơ này. Mặt khác bài thơ được sáng tác trong giai đoạn văn học trung đại, một giai đoạn cách xa về thời gian cũng như tư tưởng đối với học sinh, cho nên để cảm thụ được văn bản thì học sinh phải nắm được đặc trưng của thi pháp văn học trung đại, cũng như hệ tư tưởng trong thời kỳ trung đại…Đó là địi hỏi mà ít học sinh thực hiện được.

Một khó khăn nữa mà chúng ta rất hay gặp trong giảng dạy bài thơ này là: chỉ trong một tiết (45 phút) phải tìm hiểu một cách kỹ càng thấu đáo vẻ đẹp của một bài thơ Nôm đương luật với những yếu tố nghệ thuật quan trọng. Nội dung triết lí, tư tưởng sâu xa. Vậy để khám phá hết cái hay cái đẹp của bài thơ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng cả về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức truyền đạt của giáo viên trước khi lên lớp.

Bài thơ được sáng tác trong giai đoạn văn học trung đại, đây là một giai đoạn văn học có thể nói khó tiếp nhận, cho nên phần đa học sinh khơng có hứng thú khi học các tác phẩm văn học trung đại. Đây cũng là một khõ khăn trong quá trình dạy học.

3.2.2. Thuận lợi

Khi tìm hiểu bài thơ này, chúng ta có một số thuận lợi. Thuận lợi thứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)