Phân lập một số chủng có khả năng phân huỷ phenol

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu khả năng phân hủy Phenol của một số chủng vi khuẩn tạo màng sinh học (Trang 43)

Phân huỷ sinh học phenol diễn ra theo 2 cơ chế trao đổi chất và đồng trao đổi chất. Trên thế giới đã có 1 số công trình nghiên cứu về khả năng phân huỷ phenol của các chủng vi sinh vật theo cơ chế đồng trao đổi chất. Trong nhiều trƣờng hợp, bổ sung nguồn carbon thứ 2 giúp chúng khởi động quá trình sinh trƣởng, phát triển và tăng cƣờng khả năng phân huỷ chất độc. Do đó từ mẫu ban đầu, vi sinh vật sử dụng phenol đƣợc phân lập theo phƣơng pháp làm giàu trên môi trƣờng muối khoáng chứa 50 ppm phenol (có và không bổ sung glucose với nồng độ 0,1%).

Sau 3 lần làm giàu, chúng tôi nhận thấy màu sắc và độ đục của môi trƣờng thay đổi so với nguồn mẫu nƣớc thải ban đầu, sinh khối ngày càng tăng lên, điều đó

A B

Hình 3.1. Mẫu nƣớc (A) và mẫu bùn (B) thu thập đƣợc từ bể chứa nƣớc thải kho xăng dầu Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho thấy phần nào sự phát triển nhanh chóng của vi sinh vật trong mẫu nƣớc thải. Điểm khác biệt là dịch làm giàu có bổ sung glucose thì độ đục dịch nuôi cũng nhƣ sinh khối bám trên thành bình nhiều hơn so với dịch làm giàu không bổ sung glucose tƣơng ứng, chứng tỏ việc bổ sung nguồn carbon thứ hai giúp cho các chủng vi sinh vật ở đây phát triển mạnh hơn. Điều này cũng phù hợp với khả năng phát triển các chủng vi sinh vật có trong nƣớc thải. Kết quả đƣợc thể thiện trên hình 3.2.

Hình 3.2. Mẫu làm giàu vsv trên môi trƣờng khoáng Gost dịch có bổ sung 50 ppm phenol

Sau khi tiến hành làm giàu lần 3, các mẫu đƣợc pha loãng tới hạn rồi cấy gạt trên môi trƣờng khoáng Gost thạch có bổ sung 50 ppm phenol. Sau 2 ngày trên đĩa thạch xuất hiện các loại khuẩn lạc với các hình dạng khác nhau. Kết quả đƣợc thể hiện ở hình 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có glucose Không có glucose

Hình 3.3. Tập đoàn vi sinh vật trên môi trƣờng khoáng Gost thạch (có và không bổ sung glucose) với 50 ppm phenol sau 3 lần làm giàu

Sau khi đã tiến hành làm sạch và quan sát khuẩn lạc, có 8 chủng vi khuẩn đƣợc phân lập. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát khả năng phân hủy phenol của từng chủng. Các thí nghiệm đƣợc tiến hành trên môi trƣờng khoáng Gost có bổ sung 50 ppm phenol (có và không bổ sung glucose), lắc ở nhiệt độ 30oC trong 7 ngày. Khả năng phân hủy phenol đƣợc đánh giá định tính thông qua quan sát độ đục của môi trƣờng và giá trị đo OD ở bƣớc sóng 600 nm. Kết quả đƣợc chỉ ra ở hình 3.4.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 6 7 OD 600nm Ngày ĐGP1 ĐGP3 ĐGP5 ĐGP6 ĐGP7 ĐGP8 ĐGP2 ĐGP4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.4. Khả năng sinh trƣởng và phát triển của các chủng vi khuẩn

Từ đồ thị trên, chúng ta thấy các chủng ĐGP2, ĐGP4, ĐGP8 sinh trƣởng và phát triển tốt hơn các chủng còn lại và sinh trƣởng phát triển mạnh nhất từ ngày thứ 3 tới ngày thứ 4. Với mục tiêu là phân lập và tuyển chọn đƣợc các chủng vi khuẩn vừa có khả năng sinh trƣởng và phát triển tốt trên nguồn cơ chất phenol, vừa sàng lọc đƣợc các chủng vi khuẩn có khả năng tạo màng tốt, các chủng vi khuẩn này đƣợc chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng tạo màng sinh học của chúng.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu khả năng phân hủy Phenol của một số chủng vi khuẩn tạo màng sinh học (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)