Để đánh giá khả năng sử dụng phenol của một số chủng có khả năng tạo màng, chúng tôi tiến hành cấy sinh khối các chủng vi khuẩn trên môi trƣờng khoáng Gost thạch có bổ sung cơ chất phenol. Sau 5 đến 7 ngày, dùng que cấy tròn, lấy sinh khối cho vào bình môi trƣờng khoáng Gost dịch có bổ sung sẵn 50, 100, 150 và 200 ppm phenol và điều chỉnh giá trị OD tại bƣớc sóng 600 nm đạt 0,3. Sau 24 giờ nuôi cấy, hút 1ml dịch ra để tiến hành đo OD ở bƣớc sóng 600 nm trong vòng 7 ngày với mỗi thí nghiệm đo OD lặp lại 3 lần. Sau đó lập đƣờng cong sinh trƣởng để đánh giá khả năng phân hủy phenol tại nồng độ mà màng sinh học đa chủng sinh trƣởng và phát triển tốt nhất.
Khả năng phân hủy phenol của màng sinh học tạo thành từ 3 chủng vi khuẩn
ĐGP2, ĐGP4, ĐGP8
Các chủng vi khuẩn đƣợc nuôi tĩnh trên môi trƣờng HKTS lỏng để tạo màng sinh học. Sau 48 giờ, dịch nuôi cấy đƣợc hút nhẹ nhàng ra khỏi bình nuôi cấy, tránh làm vỡ màng. Rửa màng bằng nƣớc cất vô trùng 3 lần. Sau đó bổ sung môi trƣờng khoáng Gost dịch và 150 ppm phenol. Sau 7 ngày nuôi tĩnh, dịch nuôi cấy đƣợc phân tích để xác định hàm lƣợng phenol còn lại bằng đánh giá khả năng phân hủy phenol bằng phƣơng pháp đo quang.
Khả năng phân hủy phenol đƣợc phát hiện bằng phƣơng pháp đo quang. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện theo nguyên lý: trong môi trƣờng kiềm phenol kết hợp với 4-aminotipyrine để tạo ra một phức antypyrine màu nâu đỏ, ổn định, cƣờng độ màu tỉ lệ với hàm lƣợng phenol trong mẫu. Độ hấp phụ cực đại của màu này đƣợc xác định ở bƣớc sóng 510 nm. Dịch nuôi cấy đƣợc điều chỉnh pH<4 bằng dung dịch H3PO4. Các chất oxi hóa nhƣ chlorine trong mẫu đƣợc phát hiện bởi iot tự do đƣợc giải phóng ra quá trình oxi hóa mẫu trong sự có mặt của KI. Khi đó Cl-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sẽ bị loại bỏ ngay lập tức sau khi thêm một lƣợng sắt (II) amoni sulfate vào mẫu. Mẫu đƣợc chƣng cất và điều chỉnh pH lên 10 bằng dung dịch đệm chứa NH4Cl, NH4OH và bổ sung dung dịch aminotipyrine và dung dịch K3Fe(OH)6 cho tới khi mẫu lên màu nâu đỏ thì tiến hành đo quang ở bƣớc sóng 510 nm. Dựa vào nồng độ phenol của dung dịch chuẩn tiến hành dựng đƣờng chuẩn và từ đó tính đƣợc nồng độ phenol có trong mẫu.
Kết quả phân hủy phenol đƣợc gửi phân tích ở Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN