thêm 0,1% glucose và một bình không bổ sung glucose. Nuôi lắc các bình ở máy lắc 30oC với tốc độ 200 vòng/phút, trong vòng 7 ngày.
Làm giàu lần 3: Chuyển 10% dịch làm giàu lần 2 sang bình nuôi cấy thứ 3 và thao tác tƣơng tự nhƣ làm giàu lần 2.
2.2.3. Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn có khả năng sử dụng phenol phenol
Nguyên tắc:
- Thu đƣợc tập đoàn vi sinh vật có khả năng phát triển trên môi trƣờng chứa phenol.
- Tách rời các tế bào vi sinh vật.
- Nuôi cấy các tế bào trên môi trƣờng dinh dƣỡng để tạo khuẩn lạc riêng rẽ.
- Đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của các chủng đã phân lập đƣợc, tuyển chọn các chủng có khả năng phân hủy phenol tốt nhất.
Tiến hành:
- Sau khi pha loãng tới 10-8, hút 0,1 ml dịch mẫu đã pha loãng cho vào các đĩa petri chứa môi trƣờng khoáng bổ sung 50 ppm phenol.
- Dùng que trang trải đều mẫu khắp mặt thạch.
- Tiếp tục sử dụng que trang này để trải đều khắp mặt thạch ở đĩa thứ 2, thứ 3 … ở các độ pha loãng khác nhau.
- Các đĩa sau khi đƣợc cấy gạt, đƣợc bao gói cẩn thận và nuôi cấy ở tủ ấm 30oC trong 7 ngày sẽ thu đƣợc tập đoàn vi sinh vật và các khuẩn lạc vi khuẩn riêng rẽ. Đánh dấu các khuẩn lạc khác nhau dựa vào hình thái và màu sắc khuẩn lạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nuôi các khuẩn lạc trong môi trƣờng khoáng Gost dịch có bổ sung 50 ppm phenol, lắc ở 30oC trong 7 ngày và chỉnh OD tại bƣớc sóng 600 nm đạt 0,3. Cứ sau 24 giờ, lấy 1 ml dịch nuôi xác định giá trị mật độ quang phổ ở bƣớc sóng 600 nm để xác định khả năng sinh trƣởng và phát triển của các chủng vi khuẩn trên nguồn cơ chất phenol. Mỗi thí nghiệm đo OD đƣợc lặp lại 3 lần.