ST
T Đặc điểm nhân khẩu Số lƣợng
(Ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Giới tính Nam 99 25,4 Nữ 291 74,6 2 Độ tuổi 18 – 30 210 53,8 31 – 60 180 46,2 3 Trình độ học vấn
Tốt nghiệp trung học cơ sở và tiểu học 10 3,6 Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương 136 35,1 Tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học 207 53,4
Tốt nghiệp sau Đại học 35 9,0
4 Nghề nghiệp
Giáo viên 141 36,1
Sinh viên 116 29,7
Khác (công nhân, công an, làm tự do, nhân
viên y tế, tiếp viên hàng không …) 133 34,2 5 Tình trạng
cơng việc
Làm việc tồn thời gian 248 64,9
Làm việc bán thời gian 65 17,0
Thất nghiệp/không đi làm 69 18,1
6 Thu nhập
Từ 5 triệu đồng trở xuống 124 60,2
Từ 6 – 10 triệu 72 35,0
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập, tổng hợp và phân tích đánh giá các tài liệu các bài báo khoa học, các nghiên cứu quốc tế và trong nước về rối loạn phát triển ở trẻ em, các cơng trình nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng về rối loạn phát triển ở trẻ em. Tài liệu được tìm kiếm từ các nguồn như: các luận văn thạc sĩ của chương trình tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên các khóa trước, thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, các kỉ yếu hội thảo về rối loạn phát triển và từ các trang web như: Google Scholar, PubMed, https://www.aap.org, https://www.cdc.gov … các tài liệu có liên quan đến sức khỏe tâm thần trẻ em, các liệu nghiên cứu về các vấn đề của rối loạn phát triển thần kinh (dịch tễ, nguyên nhân, triệu chứng và can thiệp điều trị) và các tài liệu về kiến thức thái độ của cộng đồng về các rối loạn phát triển thần kinh. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và thiết kế bảng hỏi phù hợp nhằm phục vụ cho mục đích đặt ra của đề tài.
2.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập thơng tin liên quan đến nhận thức của cộng đồng về các rối loạn phát triển ở trẻ em. Bảng hỏi của nghiên cứu được xây dựng dựa trên các thành tố như: Khái niệm về nhận thức của đề tài, các tiêu chuẩn chẩn đoán về các rối loạn phát triển của DSM – 5, các cơng trình nghiên cứu đi trước như: Trịnh Thanh Hương (2014), Jorm (2012), Ryan (2013), Scior & Furnham (2011) [23], [86], [115], [116]. Bảng hỏi được thiết kế gồm các phần sau:
A. Thơng tin cá nhân, phần này có 7 tiểu thang đo nhằm thu thập thơng tin về khách thể như, giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng nghề nghiệp, thu nhập và quen biết với người có rối loạn phát triển hay không.
B. Thông tin về rối loạn phát triển, phần này gồm 8 tiểu thang đo.
Tiểu thang đo về mức độ hiểu biết về các rối loạn phát triển gồm 6 mục (item) tương đương với 6 rối loạn cụ thể, được thiết kế theo kiểu Likert với 4 mức độ (1=hiểu biết rất ít, 2=ít, 3=tương đối và 4=nhiều). Tiểu thang đo về con đường hiểu biết về các rối loạn phát triển gồm 6 mục (item) tương đương với 6 rối loạn cụ thể và 3 con đường nhận biết thông tin (1=các phương tiện thông tin đại chúng,
2=nhân viên y tế và 3=người thân bạn bè), tiểu thang đo được thiết kế theo dạng có
nhiều lựa chọn, khách thể có thể lựa chọn nhiều đáp án. Tiểu thang đo về khách thể hiểu biết rối loạn phát triển là gì gồm 4 item, được thiết kế theo dạng lựa chọn, khách thể được chọn một trong các đáp án đúng nhất. Tiểu thang đo về nguyên nhân của rối loạn phát triển bao gồm 10 item, được thiết kế theo kiểu lựa chọn các đáp án phù hợp, khách thể được lựa chọn nhiều đáp án. Tiểu thang đo về dịch tễ gồm 4 item, được thiết kế theo kiểu lựa chọn, khách thể lựa chọn một đáp án phù hợp nhất. Về can thiệp/điều trị có tiểu thang đo về nơi điều trị/can thiệp gồm 5 item, được thiết kế theo kiểu lựa chọn, khách thể được lựa chọn các đáp án phù hợp hoặc điền thêm những đáp án khác, tiểu thang đo về người được phép chẩn đoán và điều trị/can thiệp gồm 7 item, được thiết kế theo kiểu lựa chọn, khách thể được lựa chọn nhiều đáp án phù hợp.
C. Thông tin về các rối loạn phát triển cụ thể. - C1. Rối loạn phổ tự kỷ.
Phần này gồm có 11 tiểu thang đo, để tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về biểu hiện, nguyên nhân, dịch tễ, can thiệp/điều trị và triển vọng của RLPTK. Các tiểu thang đo về dịch tễ gồm có 2 tiểu thang đo về tỷ lệ trong dân số trẻ em và tỷ lệ nam/nữ của RLPTK, các hỏi được thiết kế theo kiểu lựa chọn, khách thể lựa chọn đáp án phù hợp nhất. Tiểu thang đo về biểu hiện của RLPTK gồm có 22 item được thiết kế theo kiểu Likert với 3 mức độ tương đương (1=đúng, 2=sai, 3=không chắc). Tiểu thang đo về nguyên nhân của RLPTK gồm có 13 item, được thiết kế
theo kiểu Likert với các mức độ tương đương (1=sai, 2=đúng, 3=không chắc đúng
hay sai). Tiểu thang đo về điều trị/can thiệp gồm 25 item, được thiết kế theo kiểu
Likert với các mức độ lựa chọn tương đương (1=có hiệu quả, 2=khơng có hoặc có ít hiệu quả, 3=tơi khơng biết). Tiểu thang đo về triển vọng phát triển của trẻ RLPTK
gồm 7 item, được thiết kế theo kiểu Likert với các mức độ lựa chọn tương đương
(1=khơng đúng, 2=đúng một phần, 3=hồn tồn đúng). Tiểu thang đo tự đánh giá
về mức độ hiểu biết chung về RLPTK có 3 mức độ lựa chọn tương đương (1=biết
rõ, 2=biết sơ qua, 3=không biết). Tiểu thang đo về quan điểm của khách thể về tự
kỷ gồm có 7 item, được thiết kế theo kiểu Likert với các mức độ lựa chọn tương đương (1=hoàn toàn đúng, 2=đúng một phần, 3=không đúng). Tiểu thang đo về
điều kiện can thiệp hiệu quả cho trẻ RLPTK được thiết kế theo kiểu có nhiều lựa chọn, khách thể có thể lựa chọn các đáp án phù hợp nhất. Tiểu thang đo về nhận diện triệu chứng giống nhau giữa mọi trẻ RLPTK, được thiết kế có 3 lựa chọn gồm
(1=đúng, 2=sai, 3=không biết), khách thể chọn đáp án phù hợp nhất.
- C2. Rối loạn tăng động giảm chú ý.
Phần này gồm có 12 tiểu thang đo nhằm tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về; biểu hiện, nguyên nhân, dịch tễ, can thiệp/điều trị và triển vọng của RLTĐGCY được thiết kế cụ thể như sau: Về triệu chứng/biểu hiện của RLTĐGCY có một tiểu thang đo gồm 33 item, được thiết kế theo kiểu Likert với 3 mức độ lựa chọn tương đương là (1=khơng có, 2=khơng chắc chắn, 3=có). Về nguyên nhân có một tiểu thang đo gồm 14 item, được thiết kế theo kiểu Likert với 3 mức độ lựa chọn tương ứng là (1 = sai, 2=đúng, 3=không biết). Về những cách thức có thể dùng để điều trị, hỗ trợ trẻ RLTĐGCY có một tiểu thang đo với 10 item, được thiết kế theo kiểu Likert với các mức độ lựa chọn là (1=sai, 2=đúng, 3=không chắc đúng hay sai).
Các tiểu thang đo khác như: (Tự đánh giá về mức độ hiểu biết về RLTĐGCY?, biết
về RLTĐGCY qua đâu?, Biểu hiện tăng động giảm chú ý rõ nhất ở độ tuổi nào?, Tăng động giảm chú ý có thể kéo dài đến khi nào? Biểu hiện tăng động giảm chú ý có thể xuất hiện trong mơi trường nào?, trẻ có thể vừa bị tăng động giảm chú ý và một dạng vấn đề khác nữa khơng, ví dụ các vấn đề học tập, hành vi hay cảm xúc?, Triệu chứng ở mọi trẻ bị tăng động giảm chú ý có giống nhau khơng? trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể chữa được khơng?) được thiết kế theo kiểu tiểu thang đo với
nhiều lựa chọn, khách thể có thể chọn một hoặc nhiều đáp áp tùy từng tiểu thang đo. - C3. Rối loạn học tập đặc hiệu/ Khuyết tật học tập.
Phần này gồm có 5 tiểu thang đo được thiết kế như sau: Tiểu thang đo về tự đánh giá mức độ hiểu biết của khách thể về KTHT và tiểu thang đo trẻ rối loạn học tập đặc hiệu/ khuyết tật học tập nên học ở đâu, được thiết kế theo kiểu tiểu thang đo với nhiều lựa chọn, khách thể có thể chọn những đáp án phù hợp. Các tiểu thang đo về biểu hiện/triệu chứng, nguyên nhân và cách thức điều trị/can thiệp cho trẻ KTHT được thiết kế theo kiểu Likert với 3 mức độ lựa chọn. Cụ thể tiểu thang đo về triệu chứng/biểu hiện của KTHT có 6 item với các mức độ lựa chọn tương ứng là;
item với các mức độ lựa chọn là; (1=sai, 2=đúng, 3=không chắc đúng hay sai). Tiểu thang đo về cách thức điều trị/can thiệp có 5 item với các mức độ lựa chọn là;
(1=sai, 2=đúng, 3=không chắc đúng hay sai).
- C4. Rối loạn phát triển trí tuệ/ khuyết tật trí tuệ.
Phần này gồm 5 tiểu thang đo được thiết kế như sau: Tiểu thang đo về tự đánh giá mức độ hiểu biết của khách thể về KTTT và tiểu thang đo về tương lai của trẻ rối loạn phát triển trí tuệ, được thiết kế theo kiểu tiểu thang đo với nhiều lựa chọn, khách thể có thể chọn những đáp án phù hợp. Các tiểu thang đo về biểu hiện/triệu chứng, nguyên nhân và cách thức điều trị/can thiệp cho trẻ KTTT được thiết kế theo kiểu Likert với 3 mức độ lựa chọn. Cụ thể tiểu thang đo về triệu chứng/biểu hiện của KTHT có 4 item với các mức độ lựa chọn tương ứng là;
(1=khơng có, 2=khơng chắc chắn, 3=Có). Tiểu thang đo về nguyên nhân có 12 item với các mức độ lựa chọn là; (1=sai, 2=đúng, 3=không chắc đúng hay sai).
Tiểu thang đo về cách thức điều trị/can thiệp có 5 item với các mức độ lựa chọn là;
(1=sai, 2=đúng, 3=không chắc đúng hay sai).
- C5. Rối loạn giao tiếp.
Phần này gồm 4 tiểu thang đo được thiết kế như sau: Tiểu thang đo về tự đánh giá mức độ hiểu biết của khách thể về RLGT là tiểu thang đo dạng lựa chọn, khách thể chọn một đáp án phù hợp nhất. Các tiểu thang đo về biểu hiện/triệu chứng, nguyên nhân và cách thức điều trị/can thiệp cho trẻ RLGT được thiết kế theo kiểu Likert với 3 mức độ lựa chọn. Cụ thể tiểu thang đo về triệu chứng/biểu hiện của RLGT có 6 item với các mức độ lựa chọn tương ứng là; (1=khơng có, 2=khơng
chắc chắn, 3=Có). Tiểu thang đo về nguyên nhân có 12 item với các mức độ lựa chọn là; (1=sai, 2=đúng, 3=không chắc đúng hay sai). Tiểu thang đo về cách thức điều trị/can thiệp có 4 item với các mức độ lựa chọn là; (1=sai, 2=đúng, 3=không
chắc đúng hay sai).
- C6. Rối loạn vận động.
Phần này gồm 4 tiểu thang đo được thiết kế như sau: Tiểu thang đo về tự đánh giá mức độ hiểu biết của khách thể về RLVĐ là tiểu thang đo dạng lựa chọn, khách thể chọn một đáp án phù hợp nhất. Các tiểu thang đo về biểu hiện/triệu chứng, nguyên nhân và cách thức điều trị/can thiệp cho trẻ RLVĐ được thiết kế
theo kiểu Likert với 3 mức độ lựa chọn. Cụ thể tiểu thang đo về triệu chứng/biểu hiện của RLVĐ có 5 item với các mức độ lựa chọn tương ứng là; (1=khơng có, 2=khơng chắc chăn, 3=Có). Tiểu thang đo về nguyên nhân có 12 item với các mức
độ lựa chọn là; (1= sai, 2=đúng, 3=không chắc đúng hay sai). Tiểu thang đo về cách thức điều trị/can thiệp có 4 item với các mức độ lựa chọn là; (1= sai, 2=đúng,
3=không chắc đúng hay sai).
D. Các trường hợp cụ thể.
Phần này gồm có 7 trường hợp lâm sàng được xây dựng với các biểu hiện/triệu chứng tương ứng với các rối loạn cụ thể (rối loạn phát triển trí tuệ, rối loạn giao tiếp
Rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn học tập đặc hiệu, và rối loạn vận động). Khách thể được yêu cầu đọc các tình huống và lựa chọn các rối loạn có
thể có tương ứng với các mức độ (1=giống nhất, 2=khá giống, và 3=giống). Khách thể cũng được yêu cầu đánh giá mức độ tự tin khi lựa chọn các phương án theo các mức độ
(1=Rất tự tin, 2=Tự tin, 3=Khá tự tin và 4=Không tự tin).
2.3.3 Phương pháp thống kê toán học
Số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm IBM SPSS 22.0, giúp thống kê mô tả tỷ lệ %, điểm trung bình. Kết quả phân tích được trình bày trong các bảng số liệu và biểu đồ, được thể hiện trong chương 3 kết quả nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng các phép tính để xử lý số liệu như sau:
- Sử dụng thống kê mơ tả để tính tỷ lệ phần trăm, số lượng:
- Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo các yếu tố: nhân khẩu, nguồn hỏi thông tin với tổng nhận thức về các rối loạn phát triển thần kinh.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ CÁC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM
3.1. Nhận thức của cộng đồng về các rối loạn phát triển nói chung
Hiểu biết về từng rối loạn phát triển ở trẻ em một cách đầy đủ, sẽ giúp cho cộng đồng có thái độ đúng đắn trong việc nhận diện và hỗ trợ trẻ một cách có hiệu quả. Qua mơ tả số liệu khảo sát dưới đây, sẽ cho chúng ta thấy thực trạng hiểu biết của cộng đồng hiện nay về các rối loạn phát triển ở trẻ em tại Việt Nam.
Nhận thức chưa đúng về rối loạn phát triển là điều đầu tiên dễ dàng nhận thấy ở các khách thể khi được hỏi “Thế nào là rối loạn phát triển” hay “Anh/chị hiểu rối loạn
phát triển là…”. Số liệu thống kê cho thấy chỉ có 38,8% lựa chọn câu trả lời chính xác:
“Rối loạn phát triển là một nhóm các khuyết tật xuất hiện trong q trình phát triển
của trẻ”, cịn lại 61,2% là các lựa chọn khác như cho rằng rối loạn phát triển là “một
bệnh có tính di truyền” (10,5%) hay là “một rối loạn trong quá trình phát triển của trẻ” (chiếm 40,7%) và có 10% khách thể khơng hiểu rối loạn phát triển là gì.