Dạy học Ngữ vă nở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 31)

1.2. Dạy học đọc hiểutruyện ngắn trong chương trình Ngữ vă nở trường phổ

1.2.1. Dạy học Ngữ vă nở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng

năng lực học sinh

1.2.1.1. Năng lực

a. Khái niệm năng lực

“Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện

một hoạt động nào đó; là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hồn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”[39. tr. 639]

“Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng

với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại cơng việc nào đó”. [3. tr. 49]

“Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn

có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...thực hiện thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [6. tr.37]

Như vậy có thể hiểu năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ, cơng việc trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm của cá nhân.

b. Phân loại năng lực

Năng lực được chia thành hai loại chính: năng lực chung và năng lực chuyên biệt (đặc thù).

- Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng

cần có để sống, học tập và làm việc [5. tr.6]. Các năng lực chung bao gồm: Năng lực

tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực tự quản lý, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng, Năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực tính tốn.

- Năng lực chuyên môn (chuyên biệt) là những năng lực được hình thành và

phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt [5. tr.6].

1.2.1.2. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực

Bộ mơn Ngữ văn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh. Ngày nay môn Ngữ văn không chỉ là môn học nhằm bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách, tâm hồn cho người học, mà cịn được coi là mơn học cơng cụ mang tính ứng dụng cao trong đời sống của người học. Vì thế dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh là đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục trong nhà trường.

Theo Chương trình giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng thể [5] mơn Ngữ văn có thể hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung gồm: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề , Năng lực sáng tạo , Năng lực hợp tác , Năng lực tự quản bản thân ; và các năng lực chuyên biệt, đặc thù gồm : Năng lực giao tiếp tiếng Viê ̣t, Năng lực đọc hiểu, Năng lực cảm thu ̣ thẩm mĩ.

Trong dạy học Ngữ văn, việc phát hiện, bồi dưỡng năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ thẩm mỹ là mục tiêu quan trọng mà môn Ngữ văn hướng đến. Đó là khả năng đọc và hiểu được văn bản của người học. Hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh đọc hiểu văn bản cụ thể trong chương trình, mà cần trang bị cho các em khả năng tự đọc hiểu một văn bản bất kì. Dạy học đọc hiểu văn bản trong mơn Ngữ văn là hướng dẫn HS biết cách đọc và có thể tự đọc tác phẩm. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm thông qua lăng kính nghệ thuật của tác giả. Từ đọc hiểu các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng, biểu hiện khơng đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước và phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Để phát triển được những năng lực cơ bản cho HS qua dạy học Ngữ văn, GV cần xác định đúng mục tiêu bài học, tổ chức tốt các hoạt động dạy học, ứng dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để phát huy tính tích cực của HS. GV sẽ

là người tổ chức, hướng dẫn; HS chủ động tìm hiểu, khám phá, tiếp nhận nội dung. Áp dụng tốt các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, giờ học sẽ sôi nổi, hào hứng, HS được thể hiện và phát triển những năng lực cơ bản. Qua đó đáp ứng được chuẩn đầu ra của môn Ngữ văn là HS biết vận dụng kiến thức, hiểu biết của mơn học để nghe, nói, đọc, viết cho đạt hiệu quả giao tiếp ở từng tình huống cụ thể.

1.2.2. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn theo định hƣớng phát triển năng lực

Truyện ngắn là kiểu văn bản tự sự ngắn gọn tái hiện đời sống thông qua diễn biến, sự việc, cốt truyện, tình huống, nhân vật... Để phát triển năng lực HS qua dạy học đọc hiểu thể loại truyện ngắn, GV phải có sự chuẩn bị kĩ càng về nội dung và hình thức tổ chức giờ học. Từ việc tìm hiểu đặc điểm, nội dung, ý nghĩa truyện; GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động dạy học, hướng dẫn HS đọc hiểu truyện hiệu quả.

Trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn HS được hướng dẫn đọc hiểu theo đúng đặc trưng thể loại. HS tìm hiểu được ý nghĩa nhan đề truyện, tóm tắt cốt truyện, tìm hiểu và đánh giá được nghệ thuật tạo tình huống trong truyện, khai thác những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong xây dựng những hình tượng nhân vật truyện, tìm ra tư tưởng, chủ đề truyện và phong cách nghệ thuật nhà văn. Đạt được kết quả đó trong đọc hiểu, HS đã hình thành và phát triển được các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực đọc hiểu, cảm thụ thẩm mĩ. Ngồi ra trong q trình tham gia hoạt động học, HS được tương tác, trao đổi để đi đến kết luận hình thành kiến thức mới, từ đó cịn phát triển các năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ cho các em.

Hồn thành q trình đọc hiểu truyện, HS sẽ có khả năng vận dụng những tri thức, kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn trong nhà trường vào đọc hiểu các văn bản tương tự ngồi chương trình. Để phát triển được năng lực tự học, tự đọc hiểu truyện cho HS, GV cần mở rộng phạm vi yêu cầu học tập nhằm rèn kĩ năng đọc hiểu cho các em. Ví dụ học truyện “Chí Phèo” của Nam Cao, GV cần yêu cầu học sinh tìm đọc một số truyện ngắn khác viết về đề tài người nông dân nghèo của Nam Cao như “Trẻ con khơng được ăn thịt chó”, “Một bữa no”... để tìm ra đặc điểm về nội dung, nghệ thuật, quan điểm và phong cách nhà văn ở mảng đề tài này. Học “Vợ chồng A

“Mường Giơn”, “Cứu đất cứu mường”, “O chuột”, “Nhà nghèo”...để có tri thức tổng quát về nhà văn, bồi dưỡng niềm say mê đọc sách cho HS.

Trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn, GV cần xây dựng những câu hỏi, bài tập để kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu truyện ngắn của HS. Hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng đảm bảo đủ bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Hình thức câu hỏi, bài tập được biên soạn gồm cả trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Phạm vi xây dựng câu hỏi gồm cả những tác phẩm học trong và ngồi chương trình. Hồn thành các câu hỏi, bài tập luyện tập và kiểm tra, đánh giá; HS được củng cố về tri thức đọc hiểu truyện ngắn trong chương trình và nâng cao kĩ năng đọc hiểu thể loại truyện ngắn nói chung.

Như vậy, dạy học đọc hiểu truyện ngắn sẽ giúp GV thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, góp phần hình thành và phát triển năng lực cho HS. Kết quả của quá trình đọc hiểu là HS phải được tham gia vào việc tự đọc, tự chiếm lĩnh tác phẩm, HS là chủ thể của những sản phẩm tư duy, nhận thức về tác phẩm văn học.

1.3. Thực trạng dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954 trong nhà trƣờng THPT hiện nay trong nhà trƣờng THPT hiện nay

1.3.1. Vị trí của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954 trong chương trình Ngữ văn lớp 12 THPT trình Ngữ văn lớp 12 THPT

Truyện ngắn Việt Nam 1945-1954 chiếm vị trí quan trọng trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 12 hiện hành. Các nhà biên soạn lựa chọn hai truyện ngắn tiêu biểu của giai đoạn này là “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi và “Vợ nhặt” của Kim Lân đưa vào chương trình mơn Ngữ văn lớp 12. Mỗi truyện đều là kết tinh của tài quan sát, miêu tả, kể chuyện hấp dẫn của các nhà văn, tạo màu sắc riêng về phong cách nghệ thuật và để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.

1.3.1.1. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”

“Vợ chồng A Phủ” được in trong tập “Truyện Tây Bắc” của Tơ Hồi, 1953,

gồm ba truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, “Mường Giơn”, “Cứu đất cứu mường”. Đây là kết quả của q trình nhà văn Tơ Hồi đến với Tây Bắc, sống gắn bó với đồng bào thiểu số vùng cao. “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn hay nhất trong tập truyện, được tặng giải Nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955.

“Vợ chồng A Phủ” kể chuyện cuộc đời của Mị và A Phủ chịu bao cơ cực, tăm tối trong nhà thống lí Pá Tra; cho đến khi họ thốt khỏi nhà thống lí đến Phiềng Sa và đi theo cách mạng. Cốt truyện chia thành hai phần theo trình tự thời gian. Phần một kể thời gian Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí, A Phủ vì tội đánh A Sử - con trai thống lí mà bị bắt về nhà thống lý làm cơng gạt nợ. Mâu thuẫn giữa Mị, A Phủ với cha con thống lí Pá Tra dẫn đến cuộc đấu tranh tự phát để tự giải thốt mình khỏi cùm kẹp nhà thống lí. Phần hai kể chuyện Mị và A Phủ chạy trốn đến Phiềng Sa, trở thành vợ chồng. Trong khu du kích Phiềng Sa, họ được giác ngộ cách mạng và hăng hái tham gia cách mạng.

“Vợ chồng A Phủ” là một minh chứng cho quan điểm của chính nhà văn Tơ Hồi: “Viết văn là một q trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì khơng

tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” [27. tr.4].

Qua truyện nhà văn Tơ Hồi đã kết hợp sở trường miêu tả thiên nhiên, phong tục tập quán với khả năng thể hiện đời sống nội tâm nhân vật để tạo nên thành công đặc sắc về nghệ thuật. Lối kể chuyện mạch lạc, đơn giản, nhân vật phân thành hai tuyến đối lập nên ít nhiều truyện có gần gũi với truyện dân gian. Truyện là lời tố cáo gay gắt ách thống trị tàn bạo của bọn chúa đất, thực dân; đồng thời ngợi ca sức sống quật cường của người lao động, thể hiện thái độ cảm thơng, xót xa của nhà văn trước cuộc sống bị đè nén của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.

1.3.1.2. Truyện ngắn “Vợ nhặt”

“Vợ nhặt” là thiên truyện trữ tình giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Đây là tác phẩm đánh dấu tên tuổi nhà văn Kim Lân trong làng văn. Tiền thân truyện “Vợ

nhặt” là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được nhà văn viết ngay sau cách mạng tháng

Tám nhưng dang dở và mất bản thảo. Khi hịa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào cốt truyện cũ để viết “Vợ nhặt”, truyện được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).

Từ nhan đề “Vợ nhặt”, Kim Lân đưa người đọc đến với tình huống độc đáo: Tình huống anh Tràng nhặt được vợ ở ngồi chợ tỉnh đưa về giữa nạn đói “người

chết như ngả rạ”. Tràng đưa vợ về trước sự ngạc nhiên của mọi người trong xóm

ngụ cư “Những gương mặt hốc hác, u tối bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”, họ bàn tán khơng biết vợ chồng Tràng có ni nổi nhau qua cơn đói khát này khơng. Ngay cả Tràng cũng không khỏi lo lắng, cũng thấy “chợn”, nhưng vì khao khát một tổ ấm,

khao khát hạnh phúc gia đình nên Tràng “Chậc lưỡi, kệ”, chấp nhận đối mặt với cái đói, cái khó khăn.

“Vợ nhặt” thể hiện một điểm sáng đẹp đẽ: Tình người ấm áp, nổi bật trên nền cái đói thê lương, ảm đạm; khi cái chết đang rình rập, con người ta vẫn vươn lên giành giật cuộc sống, khao khát hạnh phúc lứa đơi. Đó là niềm hi vọng vào cuộc sống, tương lai của những con người đang cận kề bên bờ vực của cái chết.

1.3.2. Yêu cầu cần đạt khi dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954 trong nhà trường THPT hiện hành 1954 trong nhà trường THPT hiện hành

1.3.2.1. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn [4. tr.126-127]

- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện ngắn: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; sự phong phú, đa dạng về đề tài, chủ đề; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.

- Hiểu một số đặc điểm của truyện Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.

- Nhớ được cốt truyện, đề tài, nhận ra được khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, hệ thống nhân vật, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm. Hiểu sự phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội trong truyện, sự đa dạng về nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật.

1.3.2.2. Theo Sách giáo khoa và Sách giáo viên a. Theo Sách giáo viên Ngữ văn 12

- Đối với truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi: GV cần giúp HS tiếp cận một số nét đặc sắc của truyện [31. tr.3-4]

+ Về cốt truyện: Tác phẩm đưa người đọc vào một không gian tương đối mới là đề tài miền núi nhưng vẫn gợi cảm giác quen thuộc nhờ cách miêu tả đời sống theo xu hướng hiện thực... Tô Hoài quan tâm sâu sắc tới số phận của người dân lao động miền núi, diễn tả chân thực về nỗi cực nhục, khổ đau; sức sống, sức phản kháng mãnh liệt của người dân lao động các dân tộc thiểu số vùng cao.

+ Về nhân vật: Khắc họa thành công hai nhân vật Mị và A Phủ, những người lao động miền núi với cuộc đời khổ đau, cơ cực nhưng sức sống, sức phản kháng

mãnh liệt. Với sở trường quan sát đời sống sắc sảo, tri giác tập quán và phong tục nhạy bén, năng lực khám phá chiều sâu nội tâm của con người tinh tế, Tơ Hồi đã để hai nhân vật hiện diện như những cá tính nghệ thuật đặc sắc.

+ Về nghệ thuật trần thuật: Tìm hiểu phong cách nghệ thuật Tơ Hồi: lối viết thiên về miêu tả thực tế đời thường, những phát hiện mới mẻ và thú vị về các tập quán, phong tục; tạo dựng bối cảnh sống động đầy chất thơ, giọng điệu trữ tình hấp dẫn và lôi cuốn, ngôn ngữ giản dị, phong phú sáng tạo.

+ Trọng tâm bài học: Tập trung phân tích hình tượng Mị và A Phủ để thấy được nỗi khổ cực của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất và thực dân; sức sống mãnh liệt, cá tính độc đáo và q trình đấu tranh để đứng lên tự giải phóng, xây dựng lại cuộc đời của người dân tộc vùng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)