Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá khả năng khai thác chitiết nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 76)

2.4.1. Mục đích, mức độ và các loại câu hỏi, bài tập

- Mục đích: Sử dụng các câu hỏi, bài tập để cho HS luyện tập đọc hiểu, khai thác chi tiết nghệ thuật trong các văn bản đã học; vận dụng vào việc đọc hiểu, khai thác chi tiết nghệ thuật trong các văn bản mới trong và ngồi chương trình; nhằm rèn cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản nói chung và đọc hiểu truyện ngắn nói riêng.

- Mức độ: Hệ thống câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 4 mức độ: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp và Vận dụng cao.

- Các loại câu hỏi, bài tập bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, từ đó tích hợp với việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho HS.

2.4.2. Một số câu hỏi, bài tập đánh giá khả năng khai thác chi tiết nghệ thuật trong đọc hiểu truyện ngắn 1945 – 1954 thuật trong đọc hiểu truyện ngắn 1945 – 1954

Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị nén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lịng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”.

(Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi, SGK Ngữ văn 12, tr 7). 1. Khái quát nội dung của đoạn trích trên ?

2. Nêu phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích ?

3. Anh/chị cảm nhận như thế nào về chi tiết «Mị nén lấy hũ rượu, cứ uống ực

4. Qua các chi tiết«Mị uốn chiếc lá trên mơi, thổi lá cũng hay như thổi sáo.

Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Anh/chị có nhận xét

như thế nào về nhân vật Mị trước khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí?

5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về sự hồi sinh của Mị và đánh giá nghệ thuật kể chuyện của Tơ Hồi qua đoạn trích trên?

Bài tập 2:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Bây giờ Mị cũng khơng nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

- Mày muốn đi chơi à?”

(Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi, SGK Ngữ văn 12,tr 8). 1. Nêu nội dung đoạn trích trên?

2. Hành động “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa

đèn cho sáng” có ý nghĩa như thế nào?

3. Trong những câu sau có sử dụng nghệ thuật gì? Nêu và phân tích tác dụng của nghệ thuật đó?

“Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.

4. Vì sao A Sử “lấy làm lạ” trước những hành động của Mị?

5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng của Mị thể hiện qua đoạn trích trên?

Bài tập 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm rótrên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhơ lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười:

- Khơng có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!

- Ngồi đây!...Ngồi xuống đây, tự nhiên...

Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng khơng hiểu sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên:

- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!

(Vợ nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tr 25). 1. Nêu nội dung của đoạn trích trên?

2. Chi tiết “nén một tiếng thở dài” thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của thị? Vì sao thị lại có tâm trạng đó?

3. Câu nói của Tràng“Khơng có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!” có ý nghĩa là: (Hãy chọn phương án đúng)

A. Khẳng định hắn chưa có vợ.

B. Nhà hắn khơng có người đàn bà nào. C. Hắn cần có một người đàn bà bên cạnh.

D. Hắn thanh minh với thị về sự bừa bộn trong nhà mình, mong thị thơng cảm; hắn tin ở thị và rất cần có bàn tay đàn bà vun vén cho gia đình.

4. Theo em vì sao lúc này Tràng “thấy sờ sợ”?

Bài tập 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Một hôm tổng Đáng cưỡi ngựa đi qua, nó thấy Nhâm ẵm em đứng chơi trước cửa, về nhà nó cho người gọi ơng Hai Chinh đến, nó hỏi:

- Con bé lớn nhà anh năm nay bao nhiêu tuổi rồi? Cũng phải cho tập làm ăn chứ?

Khơng để ơng Hai kịp trả lời,nó đã lại nói ln:

- Đằng này cũng đang cần một đứa, anh cho nó sang đây ở. Sau này cũng sẽ gây dựng cho nên người tử tế, như một đầu con ni ấy, biết chửa?

Ơng Hai chống váng cả người, mặt ơng tái đi, ơng vừa lắp bắp được hai tiếng: Thưa...Thưa...thì tổng Đáng đã nói át đi:

- Thưa thưa cái gì! Có cho nó sang thì bảo, khơng thì bảo...Cái nợ hai chục bạc ấy biết chửa.Vợ chồng anh cũng khơng trả nổi đâu. Cho nó sang ở thì rồi trừ dần đi, mà khơng cho sang thì cũng phải lấy năm sào ruộng nhà anh ra, trừ vào nợ.

Bảo cho cái đường hay thì chả nghe, lại chỉ muốn lừa ưa nặng. Thôi về! Vợ chồng bàn kĩ với nhau đi, có thế nào mai đưa nó sang.

Gối ơng Hai Chinh như muốn khụy xuống, ông muốn nằn nèo xin tổng Đáng xét soi cho tình cảnh nhà ơng, ơng hiếm hoi, sinh con một bề, có nó là nhớn bây giờ nó đi, thì ai bế ẵm con bé cho vợ ơng chạy gạo?

Thằng tổng Đáng thấy ơng Hai cịn đứng lần khần giữa nhà chưa chịu đi, nó hất hàm hỏi:

- Cịn định gì nữa?...Cho nó sang đây thì nó có ăn, có mặc, nó sung sướng chứ làm sao. Thơi về đi! Mai đưa nó sang đây.

Thế là ông Hai Chinh về. Ông thẫn thờ như một người mất hồn, chân bước mà chẳng biết mình bước đi đâu”.

(Chị Nhâm, 1954, Tuyển tập Kim Lân, NXB Hội nhà văn, 2015) 1. Đoạn trích trên kể chuyện gì?

2. Nhân vật tổng Đáng gợi cho anh/chị nhớ đến nhân vật văn học nào? Vì sao?

3. Bản chất của tổng Đáng thể hiện qua những chi tiết nào? Thái độ của anh/chị với nhân vật này ra sao?

4. Anh/chị cảm nhận như thế nào về tâm trạng của ông Hai qua các chi tiết “Gối ông Hai Chinh như muốn khụy xuống..” “Ông thẫn thờ như một người mất

hồn, chân bước mà chẳng biết mình bước đi đâu”.

Bài tập 5:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Ơng cụ Chắt Dự, một ơng lão suốt ngày chỉ thấy cởi trần trùng trục,hì hục

đào xới, đan nát một mình, bây giờ cũng khơng làm xong nổi việc gì. Ơng lão như người chìm trong một giấc chiêm bao. Hai con mắt lỗ xuống, ngờ ngạc; cái mặt thì võ đi, xạm lại, u tối.

Ơng lão khơng nói, khơng rằng, hai tay ơm thằng cháu nhỏ rờ rẫm đi quanh nhà. Ông lão vừa đi vừa thở, vừa ậm è rên lên từng chập như người đang lên cơn sốt. Cái lưng còng càng cịng xuống và hai vai bé nhỏ, xương xẩu thì bóp lại. Hình như những đau khổ trong lịng kéo người ơng lão lún xuống. Nhưng cũng có những lúc ơng lão ngồi thu mình hàng giờ trong cái góc nhà tối im lìm nhìn ra. Hai con mắt long lanh, ri rỉ chảy xuống hai hàng nước mắt.

Chị Đồn, người con dâu ơng lão thì khơng mấy lúc thấy có nhà. Mờ đất chị đã sắp sửa quang gánh, hay giậm giỏ đi. Cũng chẳng ai hỏi chị đi đâu, chạy chợ nào. Chị đi chừng hai đến ba giờ chiều mới về, mang theo vài ba ống gạo bọc trong tấm khăn đầu chéo go cũ.

Bấy giờ trong nhà mới thổi cơm. Nhà chị độ này chỉ ăn một bữa. Có hơm ăn cháo.

Suốt chín mười năm giời kháng chiến, chồng đi bộ đội vắng, một mình chị lặn lội đầu hôm, sớm mai, nuôi bố chồng, ni con, chưa bao giờ chị thấy khó khắn như bây giờ. Người đàn bà gầy và khô ấy càng gầy rạc đi. Nước da đen sắt lại. Hai con mắt nâu sáng, tư lự, lúc nào cũng như phảng phất một nỗi buồn gì sâu kín. Chị khơng cịn cái vẻ nhanh nhẹn, đảm đang ngày trước nữa. Chiều chiều đi làm về, chị cúi đầu đi chậm chậm. Chị đi từ sân lên thềm,đến cái cửa buồng khép hờ bên mé trái thì dừng lại, chị đứng lẳng lặng nhìn vào bên trong một lúc, chị lại cúi đầu chậm chậm bước đi. Môi bặm lại, lạnh lùng, gan góc và hai bên mép kéo xuống mấy đường răn nhỏ, khô. Lúc ấy cái ngực gầy lép của chị nhô hẳn lên, chị từ từ trút dài ra một hơi thở...”

(Người hàng xóm, 1954, Tuyển tập Kim Lân, NXB Hội nhà văn, 2015) 1. Hãy vắn tắt nội dung đoạn trích trên?

2. Nêu phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích?

3. Tìm những chi tiết nghệ thuật miêu tả cảnh sống của các nhân vật trong đoạn trích? Từ đó nhận xét về bối cảnh xã hội đương thời?

4. Trong đoạn “Ơng lão khơng nói, khơng rằng, hai tay ôm thằng cháu nhỏ

rờ rẫm đi quanh nhà. Ông lão vừa đi vừa thở, vừa ậm è rên lên từng chập như người đang lên cơn sốt. Cái lưng còng càng còng xuống và hai vai bé nhỏ, xương xẩu thì bóp lại. Hình như những đau khổ trong lịng kéo người ơng lão lún xuống”

có sử dụng phép tu từ gì? Cảm nhận về cuộc sống và tâm trạng của ông lão qua đoạn văn này?

5. Nội dung đoạn trích gợi cho anh/chị cảm xúc, suy nghĩ như thế nào về hình ảnh chị Đồn?

Kết luận Chương 2

Với mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình đọc hiểu văn bản văn học; tạo hứng thú, đam mê học tập cho HS trong giờ học; chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1945-1954 theo hướng khai thác chi tiết nghệ thuật. Tính mới của đề tài thể hiện ở việc tập trung khai thác chi tiết nghệ thuật để đọc hiểu nội dung, nghệ thuật truyện. Tính mới của đề tài cịn thể hiện ở việc vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu và kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức các hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản.

Theo hướng đề xuất ở Chương 2, GV sẽ phát huy được năng lực của HS, tạo được những tiết học sơi nổi, địi hỏi HS phải tích cực, sáng tạo, tập trung tìm tịi, nghiên cứu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc để lĩnh hội nội dung, nghệ thuật truyện. Những đề xuất trên đây có thể chưa hẳn đã tối ưu, nhưng cũng đáp ứng được mục tiêu dạy học truyện ngắn theo hướng phát triển năng lực HS, hình thành và phát triển tốt cho các em một số năng lực cơ bản như: năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, nhất là năng lực đọc hiểu, cảm thụ thẩm mĩ. Để đề xuất trên đây được áp dụng hiệu quả rất cần có sự nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo của GV khi thiết kế giáo án và tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ học.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN 1945 - 1954 (CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12)

THEO HƢỚNG KHAI THÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

Áp dụng những đề xuất về cách dạy học đọc hiểu hai truyện ngắn “Vợ chồng

A Phủ” (Tơ Hồi) và “Vợ nhặt” (Kim Lân) theo hướng khai thác các chi tiết nghệ

thuật thông qua việc vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu và kĩ thuật dạy học tích cực. Từ kết quả thực nghiệm khẳng định tính khả thi của đề tài và có thể mở rộng áp dụng dạy ở nhiều khối lớp, nhiều thể loại văn bản khác nhau trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông.

Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm, thăm dò ý kiến của HS và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn chỉnh, nâng cao kĩ năng khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học tác phẩm văn chương.

3.2.Thời gian, đối tƣợng, địa bàn thực nghiệm

- Thời gian thực nghiệm: Học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Địa bàn: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hải Dương - Đối tượng: Lớp đối chứng: Lớp 12C có 36 HS

Lớp thực nghiệm: Lớp12D có 35 HS

3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm

3.3.1. Thiết kế giáo án dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi của Tơ Hồi

Tiết 55, 56, 57: “VỢ CHỒNG A PHỦ”

(Tơ Hồi)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh

+ Hình thành những hiểu biết chung về tác giả Tơ Hồi: Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật...

+ Hình thành hiểu biết chung về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, chủ đề...

+ Tóm tắt cốt truyện, phân tích tình huống truyện, tìm hiểu cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất thống trị.

+ Phân tích được vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt; khát vọng tự do của đồng bào vùng cao và quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

+ Tìm hiểu, phân tích được vẻ đẹp của văn hóa Tây Bắc thơng qua hình tượng nhân vật và khơng gian nghệ thuật trong tác phẩm.

+ Tìm hiểu, đánh giá những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, phong tục tập quán của đồng bào Mông; lời văn tinh tế, đầy chất thơ... thể hiện qua những chi tiết nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.

2. Về kĩ năng: Rèn và hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể

loại, kĩ năng khai thác các chi tiết nghệ thuật trong quá trình đọc hiểu; kĩ năng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xi.

3. Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người, sẻ chia với nỗi vất vả cực

nhọc của người dân tộc vùng cao; có thái độ sống mạnh mẽ, giàu nghị lực, biết vượt lên hoàn cảnh để tìm được cuộc sống tự do, hạnh phúc.

4. Phát triển năng lực: Hình thành cho HS năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp,

năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:

1. GV, HS chuẩn bị Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 2. GV soạn giáo án «Vợ chồng A Phủ»(Tơ Hồi)

3. GV, HS sưu tầm một số hình ảnh, tư liệu về cuộc sống của người dân tộc vùng núi Tây Bắc, chân dung nhà văn Tơ Hồi, một vài đoạn phim ngắn cắt từ phim «Vợ

chồng A Phủ»

4. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS chuẩn bị bài: (HS làm trước 1 tuần)

- Tìm một số hình ảnh, tư liệu về cuộc sống của người Mèo ở Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp.

- Xem bộ phim “Vợ chồng A Phủ”

Quan sát ban đầu về văn bản Cảm nhận, dự đốn ban đầu của tơi

1. Tác giả Tơ Hồi 2. Tập truyện “Tây Bắc” 3.Truyện “Vợ chồng A Phủ”

- Đọc truyện và đánh dấu những chi tiết nghệ thuật độc đáo theo diễn biến cốt truyện, ghi chú thông tin về nội dung của chi tiết, từ đó tóm tắt nội dung cốt truyện.

- Tìm những chi tiết nghệ thuật thể hiện tình huống truyện “Vợ chồng A Phủ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)