Kĩ thuật khăn trải bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 69 - 72)

2.3. Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động

2.3.2. Kĩ thuật khăn trải bàn

2.3.2.1. Đặc điểm của kĩ thuật khăn trải bàn:

- Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập cho HS mang tính hợp tác, kết hợp giữa hình thức học tập cá nhân và hình thức học tập theo nhóm [47. tr.32].

- Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học có nhiều ưu điểm: HS học được cách tiếp cần với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau; HS được rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề; nâng cao mối quan hệ giữa các HS, phát triển cho HS năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp [47. tr.32]

+ Chia HS thành các nhóm nhỏ (6 HS), giao nhiệm vụ cần thảo luận cho từng nhóm.

+ Các nhóm tiến hành làm việc, ghi kết quả riêng của từng cá nhân trên một phần bảng phụ đã phân chia, ghi kết quả thảo luận thống nhất ý kiến chung của nhóm vào phần trung tâm bảng phụ.

+ Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

2.3.2.2. Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn để khai thác chi tiết nghệ thuật khi đọc hiểu truyện “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi) và “Vợ nhặt” (Kim Lân)

a. Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn khai thác chitiết nghệ thuật khi hướng dẫn HS đọc hiểu truyện “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi):

GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn cho HS khai thác các chi tiết nghệ thuật miêu tả tâm trạng và hành động của Mị khi chứng kiến cảnh A Phủ bị thống lí trói đứng vì để hổ ăn mất bị.

Cách tiến hành: GV cho HS theo dõi đoạn truyện từ “Những đêm mùa đông

trên núi cao dài và buồn...” [30.tr.13] đến hết đoạn trích. GV chia lớp thành 4

nhóm, mỗi nhóm trình bày kết quả trên giấy Ao, thời gian HS làm việc nhóm là 8 phút. Nhiệm vụ cho các nhóm HS như sau:

Nhóm 1: Đọc các chi tiết “Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ

lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi lại bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thơi”.

Phân tích hình ảnh Mị lúc chứng kiến cảnh A Phủ bị trói.

Hình ảnh A Phủ qua các chi tiết “nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở

mắt”, “mắt A Phủ trừng trừng”. Các hình ảnh “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thơi” cho ta thơng tin gì về Mị? Vì

sao Mị lại có thái độ như vậy?

Nhóm 2: Đọc chi tiết “Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở

dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.

Em lĩnh hội được thơng tin gì từ chi tiết nghệ thuật này? Phân tích ý nghĩa của chi tiết “dòng nước mắt” trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Nhóm 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị sau khi nhìn thấy “dịng nước

mắt lấp lánh bị xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ?

Nhóm 4: Phân tích hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị. Biểu hiện tâm trạng của Mị sau khi cứu A Phủ và quyết định chạy trốn cùng A Phủ. Hành động này có ý nghĩa như thế nào?

Hết thời gian làm việc nhóm, GV cho đại diện HS các nhóm trình bày kết quả, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung và GV đánh giá, chốt lại nội dung vấn đề cần đạt được.

Kết quả: HS tìm hiểu hành động, tâm trạng, sức sống của Mị khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói và khi cắt dây trói giải thốt A Phủ; kết luận về niềm khao khát sống tự do, sức mạnh chống lại cường quyền của người lao động vùng cao; đồng thời thấy được tài kể chuyện của nhà văn Tơ Hồi.

b. Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn khai thác chi tiết nghệ thuật khi hướng dẫn HS đọc hiểu truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân):

GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn đề tìm hiểu tâm trạng bà cụ Tứ sau khi đón nhận nàng dâu mới. GV chia lớp thành 4 nhóm HS, phát bảng phụ (giấy Ao) cho các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, thời gian thực hiện là 8 phút.

Nhóm 1, 2: Phân tích tâm trạng bà cụ qua các chi tiết nghệ thuật trong đoạn truyện “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngồi. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngồi xa

dòng sống sáng trắng uốn khúc trong cách đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình” [30. tr.29].

Nhóm 3, 4: Phân tích tâm trạng bà cụ qua các chi tiết nghệ thuật trong đoạn truyện “Bà lão nhìn người đàn bà lịng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con

- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá...

Bà cụ nghẹn lời khơng nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

[30. tr.29].

Hết thời gian làm việc nhóm, GV chọn đại diện 1 nhóm cùng nhiệm vụ báo cáo kết quả, nhóm cịn lại nhận xét và GV đánh giá chốt lại nội dung.

Kết quả: HS tìm hiểu được tâm trạng, ngơn ngữ, hành động của bà cụ Tứ sau khi tiếp nhận nàng dâu mới trong hoàn cảnh éo le; từ đó thấy được vẻ đẹp của người mẹ nghèo, khái quát được nghệ thuật kể chuyện, tài miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 69 - 72)