Kĩ thuật đặt câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 66 - 69)

2.3. Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động

2.3.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi

2.3.1.1. Một số yêu cầu của kĩ thuật đặt câu hỏi

Kĩ thuật đặt câu hỏi là một trong những kĩ thuật dạy học mà người GV cần bồi dưỡng để vận dụng trong quá trình dạy học. Khi tiến hành hoạt động dạy học ngoài những câu hỏi GV đặt ra để khai thác các câu trả lời của HS, cịn có những câu hỏi HS nêu ra đề nghị thầy cô giải đáp thắc mắc. Người đặt câu hỏi phải có kỹ năng và hiểu biết thì mới có thể diễn đạt câu hỏi một cách rõ ràng, chính xác, tung ra câu hỏi đúng thời điểm để đem lại hiệu quả tối đa.

Có nhiều cách phân loại câu hỏi, nhưng thông thường người ta phân chia thành hai loại là câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi đóng là những câu hỏi mà chỉ

có một câu trả lời đúng, thường là những câu hỏi tìm hiểu thực tế. Câu hỏi đóng có thể được sử dụng để kiểm tra sự hiểu bài, khuyến khích người học ơn lại những nội dung đã học, hoặc đưa ra một thông tin, nhưng giá trị sư phạm của loại câu hỏi này tương đối hạn chế. Câu hỏi mở là những câu hỏi khơng có câu trả lời cố định, chúng kích thích suy nghĩ và mở ra những trao đổi hoặc tranh luận. Các câu hỏi mở có thể được phân cho các nhóm nhỏ để thảo luận và phân tích. Những câu hỏi mở tốt sẽ tạo điều kiện cho học viên đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, làm phong phú thêm cuộc thảo luận và kinh nghiệm của học viên.

Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, GV cần chú ý một số vấn đề sau đây:

- Diễn đạt các câu hỏi một cách ngắn gọn và rõ ràng để HS dễ hiểu và trả lời đúng hướng.

- Sau khi đặt một câu hỏi, chú ý tới thời gian “chờ đợi” vừa đủ để HS tìm ra câu trả lời, nếu thời gian chờ đợ ngắn thì HS khơng đủ thời gian suy nghĩ, thời gian chờ đợi dài sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện bài học.

- HS trả lời sai không được chế giễu mà cần gợi ý, dẫn dắt giúp HS nhận ra cái sai của mình và tìm câu trả lời đúng.

- Nếu HS đưa ra câu trả lời ngoài dự kiến, giáo viên không được bác bỏ thẳng thừng; hãy suy nghĩ về câu trả lời, diễn đạt lại ý của HS bằng ngơn từ của mình để kiểm tra xem mình có hiểu đúng hay khơng, hoặc tìm hiểu xem tại sao học viên lại có câu trả lời như vậy.

- Cần khuyến khích sự tham gia của tất cả HS, bằng cách thôi thúc, tạo động lực và sự chuẩn bị ý kiến của HS.

- Câu hỏi phải phù hợp với đối tượng HS, kích thích sự tham gia động não để trình bày ý kiến cá nhân; hệ thống câu hỏi cũng cần sắp xếp từ dễ đến khó và khơng nên hỏi dồn dập nhiều vấn đề một lần.

2.3.1.2. Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học đọc hiểu hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”-Tơ Hồi và “Vợ nhặt”- Kim Lân:

a. Câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài:

- Các câu hỏi khai thác chi tiết nghệ thuật trong hướng dẫn chuẩn bị đọc hiểutruyện “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi:

+ Đọc truyện và đánh dấu những chi tiết nghệ thuật độc đáo theo diễn biến cốt truyện, ghi chú thông tin về nội dung của chi tiết, từ đó tóm tắt nội dung cốt truyện?

+ Tìm những chi tiết nghệ thuật thể hiện tình huống truyện “Vợ chồng A

Phủ”? Những chi tiết nghệ thuật trên thể hiện tình huống gì? Tác giả muốn nói điều

gì qua những chi tiết nghệ thuật ấy?

+ Tìm những chi tiết nghệ thuật thể hiện cuộc đời, số phận, tính cách, hành động, nội tâm của các nhân vật Mị và A Phủ? Phân tích những chi tiết nghệ thuật ấy để thấy được hình tượng các nhân vật Mị và A Phủ? Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn?

- Các câu hỏi khai thác chi tiết nghệ thuật trong hướng dẫn chuẩn bị đọc hiểu truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân:

+Đọc truyện và đánh dấu những chi tiết nghệ thuật độc đáo theo diễn biến cốt truyện, ghi chú thơng tin về nội dung của chi tiết, từ đó tóm tắt nội dung cốt truyện?

+ Tìm chi tiết nghệ thuật thể hiện tình huống truyện “Vợ nhặt”? Những chi tiết nghệ thuật ấy thể hiện tình huống gì? Những chi tiết nghệ thuật trên thể hiện tình huống gì? Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về tình huống truyện này? Vì sao? Tình huống truyện “Vợ nhặt” có ý nghĩa như thế nào?

+ Tìm những chi tiết nghệ thuật thể hiện bối cảnh truyện, hình ảnh các nhân vật người vợ nhặt, Tràng và bà cụ Tứ (ngoại hình, tính cách, hành động, tâm trạng)? Phân tích những chi tiết nghệ thuật ấy để thấy được cuộc đời, số phận, tính cách, hành động, nội tâm của các nhân vật? Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn?

b. Câu hỏi khai thác chi tiết nghệ thuật trong quá trình đọc hiểu truyện:

- Câu hỏi khai thác các chi tiết nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện Ví dụ các câu hỏi tìm hiểu tình huống truyện trong phần hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà (Đã nêu ở mục a)

- Câu hỏi khai thác các chi tiết nghệ thuật trong tìm hiểu hình tượng nhân vật:

+ Ví dụ một số câu hỏi tìm hiểu nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi):

? Tìm những chi tiết nhà văn giới thiệu nhân vật Mị trước khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí? Qua những chi tiết đó, em có nhận xét như thế nào về Mị?

? Hãy phân tích các chi tiết: Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị nén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát...Mị lịm mặt ngồi đấy...lòng Mị đang sống về ngày trước.

? Chi tiết về tiếng sáo gọi bạn đầu làng trong đêm tình mùa xn có tác động đến Mị như thế nào?Vì sao Mị lại có suy nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc

này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa»?

? Hành động “lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ vào đĩa đèn... Mị quấn lại tóc,

với tay lấy cái váy hoa...” có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả sự hồi sinh

trong Mị?

+ Ví dụ một số câu hỏi khai thác chi tiết nghệ thuật khi tìm hiểu nhân vật người vợ nhặt trong truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân):

? Ngôn ngữ, thái độ, hành động của thị (người vợ nhặt) qua hai lần thị gặp Tràng ở chợ tỉnh thể hiện qua những chi tiết nào? Hãy phân tích, đánh giá ý nghĩa của những chi tiết ấy?

? Chỉ ra những chi tiết nhà văn miêu tả hình ảnh thị trên đường cùng Tràng về nhà? Từ những chi tiết này, có thể nhận xét như thế nào về thị?

? Nhà văn khắc họa hình ảnh nhân vật thị lúc về đến nhà Tràng thông qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó diễn tả tâm trạng thị như thế nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 66 - 69)