Thiết kế giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 82)

3.2 .Thời gian, đối tượng, địa bàn thực nghiệm

3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm

3.3.1. Thiết kế giáo án dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi của Tơ Hồi

Tiết 55, 56, 57: “VỢ CHỒNG A PHỦ”

(Tơ Hồi)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh

+ Hình thành những hiểu biết chung về tác giả Tơ Hồi: Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật...

+ Hình thành hiểu biết chung về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, chủ đề...

+ Tóm tắt cốt truyện, phân tích tình huống truyện, tìm hiểu cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất thống trị.

+ Phân tích được vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt; khát vọng tự do của đồng bào vùng cao và quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

+ Tìm hiểu, phân tích được vẻ đẹp của văn hóa Tây Bắc thơng qua hình tượng nhân vật và khơng gian nghệ thuật trong tác phẩm.

+ Tìm hiểu, đánh giá những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, phong tục tập quán của đồng bào Mông; lời văn tinh tế, đầy chất thơ... thể hiện qua những chi tiết nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.

2. Về kĩ năng: Rèn và hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể

loại, kĩ năng khai thác các chi tiết nghệ thuật trong quá trình đọc hiểu; kĩ năng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xi.

3. Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người, sẻ chia với nỗi vất vả cực

nhọc của người dân tộc vùng cao; có thái độ sống mạnh mẽ, giàu nghị lực, biết vượt lên hồn cảnh để tìm được cuộc sống tự do, hạnh phúc.

4. Phát triển năng lực: Hình thành cho HS năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp,

năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:

1. GV, HS chuẩn bị Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 2. GV soạn giáo án «Vợ chồng A Phủ»(Tơ Hồi)

3. GV, HS sưu tầm một số hình ảnh, tư liệu về cuộc sống của người dân tộc vùng núi Tây Bắc, chân dung nhà văn Tơ Hồi, một vài đoạn phim ngắn cắt từ phim «Vợ

chồng A Phủ»

4. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS chuẩn bị bài: (HS làm trước 1 tuần)

- Tìm một số hình ảnh, tư liệu về cuộc sống của người Mèo ở Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp.

- Xem bộ phim “Vợ chồng A Phủ”

Quan sát ban đầu về văn bản Cảm nhận, dự đốn ban đầu của tơi

1. Tác giả Tơ Hồi 2. Tập truyện “Tây Bắc” 3.Truyện “Vợ chồng A Phủ”

- Đọc truyện và đánh dấu những chi tiết nghệ thuật độc đáo theo diễn biến cốt truyện, ghi chú thông tin về nội dung của chi tiết, từ đó tóm tắt nội dung cốt truyện.

- Tìm những chi tiết nghệ thuật thể hiện tình huống truyện “Vợ chồng A Phủ”. Những chi tiết nghệ thuật đó thể hiện tình huống gì? Tác giả muốn nói điều gì qua tình huống ấy?

- Tìm những chi tiết nghệ thuật thể hiện cuộc đời, số phận, tính cách, hành động, nội tâm của các nhân vật Mị và A Phủ. Phân tích những chi tiết nghệ thuật ấy để thấy được hình tượng các nhân vật Mị và A Phủ. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

- Đối với nhân vật Mị:

+ Đọc và phân tích chi tiết nghệ thuật tiêu biểu ở đoạn mở truyện và nhận xét cách giới thiệu nhân vật của nhà văn.

+ Tìm và phân tích các chi tiết thể hiện sự vất vả, bị chèn ép đến tê liệt tinh thần của Mị; sức sống và hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân; hành động Mị cứu A Phủ rồi chạy trốn cùng A Phủ.

- Đối với nhân vật A Phủ:

+ Tìm và phân tích các chi tiết giới thiệu về cuộc đời và xuất thân của A Phủ trước khi trở thành người làm cơng gạt nợ cho nhà thống lí. Em có nhận xét gì về hình ảnh A Phủ lúc cịn nhỏ?

+ Tại sao A Phủ lại trở thành người làm cơng gạt nợ cho nhà thống lí? (Phân tích những chi tiết tiêu biểu kể về cảnh xử tội A Phủ đánh A Sử ở nhà thống lí)

+ Khi trở thành người làm công gạt nợ, cuộc sống của A Phủ như thế nào, được tái hiện qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về tính cách của A Phủ?

+ Hình ảnh A Phủ lúc được Mị cắt dây cứu thốt. - Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện của nhà văn:

+ Truyện có được kể theo trình tự thời gian khơng? Tác dụng của cách kể chuyện như vậy?

+ Khi xây dựng nhân vật Mị và A Phủ, nhà văn Tơ Hồi tập trung vào yếu tố nào? (ngoại hình, tính cách, tâm trạng, hành động)? Phân tích ý nghĩa?

+ Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu, lời văn trong truyện; minh chứng bằng chi tiết cụ thể.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP * Ổn định lớp:

* Bài mới:

A. Giai đoạn trƣớc khi đọc Hoạt động khởi động:

GV giới thiệu: Truyện “Vợ chồng A Phủ”(Tơ Hồi) là một truyện ngắn xuất sắc, được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953). Đây là tập truyện đánh dấu sự thành công của nhà văn khi viết về người lao động vùng cao Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp.

GV giới thiệu hình ảnh chân dung nhà văn Tơ Hồi, một vài hình ảnh về người dân tộc vùng cao, cắt một hai đoạn phim ngắn trong phim “Vợ chồng A Phủ” để trình chiếu cho HS theo dõi.

GV vận dụng Chiến thuật Mối quan hệ nhận thức và siêu nhận thức, đưa ra sơ đồ, HS phát biểu để hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau:

3. Làm thế nào tôi biết về chủ đề:

Dựa vào hình ảnh, tư liệu lịch sử, phim truyền hình, đọc sách giáo khoa, học bài thơ “Tây Tiến”(Quang Dũng)...

2. Những điều tôi biết về chủ đề:

- Họ là người dân tộc Mèo (Mông), Thái

- Lao động chăm chỉ, giỏi giang; biết nhảy múa, thổi khèn giỏi... - Có tục cướp vợ, tập tục cưới hỏi, ma chay nghặt nghèo, nhiều thủ

tục cúng bái...

- Chịu nhiều áp bức, nhiệt tình ủng hộ cách mạng...

1. Chủ đề: Ngƣời lao động vùng núi Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp

* GV yêu cầu HS đọc mục Kết quả cần đạt trong SGK để nắm được mục tiêu của bài học.

B. Giai đoạn trong khi đọc: Hoạt động hình thành kiến thức

I. Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

GV hướng dẫn HS tìm hiểu Tiểu dẫn trong SGK để tìm hiểu những thơng tin cơ bản về tác giả Tơ Hồi và truyện “Vợ chồng A Phủ”

- GV lưu ý HS: coi phần Tiểu dẫn là một văn bản thuyết minh, từ đó yêu cầu HS đọc kĩ để lĩnh hội được những thông tin cụ thể về tác giả, tác phẩm được cung cấp trong SGK.

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả trên Phiếu học tập đã làm ở nhà theo mẫu:

- GV nhận xét một số phiếu học tập của HS.

Cho HS giải thích, phân tích kĩ các thơng tin liên quan đến tác giả, tác phẩm.

GV chốt lại nội dung chính về tác giả và tác phẩm trên mẫu Phiếu học tập, HS có thể bổ sung thơng tin vào phiếu của mình.

Quan sát ban đầu về văn bản Cảm nhận, dự đoán ban đầu của tôi

1. Tác giả Tơ Hồi

- Tơ Hồi tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920.

- Quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Nội) nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hồi Đức, tỉnh Hà Đơng (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy - Hà Nội).

- Viết văn từ trước cách mạng, sáng tác nhiều thể loại, số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Nội dung sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để

Là tác giả đã được học ở THCS, bài “Dế Mèn

phiêu lưu kí”

Nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết cho thiếu nhi.

nói ra sự thật. Đã là sự thật thì khơng tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.

- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.

- Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thơng tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư.

- Tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu kí

(1941), Truyện Tây Bắc (1953), Cát bụi chân ai

(1992)...

- Năm 1996, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tập “Truyện Tây Bắc”

- Hoàn thành năm 1953

- Gồm 3 truyện: “Vợ chồng A Phủ”, “Mường

Giơn”, “Cứu đất cứu mường”

Viết về phong cảnh, phong tục, tập quán, cuộc sống của con người vùng núi Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp.

3. Truyện “Vợ chồng A Phủ”

- Truyện được sáng tác trong chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.

- Giải Nhất, giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.

Kể chuyện vợ chồng A Phủ vượt qua cuộc sống bị cùm kẹp, chèn ép, bị bóc lột để tìm đến cuộc sống tự do, hạnh phúc, đi theo tiếng gọi của cách mạng.

II. Đọc hiểu truyện

GV phát vấn và định hướng HS đọc và tìm hiểu cốt truyện, nhan đề, tình huống truyện, hình tượng các nhân vật trong truyện và những đặc sắc nghệ thuật của truyện.

1. Cốt truyện

Từ kết quả vận dụng chiến thuật Đánh dấu và ghi chú bên lề của HS trong việc tự đọc truyện ở nhà, GV kiểm tra, nhận xét phần chuẩn bị của HS và chốt lại kết quả theo sơ đồ, sau đó yêu cầu HS tóm tắt cốt truyện.

Sơ đồ kết quả:

Chi tiết nghệ thuật cần đánh dấu Nội dung ghi chú

- “...Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa,

dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”

- “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hơm Mị trốn về nhà, hai trịng mắt cịn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở...Mị ném nắm lá ngón xuống đất”

- Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa... lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại...

- Mị lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa...cái buồng Mị nằm, kín mít, có một cái lỗ vng bằng bàn tay.

- Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát...Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng...Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ vào đĩa đèn. Mị muốn đi chơi... - Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi...lúc thì bị dây trói thít lại đau nhức...

- Mị lé mắt trơng sang, thấy hai mắt A Phủ cũng

- Giới thiệu nhân vật Mị, dáng vẻ buồn rầu, bị nhấn chìm trong cơng việc.

- Mị là đứa con hiếu thảo

Cuộc sống làm dâu đau khổ, Mị định tự tử

- Mị bị bóc lột sức lao động, sống khổ cực, bị biến thành con dâu, người ở gạt nợ, biến thành công cụ lao động...

- Mị sống câm lặng, bị giam cầm như một vật nuôi..

- Đêm tình mùa xuân, Mị uống rượu, ý thức trong Mị thức tỉnh, Mị muốn đi chơi ...

- Bị trói, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc thì tâm hồn bay bổng, lúc thì đau đớn... Những cảm xúc hòa trộn của sự thức dậy những khát khao và thực tế cuộc đời Mị.

vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại...

- Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây...

Phủ đang bất lực– minh chứng cho tội ác của cha con thống lý – làm Mị thức tỉnh...

- Mị dũng cảm giải thoát cho A Phủ... Dấu hiệu cho thấy sự thay đổi quyết liệt của Mị.

Căn cứ vào kết quả tự đọc truyện ở nhà và khái quát nội dung đánh dấu những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, GV cho HS tóm tắt cốt truyện: Vì món nợ từ ngày cha mẹ Mị cưới nhau, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí. Thời gian đầu, đêm nào Mị cũng khóc, Mị về chào lạy cha rồi định ăn lá ngón tự tử nhưng vì cha, Mị lại chấp nhận về nhà thống lí sống thân phận làm dâu gạt nợ. Mị phải sống khổ cực, Mị bị biến thành công cụ lao động, Mị tê liệt khơng cịn ý thức về sự sống, sống mà như chết. Đêm tình mùa xuân, sức sống trong Mị được đánh thức, Mị muốn đi chơi Tết, A Sử khơng cho Mị đi nên trói đứng Mị vào cột rồi bỏ bỏ đi chơi. A Phủ, một chàng trai nghèo, mồ cơi vì đánh A Sử nên bị bắt về nhà thống lí xử tội, A Phủ bị phạt một trăm đồng bạc, khơng có tiền nộp phạt A Phủ phải làm công gạt nợ cho nhà thống lí. Ở nhà thống lí A Phủ phải làm việc vất vả, mùa nào việc ấy. Một lần đi chăn bị, khơng may hổ ăn mất nửa con bị, A Phủ bị trói đứng vào cột, bị bỏ đói bỏ khát giữa mùa đông giá rét. Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, lúc đầu Mị thản nhiên khơng quan tâm, nhưng khi nhìn thấy hai hàng nước mắt bị xuống hai gị má đã xám đen của A Phủ, Mị nhớ lại cảnh mình bị trói, Mị thương mình, đồng cảm với A Phủ, căm thù cha con thống lí và quyết định cắt dây cứu A Phủ rồi chạy trốn cùng A Phủ đến Phiềng Sa xây dựng cuộc sống mới.

Từ cốt truyện, GV hướng dẫn HS tìm hiểu kết cấu truyện:

Xác định khơng gian, thời gian nghệ thuật trong truyện, truyện có được kể theo trình tự thời gian hay khơng? Cách kể chuyện như vậy có ý nghĩa như thế nào?

GV chốt lại vắn tắt nội dung:

- Truyện được chia thành hai phần, phần một kể cuộc sống của Mị và A Phủ khi sống trong nhà thống lí Pá Tra ở Hồng Ngài; phần hai kể chuyện cuộc sống của vợ chồng A Phủ sau khi chạy trốn đến Phiềng Sa.

- Không gian nghệ thuật gắn với các bản làng của người Mèo: Hồng Ngài và Phiềng Sa.

- Thời gian nghệ thuật kéo dài từ khi Mị sống làm dâu nhà thống lí đến khi trốn đến Phiềng Sa, xây dựng cuộc sống mới, tham gia cách mạng chống lại bọn thực dân chúa đất.

- Kết cấu truyện theo trình tự thời gian, nhưng có đan xen hồi ức về quá khứ. Từ hiện tại cuộc sống của Mị ở nhà thống lí, tác giả quay trở lại kể chuyện Mị trước khi về nhà thống lí, rồi lại kể chuyện hiện tại-> Cách kể chuyện tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.

2. Nhan đề:

GV vận dụng chiến thuật Tổng quan về văn bản yêu cầu HS đọc lướt lại xuất xứ truyện, nhớ bối cảnh truyện: viết về cuộc sống của người lao động vùng núi Tây Bắc (người Mèo, người Thái...) trước năm 1952, người dân phải chịu áp bức, chèn ép của bọn thực dân chúa đất phong kiến.

GV vận dụng chiến thuật Mối quan hệ hỏi-đáp để nêu các câu hỏi tái hiện, câu hỏi suy nghĩ, tìm kiếm...hướng dẫn HS tìm hiểu nhan đề.

? “Vợ chồng A Phủ” kể chuyện nên vợ nên chồng của vợ chồng A Phủ như thế nào? Họ sống ở đâu? Họ là người dân tộc nào?

? Họ trở thành vợ chồng trong hoàn cảnh nào?

- HS tìm hiểu, suy nghĩ, tìm câu trả lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 82)