Kĩ thuật động não

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 72 - 74)

2.3. Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động

2.3.3. Kĩ thuật động não

2.3.3.1. Đặc điểm của kĩ thuật động não

Động não là kĩ thuật dạy học nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo

của người học về một chủ đề. Người học được cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra “cơn lốc” ý tưởng liên quan đến chủ đề

[47. tr.30].

Kĩ thuật này phù hợp với những nội dung có tính mở, những vấn đề có thể nêu được nhiều ý tưởng cá nhân. Là hoạt động cá nhân nhưng lại giúp huy động được trí tuệ tập thể, tạo cơ hội cho nhiều thành viên được tham gia.

2.3.3.2. Vận dụng kĩ thuật động não để hướng dẫn HS khai thác chi tiết nghệ thuật khi đọc hiểu truyện “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi) và “Vợ nhặt” (Kim Lân)

a. Vận dụng kĩ thuật động não để hướng dẫn HS khai thác chi tiết nghệ thuật khi đọc hiểu truyện “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi)

- GV vận dụng kĩ thuật động não để hướng dẫn HS khai thác một số chi tiết nghệ thuật biểu hiện tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xn:

Vì sao Mị lại có suy nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn

cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa» ?

Hành động “Mị lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ vào đĩa đèn... Mị quấn lại tóc,

với tay lấy cái váy hoa...” có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả sự hồi sinh

Phân tích tâm trạng Mị qua chi tiết “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như

khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu cịn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi... Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa” [30. tr.8].

Kết quả: HS tìm hiểu được biểu hiện sự hồi sinh trong tâm hồn Mị, thấy được ý thức sống trong Mị đã được đánh thức, tâm hồn Mị phơi phới trở lại; nhưng hiện thực quá nghiệt ngã với Mị, Mị bị A Phủ trói đứng vào cột, tâm hồn Mị lúc mơ lúc tỉnh... Các chi tiết trên còn thể hiện cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt của Tơ Hồi, nhà văn như đang nhập thân vào chính nhân vật để kể chuyện, xót xa cho hồn cảnh của Mị, tố cáo bản chất độc ác của A Sử.

- Vận dụng kĩ thuật động não khi hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật A Phủ: Ví dụ: Trình bày cảm nhận về hình ảnh A Phủ sau khi được Mị cắt dây trói cứu thốt qua chi tiết “A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái

chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy”.

Kết quả: HS tìm hiểu được sức sống tiềm tàng của A Phủ, trước ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, con người ta càng muốn được sống, càng trở nên mạnh mẽ, kiên cường, dồn hết sức lực vùng lên đi tìm cuộc sống.

b. Vận dụng kĩ thuật động não để hướng dẫn HS khai thác chi tiết nghệ thuật khi đọc hiểu truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân)

Hướng dẫn HS đọc hiểu truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân GV vận dụng kĩ thuật động não để phát huy tính tích cực của HS trong khai thác một số chi tiết nghệ thuật như: Phân tích tâm trạng của Tràng sau khi dẫn vợ vào nhà thể hiện qua các chi tiết: “Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng

cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ”.

“Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn cịn ngờ ngợ như khơng

phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng...

Kết quả: HS tìm hiểu được tâm trạng của Tràng, hắn ngợ ngợ chưa dám tin là sự thật, hắn sờ sợ, mong ngóng mẹ mau về vì hắn với thị cịn lạ lẫm, ngượng ngùng; vì hắn lo thị chê hắn nghèo bỏ đi thì hắn sẽ lại vĩnh viễn khơng có vợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945 1954 (chương trình ngữ văn lớp 12) luận văn ths khoa học giáo dục 621401 (Trang 72 - 74)