Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 1954 (chương trình nâng cao) (Trang 25)

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Tư tưởng

Theo nghĩa phổ thông nhất, tƣ tƣởng là suy nghĩ hoặc ý nghĩ hay là quan điểm và ý nghĩ chung của con ngƣời đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội [50, tr.1326].

Bên cạnh đó, tƣ tƣởng cịn đƣợc dùng với nghĩa học thuyết, là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm đƣợc xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phƣơng pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, đƣợc hình thành trên cơ sở hiện thực thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực [9, tr.203].

1.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm về cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời, xây dựng một nƣớc Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Điều cốt lõi nhất trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là khơng có gì q hơn độc lập, tự do [2, tr.11].

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là lý luận về con đƣờng cách mạng Việt Nam: Thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, không kinh qua giai đoạn phát triển tƣ

bản chủ nghĩa, nhằm xây dựng một nƣớc Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, góp phần vào cách mạng thế giới [9, tr.226].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đƣờng cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi [8, tr.88].

1.1.1.3. Chiến tranh

Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các dân tộc, các quốc gia, các giai cấp, các tập đoàn nhằm thực hiện mục đích chính trị, kinh tế nhất định [50, tr.206].

Chiến tranh là hiện tƣợng xã hội, chính trị đƣợc thể hiện ở cuộc đấu tranh vũ trang giữa các nƣớc hoặc liên minh các nƣớc. Mọi cuộc chiến tranh xét về bản chất xã hội đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực. Về mục đích, tính chất có thể phân ra chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa [23, tr.81-82].

1.1.1.4. Chiến tranh nhân dân

Chiến tranh nhân dân là chiến tranh chính nghĩa do quần chúng nhân dân tiến hành, có lực lƣợng vũ trang làm nòng cốt, dƣới sự lãnh đạo của một đảng cách mạng tiến bộ, đấu tranh bằng mọi hình thức để đạt đƣợc thắng lợi hồn toàn [23, tr.87].

Chiến tranh nhân dân là chiến tranh do tồn dân tiến hành vì lợi ích của nhân dân, đấu tranh với địch một cách tồn diện bằng mọi hình thức, có lực lƣợng vũ trang nhân dân làm nòng cốt [50, tr.206].

Quan điểm của Đảng Cộng sản về CTND đã đƣợc Đại hội Đảng lần thứ II năm 1951 khẳng định trong Chính cƣơng của Đảng “Cuộc kháng

chiến Việt Nam là cuộc CTND”. “CTND phải do toàn dân tiến hành, chủ yếu là nhân dân lao động, dƣới sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân. Vì nhân dân lao động có một tinh thần cách mạng kiên quyết và bền bỉ, vì giai cấp công nhân là giai cấp triệt để cách mạng nhất. Trong điều kiện lịch sử hiện nay của nƣớc ta, rõ ràng chiến tranh là do toàn dân ta tiến hành vì những quyền lợi cơ bản của nhân dân dƣới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp cơng nhân” [5, tr.122-123].

Nhƣ vậy, chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh do đơng đảo quần chúng nhân dân tiến hành vì lợi ích của nhân dân, có lực lƣợng vũ trang làm nòng cốt, dƣới sự lãnh đạo của giai cấp tiến bộ; đấu tranh với địch một cách tồn diện bằng mọi hình thức và vũ khí có trong tay chống lại sự xâm lƣợc từ bên ngoài hoặc chống lại ách áp bức thống trị bên trong [5, tr.123]. Mục đích chính trị của CTND càng triệt để, sự lãnh đạo càng đúng đắn thì lực lƣợng tham gia càng đông đảo, mạnh mẽ. Sức mạnh và nghệ thuật của CTND tạo điều kiện cho các dân tộc nhỏ có thể đánh thắng những kẻ thù xâm lƣợc có quân đội lớn mạnh hơn.

1.1.1.5. Giáo dục

Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tƣợng nào đó, làm cho đối tƣợng ấy dần dần có đƣợc những phẩm chất và năng lực nhƣ yêu cầu đề ra [50, tr.492].

Ở phạm vi rộng nhất, giáo dục có thể hiểu là quá trình hình thành nhân cách dƣới ảnh hƣởng của những tác động chủ quan và khách quan, có ý thức và khơng có ý thức của cuộc sống, hoàn cảnh xã hội đối với cá nhân.

Ở cấp độ thứ hai, giáo dục có thể hiểu là hoạt động có mục đích của xã hội, với nhiều lực lƣợng giáo dục, tác động có kế hoạch, có hệ thống đến con ngƣời để hình thành những phẩm chất nhân cách.

Ở cấp độ thứ ba, giáo dục đƣợc hiểu là quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phƣơng pháp khoa học của các nhà sƣ phạm

trong nhà trƣờng tới HS nhằm giúp cho họ nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách. Đó là q trình sƣ phạm. Ở cấp độ này giáo dục bao gồm: quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo định nghĩa hẹp.

Ở cấp độ thứ tƣ, giáo dục đƣợc hiểu là quá trình bồi dƣỡng để hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lƣu.

1.1.2. Mục tiêu và đặc trưng của môn Lịch sử ở trường phổ thông

1.1.2.1. Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường phổ thông

Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là nhằm đào tạo những công dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hòa nhập vào khu vực và thế giới giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong văn hóa và các lĩnh vực khác. Mục tiêu này là sự khẳng định cái đích phải đạt đƣợc trong q trình giáo dục và đào tạo, với những biện pháp, phƣơng tiện cần thiết, có hiệu quả.

Mục tiêu mơn Lịch sử là việc cụ thể hóa mục tiêu giáo dục chung, vị trí, nội dung, chức năng nhiệm vụ của bộ mơn. Chƣơng trình Giáo dục phổ thơng (ban hành tháng 5/2006) đã xác định mục tiêu môn Lịch sử nhƣ sau: Môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông nhằm giúp cho HS có đƣợc những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dƣỡng các chức năng tƣ duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Nhƣ vậy, sau khi học xong chƣơng trình phổ thơng, HS cần đạt đƣợc những yêu cầu sau đây:

Về kiến thức: Hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ

từng thời kỳ, những chuyển biến lịch sử, hiểu đƣợc những nội dung chính của mỗi thời kỳ lịch sử nƣớc ta.

Nắm đƣợc những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những bƣớc phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của lịch sử thế giới từ thời cổ đại đến nay, trong đó chú trọng đến nội dung quan trọng nhất để hiểu về quá trình phát triển của lịch sử lồi ngƣời, những nền văn minh tiêu biểu, những mơ hình xã hội gần gũi, lịch sử các nƣớc trong khu vực, về các sự kiện lịch sử ảnh hƣởng lớn đến tiến trình phát triển của lịch sử nƣớc ta.

Có hiểu biết về một số nội dung cơ bản, cần thiết về nhận thức xã hội nhƣ: kết cấu xã hội loài ngƣời, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cấu hệ thống xã hội, vai trò to lớn của sản xuất (vật chất, tinh thần) trong tiến trình lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân, nguyên nhân và động lực tạo ra các chuyển biến lịch sử theo quy luật vận động của lịch sử.

Về kỹ năng: Hình thành các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn nhƣ xem xét các sự kiện lịch sử trong các mối quan hệ về không gian, thời gian (đồng đại, lịch đại). Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử, nhân vật lịch sử.

Bồi dƣỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề lịch sử (điều tra, thu thập, xử lý thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, tổ chức thực hiện, dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn, thơng báo, trình bày kết quả).

Hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử qua các nguồn tài liệu khác nhau.

Về thái độ: Hình thành cho các em những quan điểm tƣ tƣởng, lập trƣờng. Giáo dục tƣ tƣởng đạo đức và hình thành nhân cách, tình cảm đúng đắn, góp phần đào tạo tồn diện con ngƣời Việt Nam có tinh thần yêu Tổ quốc, trung thành với lí tƣởng xã hội chủ nghĩa, cụ thể:

Giáo dục lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc, có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, noi gƣơng các thế hệ cha anh đi trƣớc, phấn đấu học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài ngƣời và dân tộc. Có ý thức làm nghĩa vụ cơng dân, biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực và trình độ khoa học nhất định, hình thành những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống, có thể thích ứng với mọi điều kiện.

Có tinh thần đồn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hịa bình dân chủ.

Nhƣ vậy, bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT không những cung cấp kiến thức cơ bản có hệ thống mà còn giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm, nhân cách đúng đắn và phát triển toàn diện cho HS.

1.1.2.2. Đặc trưng của môn Lịch sử ở trường phổ thông

Khác với các bộ môn khoa học khác ở trƣờng phổ thông, bộ môn Lịch sử có những đặc trƣng riêng, đó là: tính q khứ, tính khơng lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống, sự thống nhất giữa sử và luận.

Lịch sử mang tính quá khứ. Bao gồm tất cả những sự kiện, hiện tƣợng

lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta không thể trực tiếp quan sát lịch sử mà chỉ nhận thức chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu đƣợc lƣu lại hoặc dựa vào các hiện tƣợng lịch sử tƣơng tự của cái mới xảy ra hay của các dân tộc khác để phân tích suy nghĩ về những vấn đề lịch sử chúng ta đang nghiên cứu. Nhƣ vậy, trong việc dạy học lịch sử có những khó khăn nhất định nhƣng bên cạnh đó nó rất thuận lợi giúp GV bồi dƣỡng và phát triển trí tƣởng tƣợng tái tạo của HS.

Lịch sử mang tính khơng lặp lại. Mỗi sự kiện, hiện tƣợng lịch sử chỉ

xảy ra trong một thời gian và khơng gian nhất định, khơng có một sự kiện, hiện tƣợng lịch sử nào hồn tồn giống nhau, dù có điểm giống nhau. Chính vì lẽ đó, buộc các nhà giảng dạy lịch sử khi trình bày một sự kiện, hiện tƣợng lịch sử nào đó trong lịch sử phải xem xét tính cụ thể cả về thời gian và khơng gian làm nảy sinh sự kiện, hiện tƣợng đó. Qua đó biết phân biệt các sự kiện đã xảy ra.

Lịch sử có tính cụ thể. Khoa học nghiên cứu tiến trình cụ thể của các

nƣớc các dân tộc khác nhau và quy luật của nó. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc do những điều kiện lịch sử khác nhau mà mang những nét khác nhau. Chính đặc điểm này địi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử càng cụ thể sinh động bao nhiêu càng hấp dẫn bấy nhiêu.

Lịch sử mang tính hệ thống (tính lơgích lịch sử). Nội dung tri thức

lịch sử rất phong phú bao gồm cả chính trị, qn sự, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, khoa học kĩ thuật… SGK Lịch sử ở trƣờng phổ thông tuy giản lƣợc song đã bao quát đƣợc các mặt đó. Những nội dung của tri thức lịch sử có mối đan xen phức tạp với nhau. Điều này đòi hỏi GV khi giảng dạy lịch sử phải chú ý đến các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử, các mối quan hệ ngang dọc, trƣớc sau của các vấn đề lịch sử để cung cấp cho HS những tri thức khoa học mang tính hệ thống và hồn chỉnh.

Tính thống nhất giữa “sử” và “luận”. Trong giảng dạy lịch sử ngƣời

GV phải đảm bảo sự thống nhất giữa trình bày sự kiện với giải thích, bình luận. Mọi giải thích, bình luận đều phải xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể, chính xác, đáng tin cậy và khơng có sự kiện, hiện tƣợng nào khơng đƣợc giải thích làm sáng tỏ bản chất của sự kiện, hiện tƣợng đó.

Xác định những đặc điểm của tri thức lịch sử (đồng thời việc am hiểu đặc điểm của hiện thực lịch sử) giúp chúng ta tìm ra các phƣơng pháp, con đƣờng phù hợp cho việc dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông.

1.1.3. Đặc điểm tâm lý và nhận thức trong học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông trường phổ thông

1.1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thơng

HS THPT là thời kì cuối tuổi thiếu niên đầu tuổi thanh niên (từ 15 đến 18 tuổi), sự phát triển thể chất đang hồn chỉnh, có sự trƣởng thành về giới tính, vai trị xã hội của trẻ em thay đổi rõ rệt. Tâm lí các em có nhiều thay đổi, muốn trở thành ngƣời lớn. Hoạt động học tập gắn liền với xu hƣớng học lên, với xu hƣớng chọn nghề, vào đời. HS THPT ln có xu hƣớng tìm hiểu,

khám phá các môn khoa học với một tinh thần thái độ tích cực độc lập nhƣ nhà khoa học và khi đã có hứng thú học tập mơn khoa học nào đó thì sẽ rất say mê nghiên cứu chúng để đạt kết quả cao. Trình độ nhận thức của các em đã phát triển ở mức độ nhất định, có ý thức cao và hứng thú đối với môn học. Thái độ học tập có ý thức của các em sẽ thúc đẩy sự phát triển tính chủ động của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân trong hoạt động học tập. HS ở lứa tuổi này khi các em có sự phát triển trí tuệ ở mức cao, có sự phát triển mạnh về tự ý thức, tự đánh giá, có khả năng tƣ duy trừu tƣợng hóa. Vì vậy, ngƣời GV cần nghiên cứu sử dụng những phƣơng pháp giảng dạy để làm cho HS phát huy đƣợc hết các yếu tố đó, hƣớng dẫn các em phát huy tính tích cực học tập của mình nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

HS THPT do có vốn hiểu biết nhất định về cuộc sống, lại có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng thông tin và biết nhận định đánh giá nhất định, nên khi không thỏa mãn với những gì GV cung cấp, nhất định các em sẽ tìm cách làm sáng tỏ vấn đề, đồng thời các em cũng biết nhận định đúng sai về kiến thức trong bài giảng của thầy, cơ. Vì vậy, bài giảng của thầy cô chỉ thuyết phục đƣợc HS khi những vấn đề đƣa ra có những căn cứ khoa học rõ ràng, đầy đủ. Lịch sử là một môn khoa học, nghiên cứu về quá khứ, nên tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 1954 (chương trình nâng cao) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)