Một số yêu cầu khi xác định các biện pháp giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 1954 (chương trình nâng cao) (Trang 72)

Chí Minh về chiến tranh nhân dân

3.1.1. Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần giáo dục

SGK Lịch sử có nhiều sự kiện có tác dụng giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, nhân cách và tình cảm cho HS, tuy nhiên do thời lƣợng nên trong dạy học lịch sử không thể giáo dục tất cả mà chỉ có thể làm cho HS nắm vững những sự kiện cơ bản nhất. Theo các nhà giáo dục lịch sử, kiến thức cơ bản là “kiến thức tối ƣu, cần thiết cho việc hiểu biết của HS về lịch sử (thế giới và dân tộc). Nó gồm nhiều yếu tố: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử, các biểu tƣợng, khái niệm lịch sử, các quy luật, nguyên lý, phƣơng pháp học tập và vận dụng kiến thức” [29, tr.183]. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau trong đó quan trọng nhất là các sự kiện lịch sử, các sự kiện này diễn ra trong một thời gian và không gian xác định. GV phải biết chọn lọc sự kiện cơ bản để khắc sâu cho HS. Những sự kiện đó đủ phác họa nên bức tranh quá khứ một cách chân thật để HS phân biệt đƣợc lịch sử cụ thể của từng thời kỳ, cũng nhƣ của các quốc gia khác nhau, phản ánh đƣợc quy luật phát triển của xã hội.

Muốn xác định đƣợc những kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử, GV cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, phải nhận thức đƣợc kiến thức cơ bản là kiến thức HS phải nắm để hiểu rõ một sự kiện, phân biệt sự kiện này với sự kiện khác. Ví dụ khi học về “Chiến dịch Biên giới năm 1950” bên cạnh những kiến thức về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch, HS phải kết luận

đƣợc đây là chiến dịch tiến công đầu tiên của quân chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Có đƣợc kiến thức này, HS mới phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Thứ hai, việc xác định kiến thức cơ bản phải tùy theo nhiệm vụ cụ thể của cách mạng nƣớc ta ở mỗi giai đoạn và mục đích đào tạo thế hệ trẻ. Có những kiến thức trong giai đoạn này là cơ bản nhƣng ở giai đoạn khác khơng cần nhấn mạnh nhiều nữa. Ví nhƣ trong giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930 - 1945 GV cần nhấn mạnh giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự do nhƣng đến giai đoạn 1945 - 1954 GV lại cần giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND cho HS.

Thứ ba, xác định kiến thức cơ bản phải chú ý đến ý nghĩa giáo dục của các sự kiện lịch sử. Trong nội dung các bài học lịch sử thƣờng có những sự kiện khơng phải là sự kiện quan trọng, nhƣng có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm, đạo đức cho HS. Khi dạy học cần khai thác những sự kiện đó. Ví dụ, sự kiện Bác Hồ trực tiếp ra thăm trận địa trong chiến dịch Biên giới năm 1950 có ý nghĩa giáo dục rất lớn về tƣ tƣởng CTND của Ngƣời.

Nhƣ vậy, việc xác định đƣợc các kiến thức cơ bản là yêu cầu quan trọng để GV thực hiện mục tiêu bài học tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm cho HS.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng

Muốn giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND cho HS thành công, một yêu cầu quan trọng là GV phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học trong việc lựa chọn nội dung kiến thức để giáo dục. Mặt khác, trong giảng dạy và học tập lịch sử tính khoa học ln gắn liền với tính tƣ tƣởng. Tính tƣ tƣởng của chúng ta là tính Đảng vơ sản. Giai cấp vơ sản có thế giới quan thực sự khoa học, do đó, tính Đảng vơ sản thống nhất với tính khoa học.

Tính khoa học thể hiện ở việc lựa chọn những sự kiện cơ bản, chính xác nhất, rõ nhất để tạo điều kiện hình thành cơ sở cho HS hiểu biết lịch sử. Những sự kiện quá khứ đƣợc lựa chọn phải thể hiện tính tồn diện của lịch sử - thể hiện rõ đặc điểm tất cả các mặt của cuộc sống. Khi xem xét về cuộc sống xã hội - chính trị thì tình hình các giai cấp, chế độ nhà nƣớc, sự đấu tranh giai cấp là chỗ dựa để nghiên cứu, học tập. Tƣ tƣởng chính trị của một ngƣời thể hiện ở các bài viết, bài báo, các hành động thực tiễn...

Tính khoa học cịn thể hiện ở việc đánh giá, giải thích để tìm ra bản chất, mối quan hệ nhân quả, sự phát triển có tính quy luật của các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử. Đặc biệt, việc đánh giá các nhân vật lịch sử xoay quanh những vấn đề nhƣ ý nghĩa tiến bộ hay phản động của họ ở các thời đại, ý nghĩa đóng góp của họ đối với sự phát triển văn hóa, xã hội... Khi giải thích, đánh giá phải đảm bảo những nguyên tắc của phƣơng pháp luận sử học: quan điểm lịch sử kết hợp thống nhất với quan điểm giai cấp, tránh “hiện đại hóa”, xuyên tạc, bóp méo lịch sử... Cơng việc này thể hiện thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông, vừa đảm bảo việc cung cấp những kiến thức khoa học, vừa có tác dụng tích cực đối việc giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm cho HS.

3.1.3. Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử

Việc tạo biểu tƣợng có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập lịch sử ở trƣờng phổ thông. Do đặc điểm của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan sinh động mà từ việc nắm sự kiện và tạo biểu tƣợng lịch sử. Tuy vậy, việc học tập lịch sử cũng tuân thủ quy luật chung của quá trình nhận thức: qua hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Biểu tƣợng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý... đƣợc phản ánh trong óc HS với những nét chung nhất, điển hình nhất. Việc tạo biểu tƣợng lịch sử có ý nghĩa giáo dục lớn đối với HS vì chỉ thơng qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tƣ tƣởng tình cảm của các em.

Với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, GV sẽ dẫn dắt HS trở về với quá khứ của lịch sử, tạo đƣợc biểu tƣợng rõ ràng cụ thể về một sự vật, một biến cố lịch sử... giúp HS biết suy nghĩ, tìm tịi, rút ra kết luận. Lời nói có ý nghĩa giáo dục rất lớn, nó tác động đến tình cảm, hình thành tƣ tƣởng cho các em. Lời nói nhiệt tâm chân thành tăng thêm tác dụng giáo dục, lời nói lạnh nhạt, hững hờ làm giảm nhẹ hoặc gây phản tác dụng giáo dục.

Trong dạy học lịch sử, để tạo biểu tƣợng cho HS, cụ thể hóa các sự kiện việc sử dụng tài liệu tham khảo nhƣ tài liệu lịch sử, tài liệu văn học kết hợp với các đồ dùng trực quan (bản đồ, sơ đồ, phim tƣ liệu...) sẽ giúp cho các sự kiện, hiện tƣợng trở nên ấn tƣợng hơn. Từ đó, HS khắc sâu kiến thức lịch sử, khơi gợi đƣợc cảm xúc của các em.

Ví dụ trong bài chiến dịch Biên giới năm 1950, GV có thể giáo dục cho HS về tinh thần quyết tâm thắng lợi, khơng ngại gian khó của Bác trong chiến dịch bằng cách sử dụng hình ảnh Bác Hồ đang quan sát trận địa và kể cho HS nghe câu chuyện “Đi bộ 1000 cây số trong 1 tháng”: ...Đến trung tuần tháng 10/1950, ta giải phóng hồn tồn Cao Bằng, Lạng Sơn, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Bác đi thăm các đơn vị quân đội và các đồn dân cơng tham gia chiến dịch rồi trở lại Tân Trào. Sau hơn một tháng các chiến sĩ cận vệ bảo vệ Bác trở lại “Chủ tịch phủ”. Vậy là Bác đã đi bộ cả tháng trên 1.000 cây số. Đối với Bác ở tuổi sáu mƣơi quả là một chuyện thần kỳ.

3.1.4. Phát huy tính tích cực của học sinh

Học tập của HS là một q trình nhận thức, song đó là q trình nhận thức đặc thù: một sự nhận thức đã đƣợc làm cho dễ dàng đi và đƣợc thực hiện dƣới sự chỉ đạo của GV. Vì vậy, nói đến tính tích cực học tập, thực chất là nói đến tính tích cực của sự nhận thức. Nó là một hiện tƣợng sƣ phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập. Nhƣ vậy, tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của HS thể hiện

trong khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong q trình nắm vững kiến thức.

Phát huy tính tích cực của HS có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục và phát triển tồn diện HS. Trƣớc hết, tính tích cực trong nhận thức đặc biệt là trong tƣ duy sẽ đảm bảo cho các em lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu kiến thức. Thứ hai, phát triển tính tích cực là phƣơng tiện tốt để hình thành kiến thức, gợi dậy những cảm xúc lịch sử, kích thích hứng thú học tập, tạo cơ sở để giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức và tình cảm cho HS. Thứ ba, phát triển tính tích cực là phƣơng thức tốt góp phần phát huy năng lực nhận thức, năng lực thực hành, kỹ năng, kỹ xảo của HS. Cuối cùng, phát huy tính tích cực góp phần phát triển hứng thú học tập và rèn luyện ngôn ngữ cho HS.

Để phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử, GV phải hƣớng dẫn, xác định rõ động cơ học kiến thức lịch sử cho HS. Để các em có động cơ và thái độ đúng đắn thì tài liệu học tập phải có nội dung khoa học, phải đƣợc định hƣớng rõ rệt. GV phải biết gợi mở, khêu gợi nhu cầu học tập của HS, giúp các em có phƣơng pháp học tập phù hợp.

GV phải hƣớng dẫn cho HS một số phƣơng pháp ghi nhớ sự kiện lịch sử. Để ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử, GV dạy cho các em kỹ năng ghi nhớ lơgic, biết tìm ra điểm tựa để nhớ, lập dàn ý, lập bảng hệ thống hóa... Để HS ghi nhớ cách nhân vật lịch sử, thơng thƣờng có hai cách là lấy ngƣời để nói việc hoặc lấy việc để nói ngƣời.

Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của HS. Tuy nhiên, khi sử dụng câu hỏi, GV cần lƣu ý, câu hỏi và bài tập phải vừa sức, đúng với từng đối tƣợng. Mỗi giờ chỉ nên đặt từ 5-7 câu hỏi. Sau mỗi chƣơng cần có câu hỏi bài tập. Cần triệt để khai thác các loại câu hỏi trong sách giáo khoa để lựa chọn nội dung, phƣơng pháp thích hợp cho từng bài cụ thể.

Ví dụ khi dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, để phát huy tính tích cực của HS, GV có thể đƣa ra hệ thống câu hỏi để HS lí giải vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tiếp theo, HS trình bày diễn biến chiến dịch trên lƣợc đồ. Cuối cùng, GV hƣớng dẫn HS so sánh sự khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ với những trƣớc chiến dịch trƣớc đó để rút ra ý nghĩa to lớn của chiến dịch.

3.1.5. Sử dụng đa dạng các biện pháp trong từng bài giảng

Khi tiến hành dạy học lịch sử, việc sử dụng đa dạng và kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý các phƣơng pháp, các cách dạy học phù hợp với từng nội dung lịch sử là điều cần thiết. Trong thời gian có hạn của tiết học, GV sử dụng, kết hợp một số phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học tốt nhất để đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

Ví dụ, với nội dung thể hiện tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng hậu phƣơng của CTND, GV cho HS lập bảng biểu thống kê các thành tựu kết hợp với nhận xét một số tranh ảnh có liên quan để rút ra nhận xét tác dụng của những thành tựu đó với cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Với nội dung thể hiện tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật qn sự thì cần kết hợp linh hoạt việc trình bày miệng của GV với việc HS quan sát các lƣợc đồ, sa bàn của các chiến dịch, các trận đánh. Cuối cùng, GV hƣớng dẫn HS lập sơ đồ để ghi nhớ những sự kiện quan trọng.

Trong dạy học lịch sử để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục, GV cần thƣờng xuyên khơi gợi những cảm xúc lịch sử trong các em, muốn nhƣ vậy trong những nội dung thích hợp giáo viên cần kết hợp việc sử dụng các đồ dùng trực quan với các biện pháp dạy học khác. Các đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, phim tƣ liệu, hiện vật lịch sử... Việc sử dụng hợp lý các phƣơng tiện trực quan đó sẽ làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, huy động đƣợc các giác quan của HS.

Nhƣ vậy, với việc sử dụng đa dạng các biện pháp sƣ phạm trong từng nội dung lịch sử sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu giáo dục trong dạy học lịch sử.

3.2. Một số biện pháp giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 - 1954)

3.2.1. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trong giờ học nội khóa

3.2.1.1. Sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

Trong dạy học lịch sử, phƣơng pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tƣợng cho HS, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của HS. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phƣơng tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho HS nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội.

Đồ dùng trực quan có vai trị rất lớn trong việc giúp HS nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh đƣợc giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu nhận đƣợc bằng trực quan. Đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tƣởng tƣợng, tƣ duy và ngôn ngữ của HS. Nhìn vào bất cứ đồ dùng trực quan nào, HS cũng thích nhận xét, phán đốn, hình dung quá khứ lịch sử đƣợc phản ánh, minh họa nhƣ thế nào. Ý nghĩa giáo dục tƣ tƣởng, cảm xúc thẩm mĩ của đồ dùng trực quan cũng rất lớn, ví nhƣ xem vài hình ảnh về “cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh” HS có đƣợc tình cảm mạnh mẽ về lịng u mến lãnh tụ.

Thứ nhất, sử dụng hệ thống bảng biểu, sơ đồ để giáo dục cho HS tư tưởng kháng chiến toàn diện và xây dựng hậu phương của chiến tranh nhân dân, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

Trong dạy học lịch sử, bảng niên biểu, bảng so sánh, sơ đồ... là những đồ dùng trực quan giúp HS hệ thống hóa các sự kiện trong cùng một nội dung. Trong những bài học có nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND, GV có thể sử dụng các bảng so sánh, bảng thể hiện mối liên hệ, bảng thống kê, sơ đồ...

Khi dạy bài 21, mục III.Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài và mục V.Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. GV hƣớng dẫn HS

lập bảng thống kê sau:

Bảng 3.1. Thành tựu xây dựng hậu phương của CTND giai đoạn 1945 - 1950

Nội dung Trƣớc năm 1947 Sau năm 1947

Chính trị

- Chia cả nƣớc thành 14 khu hành chính

- Thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính

- Thành lập Hội Liên việt

- 6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua yêu nƣớc toàn quốc

- Đầu 1949, Chính phủ quyết định tổ chức bầu cử Hội đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 1954 (chương trình nâng cao) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)