Kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 1954 (chương trình nâng cao) (Trang 47)

2.1. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

2.1.3. Kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính

Trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng nói chung và chỉ đạo chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nắm chắc tình hình để phân tích cục diện trong nƣớc và trên thế giới, đánh giá đúng so sánh lực lƣợng giữa ta và địch trong từng giai đoạn của cuộc cách mạng nói chung, trong từng giai đoạn chiến tranh nói riêng, từ đó đề ra chiến lƣợc, sách lƣợc đúng đắn để chỉ đạo cuộc kháng chiến trƣờng kỳ, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi từng bƣớc và ngày càng to lớn.

Ta phải đánh lâu dài là do tƣơng quan so sánh lực lƣợng về kinh tế và qn sự khơng có lợi cho ta, ta cần có thời gian để vừa đánh vừa xây dựng lực lƣợng, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa vận động quốc tế, từng bƣớc làm thay đổi so sánh lực lƣợng giữa ta và địch, tiến lên

tranh thủ thời cơ giành thắng lợi cuối cùng. Hơn nữa đánh lâu dài nhằm chống lại chiến lƣợc “đánh nhanh thắng nhanh” của địch, không cho địch phát huy lối đánh sở trƣờng của chúng, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta, lâm vào tình thế bị động, đối phó lúng túng và cuối cùng sẽ thất bại.

Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh nói “Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trƣờng kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng” [35, tr.485]. “Trƣờng kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”. Ngƣời phân tích “Với binh nhiều, tƣớng đủ, khí giới tối tân, chúng định đánh mau thắng mau. Với quân đội mới tổ chức, với vũ khí thơ sơ, ta quyết kế trƣờng kỳ kháng chiến. “Thắng lợi với trƣờng kỳ phải đi đôi với nhau” [37, tr.82].

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, Ngƣời khẳng định “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết khơng sợ! Khơng có gì q hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nƣớc ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” [43, tr.108].

Tuy nhiên, trƣờng kỳ kháng chiến theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh khơng phải là sự kéo dài vô hạn, mà mấu chốt là phải làm chuyển biến so sánh lực lƣợng ngày càng có lợi cho ta. Ta càng đánh càng mạnh, còn địch càng đánh càng suy yếu, càng bị tiêu hao lực lƣợng và cuối cùng chịu thất bại hoàn toàn.

Tự lực cánh sinh là một phƣơng châm chiến lƣợc rất quan trọng, nhằm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tƣ tƣởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Trong tác phẩm Đƣờng kách mệnh, Ngƣời chỉ rõ “muốn ngƣời ta giúp cho thì trƣớc hết mình phải giúp tự giúp lấy mình đã”. Khi thời cơ tổng khởi nghĩa xuất hiện (1945), Hồ Chí Minh kêu gọi “Tồn đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Tự lực cánh sinh không phải là biểu hiện của sự tự ti, của chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi. Đối với Hồ Chí Minh, tự lực, tự cƣờng phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu của dân tộc là cơ sở để tranh thủ sự ủng hộ, sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các nƣớc anh em, của nhân dân u chuộng hịa bình thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp và Mỹ.

Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nhƣng Ngƣời luôn đề cao tinh thần độc lập, tự chủ. Ngƣời nói “Kháng chiến trƣờng kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trơng vào sức mình... Cố nhiên sự giúp đỡ của các nƣớc bạn là quan trọng, nhƣng không đƣợc ỷ lại, không đƣợc ngồi mong chờ ngƣời khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng đƣợc độc lập” [37, tr.522].

2.1.4. Tư tưởng chiến lược tiến cơng. Kết hợp đánh du kích với đánh tập trung, đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt

Tinh thần cách mạng tiến công bắt nguồn từ yếu tố chính nghĩa của chiến tranh chống xâm lƣợc. Nó thể hiện tinh thần chủ động, tích cực của dân tộc kiên quyết đấu tranh vì độc lập tự do. Tiến công bằng nhiều lực lƣợng, nhiều hình thức đấu tranh.

Khi khơng tránh khỏi chiến tranh thì phải chủ động và kiên quyết tiến hành chiến tranh. Ngƣời kêu gọi cả dân tộc vùng dậy, chủ động đánh giặc. Ngƣời trao cho lực lƣợng vũ trang lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” trong kháng chiến chống Pháp và lá cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc” trong kháng chiến chống Mỹ.

Tƣ tƣởng chiến lƣợc tiến công thể hiện cao nhất trong việc giành và giữ quyền chủ động, “giữ quyền chủ động chính là giữ thế tiến công, giữ thế công mới đánh giặc”. Hồ Chí Minh nói “Giữ quyền chủ động là khơn khéo sử khiến qn thù, muốn đánh nó chỗ nào thì đƣa nó đến đó mà đánh, muốn đƣa nó vào bẫy của mình có thể đƣa đƣợc... giữ đƣợc chủ động thì thế nào cũng thắng, khơng thắng to thì thắng nhỏ” [34, tr.473]. Muốn vậy phải biết địch, biết mình, ln làm chủ tình thế.

Quyền chủ động chiến lƣợc gắn liền với xây dựng thế chiến lƣợc của CTND. Thế lợi thì lực mạnh. “Thế địch nhƣ lửa. Thế ta nhƣ nƣớc. Nƣớc nhất định thắng lửa” [36, tr.151]. Hồ Chí Minh phân tích “Quả cân chỉ có một ki-lơ-gam ở vào thế lợi thì lực của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng đƣợc một vật nặng hàng trăm ki-lô-gam. Thế thắng lực. Ta đánh Mỹ lấy ít thắng nhiều đƣợc là nhờ cái thế của ta rất lợi. Thế ta thắng đã rõ ràng, thế địch thua đã rõ ràng” [43, tr.455].

Tƣ tƣởng CTND của Hồ Chí Minh khơng chỉ đề cập đến những vấn đề chiến lƣợc, mà còn cả những vấn đề về chiến thuật và chiến dịch. Đó là nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy chất lƣợng cao thắng số lƣợng đông. Ngƣời chú trọng uốn nắn tƣ tƣởng nóng vội, ham ăn to, thắng lớn khi chƣa đủ điều kiện.

Ngƣời căn dặn trong tác chiến phải phát huy tinh thần và dựa vào ƣu thế chính trị để đánh địch; vũ khí thơ sơ nhƣng tinh thần dũng cảm, biết tích cực tìm địch mà đánh, hễ đánh là quyết thắng, trong trƣờng hợp gay go quyết liệt phải có tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Ngƣời yêu cầu quân đội phải giết nhiều giặc, cƣớp nhiều súng, quán triệt tƣ tƣởng đánh tiêu diệt địch “Đối với một ngƣời, làm thƣơng tổn mƣời ngón tay khơng đau đớn bằng cắt đứt hẳn một ngón tay. Về quân sự cũng vậy, đánh bại mƣời sƣ đồn khơng bằng trừ diệt một sƣ đoàn” [35, tr.463]. Phải đánh địch bằng mọi cách “tập kích”, “phục kích”, “đánh phá đồn bốt”; đánh bằng mọi quy mô “từng ngƣời đánh, từng đơn vị đánh”, “đánh to, đánh nhỏ, khi tập trung khi phân tán”... “xuất quỷ nhập thần, thiên biến vạn hóa”, làm cho kẻ địch không biết đâu mà lƣờng.

Trong chiến tranh phải kết hợp tác chiến với địch vận, đánh vào lòng ngƣời. Hồ Chí Minh nói với cán bộ làm cơng tác binh vận, địch vận “Sách quân sự có câu: Đánh mà thắng địch là giỏi, khơng đánh mà thắng địch lại càng giỏi hơn. Không đánh mà thắng địch là nhờ địch vận” [10, tr.213].

Các lực lƣợng vũ trang có nhiều hình thức tác chiến: đánh du kích, đánh vận động và đánh trận địa; tùy theo tình hình địch, ta và phƣơng châm chỉ đạo chiến lƣợc mà nâng từng cách đánh lên địa vị chủ yếu trong từng giai đoạn, ở từng địa phƣơng.

2.1.5. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

Để tiến hành CTND, cần phải có lực lƣợng vũ trang nhân dân. Hồ Chí Minh chủ trƣơng xây dựng lực lƣợng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân qn du kích. Nhìn thấy nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài của lực lƣợng vũ trang, trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (12/1944) Ngƣời nêu lên luận điểm vũ trang toàn dân đi đôi với xây dựng quân đội. “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lƣợng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lƣợng vũ trang trong các địa phƣơng cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phƣơng diện. Đội quân chủ lực, trái lại, có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của các địa phƣơng, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể đƣợc, làm cho các đội này trƣởng thành mãi lên” [34, tr.507].

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, khi quân đội đã phát triển, có khả năng tác chiến tập trung, nhƣng Hồ Chí Minh vẫn quan tâm chỉ đạo xây dựng lực lƣợng dân quân du kích và nhấn mạnh vai trị của chiến tranh du kích. Ngƣời nói “Dân qn tự vệ và du kích là lực lƣợng của tồn dân tộc, là một lực lƣợng vô địch, là một bức tƣờng sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lƣợng đó, bức tƣờng đó, thì địch nào cũng phải tan rã” [36, tr.132]. “Làng nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích, thì nó thành một tấm lƣới sắt, một thứ “thiên la địa võng” mà địch khơng tài nào thốt ra đƣợc” [37, tr.335].

Với hình thức tổ chức lực lƣợng vũ trang ba thứ quân, chúng ta vừa có lực lƣợng cơ động chiến lƣợc, vừa có lực lƣợng tại chỗ rộng khắp; có khả năng giải quyết yêu cầu tác chiến tập trung và phân tán; chủ động đánh địch

trong mọi lúc mọi nơi, kết hợp nhiều hình thức và quy mơ tác chiến, thƣờng xuyên chiến đấu giam chân, chia cắt địch.

“Chúng ta có ba lực lƣợng quân sự: Vệ quốc quân, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích: Vệ quốc quân phải lo đánh trận để tiêu diệt địch. Bộ đội địa phƣơng phải phụ trách những trận vừa vừa và phải chuẩn bị chiến trƣờng sẵn sàng khi Vệ quốc quân đánh những trận to ở địa phƣơng mình. Dân qn du kích là một lực lƣợng rộng rãi, khắp cả nƣớc. Xã nào, thơn nào cũng có dân qn du kích. Nó nhƣ một tấm lƣới rộng mênh mơng, bao trùm cả nƣớc. Hễ giặc Pháp và Việt gian bƣớc chân đến đâu là mắc phải lƣới đó ngay”. Tổng kết thành tích của lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam trong ba mƣơi năm dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh viết “Quân chủ lực, quân địa phƣơng và dân quân ta đã trở thành những bộ đội anh hùng, quyết chiến và quyết thắng” [45, tr.157].

Theo đó, trong hai cuộc kháng chiến, chúng ta đã huy động sức ngƣời, sức của, phát triển số lƣợng của cả ba thứ quân, đƣa bộ đội chủ lực từ mấy trăm ngƣời, mấy nghìn ngƣời lúc đầu lên đến hàng vạn, hàng chục vạn trong kháng chiến chống Pháp, hàng trăm vạn ngƣời trong kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển quân đội về số lƣợng, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng nâng cao chất lƣợng về mọi mặt của quân đội. Chất lƣợng của quân đội là một vấn đề chiến lƣợc, có ý nghĩa quyết định.

Hồ Chí Minh ln quan tâm đến việc xây dựng quân đội thực sự là quân đội của dân, do dân, vì dân. Ngƣời thƣờng xuyên nhắc nhở: “Phải nhớ rằng nhân dân là chủ. Dân nhƣ nƣớc, mình nhƣ cá, lực lƣợng bao nhiêu là nhờ ở dân hết”, “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội”. Ngƣời dặn dò bộ đội: “Mình đánh giặc là vì nhân dân, nhƣng mình khơng phải là “cứu tinh” của dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân”. Trong buổi đầu thành lập “quân đội đầu tiên” của cách mạng Việt Nam, nhấn mạnh nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, Ngƣời chỉ rõ: “Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch khơng thể nào tiêu diệt đƣợc”. Chỉ có dựa vào dân, quân đội ta

mới có thể phát triển nhanh chóng, vững mạnh. Ngƣời khái quát: Quân đội ta có sức mạnh vơ địch vì nó là một qn đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục.

2.1.6. Xây dựng hậu phương của chiến tranh nhân dân

Trong tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh có nhiều loại hậu phƣơng của CTND: hậu phƣơng chiến lƣợc và hậu phƣơng tại chỗ, ở cả rừng núi và đồng bằng, từ cơ sở chính trị đến căn cứ địa, hậu phƣơng, ở cả phía sau lƣng ta và ở cả sau lƣng địch, trong lòng địch.

Sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Hồ Chí Minh cử một số cán bộ củng cố căn cứ địa Việt Bắc chuẩn bị căn cứ địa kháng chiến. Ngƣời khẳng định “Việt Bắc trƣớc kia là căn cứ của cách mạng, đã nổi tiếng khắp cả nƣớc, khắp thế giới. Thì ngày nay, Việt Bắc phải thành căn cứ của kháng chiến để giữ lấy cái địa vị và cái danh giá vẻ vang của mình” [36, tr.207].

Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng hậu phƣơng chiến lƣợc ở phía sau lƣng ta. Trong kháng chiến chống Pháp, Ngƣời quan tâm xây dựng căn cứ địa Việt Bắc và các vùng tự do ở Khu IV, Khu V... Trong kháng chiến chống Mỹ, Ngƣời động viên nhân dân ra sức xây dựng miền Bắc vững mạnh về mọi mặt để làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nƣớc nhà, làm căn cứ địa của cách mạng cả nƣớc, làm hậu phƣơng lớn của tiền tuyến lớn miền Nam.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng “Căn cứ, hậu phƣơng vững chắc nhất là lòng dân”. Ngƣời coi vấn đề quan trọng hàng đầu là xây dựng cơ sở chính trị của quần chúng, triệt để dựa vào nhân dân để từng bƣớc xây dựng, mở rộng căn cứ địa cách mạng và hậu phƣơng chiến tranh.

Nội dung xây dựng hậu phƣơng của CTND bao gồm các mặt: chính trị, kinh tế, qn sự, văn hóa xã hội.

Về chính trị, phải chăm lo xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng, xây dựng mặt trận và các đoàn thể quần chúng, giáo dục truyền thống

yêu nƣớc và củng cố khối đại đồn kết tồn dân vì “Lịng u nƣớc và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lƣợng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi” [37, tr.281].

Về quân sự, phải xây dựng lực lƣợng vũ trang. “Ngoài việc tăng cƣờng bộ đội chủ lực, xây dựng bộ đội địa phƣơng, vùng tự do và những căn cứ du kích khá to cần phải xây dựng những tổ chức dân quân du kích” [38, tr.13].

Về kinh tế, Hồ Chí Minh nói “Phải bảo vệ và phát triển nền tảng kinh tế của ta, đấu tranh kinh tế với địch”. “Nếu chỉ biết đánh mà khơng nghĩ đến kinh tế thì khi hết gạo sẽ khơng đánh đƣợc”. Ngƣời kêu gọi đẩy mạnh tăng gia sản xuất, “hậu phƣơng thi đua với tiền phƣơng”, sản xuất phải gắn liền với tiết kiệm, lập “hũ gạo kháng chiến”, “hũ gạo kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc” để góp phần ni qn đánh giặc.

Về văn hóa, xã hội, phải “Xúc tiến cơng tác văn hóa để đào tạo con ngƣời mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc, phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hƣởng nơ dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và tiếp thu những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới” [37, tr.173].

Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cƣờng, Hồ Chí Minh cũng chủ trƣơng phát huy đến mức cao nhất những điều kiện thuận lợi của thời đại để xây dựng căn cứ địa, hậu phƣơng. Ngƣời xác định hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hịa bình dân chủ thế giới là hậu phƣơng lớn, là nguồn cung cấp vật chất cần thiết và cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Nhƣ vậy, ở đâu có nhân dân Việt Nam u nƣớc thì ở đó có sẵn nhân tố của hậu phƣơng. Hậu phƣơng của CTND Việt Nam khơng chỉ ở phía sau lƣng ta mà còn ở cả sau lƣng địch, trong lịng địch. Nó khơng thể phân biệt rạch rịi với tiền tuyến, mà đan xen nhau, tạo thế xen kẽ triệt để giữa ta và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 1954 (chương trình nâng cao) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)