Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 1954 (chương trình nâng cao) (Trang 42 - 44)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Thứ nhất, mặc dù mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã đƣợc đƣa vào giảng

dạy trong các trƣờng đại học, GV thƣờng xuyên đƣợc tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ, nghiệp vụ trong đó có tập huấn về tích hợp tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử nhƣng một bộ phận lớn GV chƣa nắm vững đƣợc khái niệm cũng nhƣ các nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND. Do vậy, GV lúng túng trong quá trình triển khai giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND cho HS, khơng thƣờng xun tích hợp nội dung này trong giảng dạy. GV không khai thác sâu, giáo dục không triệt để khiến HS không hiểu và vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời trong học tập cũng nhƣ thực tiễn cuộc sống. Công tác giáo dục tƣ tƣởng, nhân cách, đạo đức nói chung và giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND trong dạy học Lịch sử không đạt đƣợc kết quả nhƣ mục tiêu đề ra.

Thứ hai, chƣơng trình và nội dung SGK Lịch sử hiện nay nặng về liệt

kê sự kiện, hiện tƣợng, trình bày lịch sử dân tộc theo tiến trình thời gian khiến cho GV gặp khó khăn trong q trình triển khai giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND. Các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc trình bày ở nhiều bài, mỗi bài chỉ trình bày một giai đoạn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Ngƣời nên GV khó hệ thống cho HS tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo các chuyên đề.

Thứ ba, quan niệm “mơn chính”, “mơn phụ” trong trƣờng phổ thơng

chi phối và ảnh hƣởng không nhỏ đến việc dạy học lịch sử và giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS. Tâm lý đó ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều cán bộ quản lý, GV, phụ huynh và HS dẫn đến những ứng xử lệnh chuẩn làm cho bộ môn Lịch sử không đƣợc nhìn nhận và đánh giá đúng vị thế của nó. Nhiều HS vốn khơng thích học Lịch sử, nên càng không hứng thú với các nội dung cần sự tƣ duy, phân tích và vận dụng nhƣ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND. Vì vậy, GV càng khó khăn trong việc nâng cao chất lƣợng và phát huy ƣu thế giáo dục thế hệ trẻ của bộ môn.

Thứ tư, giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức luôn cần thiết nhƣng sử dụng

phƣơng pháp, biện pháp nào để đạt đƣợc hiệu quả cao trong việc giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức nói chung và giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND nói riêng. Nội dung kiến thức nặng, thời lƣợng dành cho bộ mơn ít, GV ln thấy thiếu thời gian dạy kiến thức mới. Đa số GV nặng về dạy nội dung hơn là hƣớng dẫn phƣơng pháp học, trong nhiều giờ học Lịch sử, GV luôn là ngƣời cung cấp kiến thức, HS luôn là ngƣời tiếp nhận mà chƣa hƣớng đến việc GV thiết kế các hoạt động học tập để HS là ngƣời chủ động thực hiện.

Một giờ học Lịch sử hiệu quả phải tạo đƣợc sự hứng thú với HS và từ đó hiệu quả giáo dục mới đƣợc nâng cao. Yêu cầu giáo dục của môn Lịch sử không dừng lại ở kiến thức mà làm những kiến thức đó thấm sâu vào nhận thức của HS, biến thành hiểu biết của chính các em một cách hứng thú. GV sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực (hoạt động nhóm, dự án, trị chơi, sử dụng máy tính, máy chiếu...) trong dạy học sẽ biến những số liệu khô cứng, những diễn biến nặng nề thành các sự kiện lịch sử sống động, hấp dẫn, HS tiếp nhận một cách tích cực, hứng thú. Cùng với những hiểu biết đó là niềm u thích lịch sử, từng bƣớc bồi dƣỡng và phát triển năng lực, nhân cách, bản lĩnh của HS.

CHƢƠNG 2

XÁC ĐỊNH NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TRONG

DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 - 1954 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 1954 (chương trình nâng cao) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)