Cấu trúc, vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 1954 (chương trình nâng cao) (Trang 55)

thời kỳ 1945 - 1954 (chƣơng trình nâng cao)

2.2.1. Cấu trúc, vị trí

Phân tích cấu trúc, vị trí của phần lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 trong SGK Lịch sử 12 (chƣơng trình nâng cao) nhằm đảm bảo tính hệ thống trong chƣơng trình mơn học.

Phần lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 trong Lịch sử 12 (chƣơng trình nâng cao) thuộc Chƣơng III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 của Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 gồm bốn bài:

Bài 20: Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trƣớc ngày 19/12/1946.

Bài 21: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950).

Bài 22: Bƣớc phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953).

Bài 23: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953- 1954)

Phần lịch sử Việt Nam 1945 - 1954 ở chƣơng trình nâng cao đƣợc giảng dạy trong 9 tiết. So với sách của chƣơng trình chuẩn, ở sách nâng cao các sự kiện đƣợc mở rộng, đƣợc phân tích sâu hơn, có thêm tài liệu tham khảo.

Với mục đích khai thác sâu sắc hơn các sự kiện lịch sử, chƣơng trình nâng cao khơng chỉ chú trọng đến diễn biến cuộc đấu tranh quân sự với những chiến thắng lớn, đặc biệt trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, cuộc tiến công chiến lƣợc Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ mà còn làm cho HS nhận thức về đƣờng lối kháng chiến của Đảng, công cuộc xây dựng hậu

phƣơng theo chế độ dân chủ nhân dân và cuộc đấu tranh ngoại giao từ Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Tạm ƣớc (14/9/1946) đến ký kết Hiệp định Giơ-ne- vơ về Đông Dƣơng (21/7/1954). Việc ký kết này thể hiện tƣơng quan lực lƣợng hai bên và chứng tỏ sự lớn mạnh của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Những hiểu biết của HS về thời kỳ này là cơ sở quan trọng để các em hiểu sâu sắc các giai đoạn lịch sử trƣớc đó của cách mạng Việt Nam (1930 - 1945) và tiếp tục tìm hiểu, khai thác, phân tích các sự kiện lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975). Với vị trí nhƣ vậy, thời kỳ lịch sử này giúp HS nhận thức đƣợc đầy đủ, hệ thống cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.

2.2.2. Mục tiêu

Việc xác định mục tiêu môn học là cơ sở để lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp thích hợp để tiến hành giảng dạy và giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND. Căn cứ vào Chƣơng trình mơn Lịch sử 12 (chƣơng trình nâng cao), mục tiêu đƣợc xác định nhƣ sau:

Về kiến thức

Học xong phần lịch sử Việt Nam 1945 - 1954, HS có khả năng:

- Nêu và phân tích đƣợc hồn cảnh nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (19/12/1946) và đƣờng lối kháng chiến của ta.

- Nêu và phân tích đƣợc diễn biến chính của cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và ý nghĩa, tác dụng của những cuộc chiến đấu đó đối với cuộc kháng chiến.

- Nêu đƣợc sự tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài và kết quả của sự chuẩn bị đó.

- Nêu đƣợc nguyên nhân, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc 1947 và chiến thắng Biên giới 1950.

- Nêu và phân tích đƣợc nguyên nhân Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lƣợc Đông Dƣơng. Âm mƣu và những nét chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi.

- Nêu và phân tích đƣợc nội dung chính và ý nghĩa lịch sử của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.

- Nêu đƣợc những thành tựu xây dựng hậu phƣơng của ta từ sau chiến thắng Biên giới 1950.

- Nêu đƣợc mục đích, ý nghĩa những chiến thắng quân sự của ta từ sau chiến thắng Biên giới 1950.

- Nêu và phân tích đƣợc âm mƣu của Mỹ - Pháp trong kế hoạch Na- va.

- Nêu và phân tích đƣợc nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc Tiến công Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Trình bày đƣợc những nét chính q trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của ta ở Giơ-ne-vơ. Ghi nhớ những điểm chính và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Về kỹ năng

Hƣớng dẫn HS học phần lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 nhằm rèn luyện các kỹ năng:

- Phân tích, tổng hợp, so sánh, nhận định, đánh giá, đối chiếu các sự kiện lịch sử.

- Quan sát và sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lƣợc đồ lịch sử, tƣ liệu tham khảo; lập bảng biểu hệ thống kiến thức.

- Khả năng vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn cuộc sống. - Thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức sự kiện...

Về thái độ

- Bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc, tinh thần cách mạng, niềm tự hào dân tộc. - Bồi dƣỡng lòng tự hào và quý trọng với những chiến thắng to lớn về các mặt của cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng nhƣ truyền thống đánh giặc, xây dựng đất nƣớc của nhân dân ta.

- Lịng kính trọng, biết ơn, khâm phục Chủ tịch Hồ Chí Minh, niềm tự hào về lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, củng cố niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đối với sự nghiệp kháng chiến, xây dựng Tổ quốc.

- Học tập tinh thần chiến đấu dũng cảm, mƣu trí của anh bộ đội Cụ Hồ.

- Biết ơn, trân trọng sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế đối với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

2.2.3. Nội dung cơ bản

Phần lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 trong sách Lịch sử 12 (nâng cao) chủ yếu tập trung trong bốn nội dung sau:

Nội dung 1: Xây dựng chính quyền, đấu tranh chống thù trong và giặc ngồi, bảo vệ chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945 - 1946).

Nƣớc ta bƣớc vào kỷ nguyên mới sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, có nhiều thuận lợi, nhƣng cũng gặp khơng ít khó khăn, thử thách. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nƣớc, sức mạnh đoàn kết trong lao động xây dựng đất nƣớc, trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, cùng với những thuận lợi mới đƣợc phát huy, những khó khăn to lớn đƣợc khắc phục. Từ trong kết quả đó, chính quyền cách mạng đƣợc xây dựng, củng cố và bảo vệ.

Trong cuộc đấu tranh chống những kẻ thù lớn (1945 - 1946), Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đƣờng lối chính trị sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mền dẻo về sách lƣợc đã đƣa nƣớc nhà vƣợt qua mn vàn khó khăn. Lúc thì hịa hỗn với qn Trung Hoa Dân quốc để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm hịa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động, tay sai của chúng, dành thời gian củng cố lực lƣợng, chuẩn bị toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lƣợc, điều mà Đảng đã biết chắc là không thể nào tránh khỏi.

Nội dung 2: Những thắng lợi lớn có tính chất bước ngoặt về qn sự.

Trƣớc những hành động gây chiến tranh của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời phát động kháng chiến chống Pháp. Mở đầu cuộc kháng chiến tồn quốc (19/12/1946), ta chủ động tiến cơng địch tại Hà Nội và các đơ thị khác phía Bắc vĩ tuyến 16, nhằm tiêu hao lực lƣợng địch, giam chân địch, tạo thế trận cho CTND, chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện.

Sau gần một năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, lực lƣợng của chúng bị hao mòn và phân tán. Mặt khác, chúng cịn phải đối phó với làn sóng phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa của Pháp đang ngày càng dâng cao. Để giải quyết những khó khăn đó, Pháp tấn công lên Việt Bắc vào năm 1947. Ta khẩn trƣơng chuẩn bị mọi mặt để chiến đấu. Chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta đã giành thắng lợi, làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, khẳng định đƣờng lối “đánh lâu dài” của ta, chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.

Năm 1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới và giành đƣợc thắng lợi nhƣ dự kiến: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Chiến dịch Biên giới là sự chủ động tiến công địch đầu tiên của quân dân ta. Chứng tỏ từ sau chiến thắng Việt Bắc 1947, quân đội ta đã nhanh chóng trƣởng thành, dần dần nắm đƣợc quyền chủ động chiến lƣợc trên chiến trƣờng chính Bắc Bộ.

Năm 1953, Pháp - Mỹ đề ra kế hoạch Na-va nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Ta đề ra kế hoạch Đông - Xuân 1953 - 1954 nhằm phá kế hoạch Na-va của Pháp - Mỹ, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh. Cuộc tiến công chiến

lƣợc Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân dân ta gồm bốn chiến dịch tiến công lớn vào bốn hƣớng (Tây Bắc, Trung Lào, Thƣợng Lào, Tây Nguyên) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai và nhân dân, phân tán khối cơ động chiến lƣợc của địch đang tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ, làm phá sản bƣớc đầu kế hoạch Na-va. Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lƣợc Đông - Xuân 1953 - 1954, chiến dịch lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, là thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh.

Nội dung 3: Xây dựng lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Về chính trị: Đại hội Đảng lần thứ II họp, đề ra chủ trƣơng, đẩy mạnh kháng chiến về mọi mặt. Việc Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam đã tăng cƣờng vai trò lãnh đạo. Hội nghị thống nhất mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt, việc hình thành Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào đã tăng cƣờng, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc, đồn kết Đơng Dƣơng, phá tan âm mƣu chia rẽ của địch.

Về kinh tế - tài chính, thực hiện chính sách thuế khóa, tài chính, ngân hàng, thƣơng nghiệp, giảm tô, cải cách ruộng đất, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc, ngăn chặn âm mƣu phá hoại kinh tế của địch.

Về văn hóa - giáo dục - y tế, xây dựng nền văn hóa theo phƣơng châm: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng; xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ Việt Nam; đẩy mạnh công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân.

Nội dung 4: Đấu tranh ngoại giao và vận động quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln khẳng định, Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa là Chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam, chủ động sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nƣớc tơn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nƣớc ta. Đến tháng 1/1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nƣớc trong phe

XHCN lần lƣợt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bƣớc vào Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời với cuộc tiến công quân sự, ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng kết thúc cuộc chiến tranh bằng con đƣờng hịa bình. Chủ trƣơng của Đảng và Bác Hồ muốn giải quyết vấn đề kết thúc cuộc chiến tranh bằng đƣờng lối hịa bình là xuất phát từ nguyện vọng hịa bình của nhân dân ta, nhân dân Pháp. Song để giành lại hịa bình, độc lập, qn dân ta phải đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiêu diệt nhiều sinh lực địch thì chúng mới chịu thƣơng lƣợng để giải quyết hịa bình trên cơ sở tơn trọng quyền độc lập, tự do của ta. Chiến thắng Điện Biên Phủ của ta đã quyết định đƣa đến Hội nghị Giơ-ne-vơ (8/5/1954) và ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Đơng Dƣơng.

2.3. Nội dung lịch sử cần khai thác để giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954

Dựa vào những nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 trong SGK Lịch sử 12 (chƣơng trình nâng cao) để khai thác nội dung giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CTND theo các chủ đề sau:

2.3.1. Tư tưởng kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, xây dựng hậu phương của chiến tranh nhân dân

Bài 21: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực

dân Pháp (1946 - 1950) mục 2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng (I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ): Trƣớc

khi chủ động phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh cố gắng, kiên trì duy trì hịa bình, tránh cuộc chiến tranh nhƣng với dã tâm xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa, Pháp đã xé bỏ Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ƣớc (14/9/1946), đẩy nhân dân ta trƣớc hai lựa chọn hoặc cầm súng đứng lên kháng chiến để

bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc; hoặc cúi đầu làm nô lệ cho Pháp. Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đƣờng đứng lên kháng chiến. Để động viên nhân dân cả nƣớc đứng lên chống Pháp, Bác ra Lời kêu gọi toàn quốc

kháng chiến.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là một bản cƣơng lĩnh cứu nƣớc

mang tính khái quát cao, chứa đựng quan điểm, đƣờng lối CTND của Đảng và nhân dân ta, khẳng định tinh thần yêu nƣớc, ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc nhất định thắng lợi, là mệnh lệnh tiến công cách mạng, khơi dậy chủ nghĩa yêu nƣớc, truyền thống anh hùng, tạo khí thế để nhân dân cả nƣớc đứng lên chiến đấu với mọi vũ khí sẵn có.

Bài 21: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực

dân Pháp (1946 - 1950) mục 2. Xây dựng lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng

chiến lâu dài (III.Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài). Xuất

phát từ tƣ tƣởng xây dựng hậu phƣơng của CTND, ngay từ đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp việc xây dựng hậu phƣơng đã đƣợc chú trọng và tiến hành. Trong thời gian đầu khi cuộc chiến đấu ở các đô thị đang diễn ra ác liệt thì cơng việc di chuyển lực lƣợng (ngƣời và của) cũng đƣợc tiến hành.

Dƣới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nƣớc xây dựng lực lƣợng kháng chiến mọi mặt.

Về chính trị, Chính phủ chia cả nƣớc thành 14 khu hành chính. Các Ủy ban hành chính chuyển thành Ủy ban kháng chiến hành chính để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.

Về kinh tế, Chính phủ đề ra các chính sách nhằm duy trì và phát triển sản xuất, trƣớc hết là sản xuất lƣơng thực. Nha tiếp tế đƣợc thành lập đảm bảo nhu cầu ăn, mặc cho nhân dân và quân đội.

Về quân sự, Chính phủ quy định mọi ngƣời dân từ 18 đến 45 tuổi đƣợc tuyển chọn tham gia các lực lƣợng chiến đấu. Lực lƣợng vũ trang các cấp không ngừng đƣợc tăng lên về số lƣợng và trang bị.

Về văn hóa, phong trào bình dân học vụ đƣợc duy trì và phát triển, trƣờng trung học các cấp đƣợc xây dựng.

Bài 21: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực

dân Pháp (1946 - 1950) mục 2. Cuộc kháng chiến của ta sau thắng lợi ở Việt

Bắc (V.Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện). Sau thất bại tại Việt

Bắc, Pháp gặp nhiều khó khăn nhất là phải đối mặt với phong trào của nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 1954 (chương trình nâng cao) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)