2.1. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân
2.1.2. Kháng chiến toàn diện
Kháng chiến toàn dân gắn liền với kháng chiến tồn diện, Hồ Chí Minh nói “Khơng dùng tồn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó khơng thể nào thắng lợi đƣợc” [35, tr.298]. Trong chiến tranh “quân sự là việc chủ chốt”, nhƣng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị. “Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn”.
Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lƣợc, có tác dụng thêm bạn, bớt thù, phân hóa và cơ lập kẻ thù, phát huy yếu tố chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ quốc tế. Hồ Chí Minh chủ trƣơng “vừa đánh vừa đàm”, “đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ’’ [10, tr.205].
Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch. Ngƣời kêu gọi hậu phƣơng thi đua với tiền phƣơng, coi “ruộng rẫy là chiến trƣờng, cuốc cày là vũ khí, nhà nơng là chiến sĩ”, “tay cày tay súng, tay búa tay súng, ra sức phát triển sản xuất để phục vụ kháng chiến”. Ngƣời cho rằng “chiến tranh về mặt văn hóa hay tƣ tƣởng so với các mặt khác cũng không kém quan trọng” [35, tr.319].
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nó lấy vũ lực, ta khơng sợ. Nó lấy chính trị, ta khơng mắc mƣu. Nó lấy kinh tế phong tỏa, thì ta lấy kinh tế ta đánh nó. Ta tăng gia sản xuất. Ta lợi hơn nó là nó khơng thể kéo dài đƣợc, mà ta thì có thể kéo dài [36, tr.58]. Ngƣời viết lời kêu gọi Thi đua ái quốc:
“Mỗi ngƣời dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Qn sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu:
Toàn dân kháng chiến, Toàn diện kháng chiến,
... vừa kháng chiến,
Vừa kiến quốc” [36, tr.444-445].
Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp nhận xét “Lấy dân làm gốc, động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện là nội dung cốt lõi nhất, nổi bật nhất của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” [10, tr.207].
Nhƣ vậy, muốn đánh thắng những kẻ thù hung bạo, mạnh hơn ta gấp bội về kinh tế, quân sự, khoa học và cơng nghệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trƣơng phải tiến hành chiến tranh toàn diện, trong đó mỗi ngƣời dân Việt Nam đều trở thành chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đƣờng phố là một trận địa, mỗi chi bộ là một bộ tham mƣu... Cả nƣớc biến thành một trận địa bao la. Kẻ thù đƣơng đầu không chỉ với quân đội mà cả với dân tộc Việt Nam.