Đặc điểm của HS THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Đặc điểm của HS THPT

1.4.1. Đặc điểm tâm lý, tư duy

Học sinh trung học ở lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi “nhạy cảm”, các em có sư thay đổi lớn về ngoại hình, tính cách, mơi trường giao tiếp… cho nên các em cũng có sự thay đổi lớn về tâm lí mà người lớn – trong đó có giáo viên đơi khi chưa hiểu hết các em, thậm chí khơng bắt kịp “nhịp” thay đổi của các em. Do đó việc tiếp cận tâm lí lứa tuổi học sinh có vai trò quan trọng với việc dạy học phát huy tính tích cực.

J.Piaget đánh giá về lứa tuổi học sinh trung học phổ thông: “Trẻ em đang ở

lứa tuổi sinh lực dồi dào sẵn có, tính tự động rất cao, do muốn khôn lớn nên tham gia vào các hoạt động và tìm hiểu thăm dị sự vật xung quanh mình” [27,

tr.59], có thể nói đó là lứa tuổi thích khẳng định mình, thích tìm tịi sáng tạo trong mọi hoạt động.

Các em không chỉ nhận thức về cái tơi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, tương lai. Ở lứa tuổi này, các em thể hiện rõ những phẩm chất nhân cách và những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách. Có khả năng đánh giá những cử

chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, biết đánh giá nhân cách của mình nói chung trong tồn bộ những thuộc tính nhân cách. Đồng thời các em có sự phát triển của sự tự ý thức: Quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sơi nổi, có tính đặc thù riêng. Đó là sự thể hiện tính tích cực, ý thức tự giác và tính độc lập trong suy nghĩ, muốn mọi người coi trọng suy nghĩ của mình.

Sự phát triển tư duy của các em đã có thay đổi cơ bản: Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ, có sự thay đổi về tư duy: các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất qn.

1.4.2. Đặc điểm về hoat động học tập

Cũng như học sinh Trung học cơ sở hay Tiểu học thì hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ phát triển tư duy khái quát cao hơn. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải không muốn học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.

Tình cảm và thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Học sinh THPT đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời đầy thử thách mà đòi hỏi các em phải tự lập. Thái độ, ý thức đối với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống cịn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: vốn tri thức, kĩ năng và kĩ xảo hiện có, được

hình thành trong nhà trường phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã hội. Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm riêng của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng mơn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các môn học. Do vậy, giáo viên phải làm cho các em học sinh hiểu ý nghĩa và chức năng giáo dục phổ thông đối với giáo dục nghề nghiệp và đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Nhà trường cũng cần có những hình thức tổ chức đặc biệt đối với hoạt động của HS THPT nhất là HS cuối cấp để tạo ra sự thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em.

1.4.3. Đặc điểm thái độ học tập khi tiếp nhận môn Ngữ văn

Trong dạy học tích cực, sự tiếp nhận của học sinh là một trong những vấn đề được quan tâm nhằm đưa ra được những định hướng đúng đắn cho việc dạy học. “Tiếp nhận tác phẩm là một q trình lâu dài, có nhiều cấp độ, thực chất đó là một hoạt động tái tạo và sáng tạo mới hình tượng nghệ thuật dựa theo đặc điểm cá nhân và cảm xúc của từng người. Đó là q trình tri giác tác phẩm, cụ thể hóa và khái quát hóa nghệ thuật để hiểu được giá trị đích thực của tác phẩm” [9, tr.15].

Theo Nguyễn Thanh Hùng “TPVC dù có nội dung và hình thức nghệ thuật

hồn chỉnh, rõ ràng và có sự hấp dẫn đến đâu cũng sẽ trở thành một sự đóng kín đối với học sinh nếu như các em không tự giác tìm hiểu, thể nghiệm, phân tích trên cơ sở đồng sáng tạo với tác giả” [8, tr.175].

Một TPVC được dạy học sẽ khơng có giá trị nếu khơng có sự tiếp nhận của học sinh trong quá trình học tập. Cùng với quan điểm trên, Nguyễn Thị Thanh Hương cũng khẳng định: “thực chất của quá trình chiếm lĩnh tác phẩm văn học

tự nhận thức, tự phát triển, để các em tự giác tham gia vào quá trình đồng sáng tạo” [9].

Mỗi học sinh khi tiếp xúc với TPVC lại có những cảm nhận khác nhau, sự tiếp nhận hời hợt hay sâu sắc lại tùy thuộc vào tư chất ở mỗi người. Có cá nhân học sinh khi vừa tiếp xúc với tác phẩm đã khám phá ngay ra nét hay dở của tác phẩm - cá nhân ấy có sẵn trong người năng lực cảm thụ văn chương, từ đó sự tiếp nhận, phân tích, cắt nghĩa, lí giải sẽ sâu sắc. Ngược lại, có cá nhân học sinh tiếp xúc với tác phẩm rất nhiều lần, nhưng chỉ khai phá cảm nhận ở bề mặt, còn cái hay ẩn chứa bên trong lại rất mơ hồ thậm chí xa vời. Điều này có thể lí giải rằng: mỗi cá nhân là một sản phẩm hoàn toàn khác nhau, lại sống trong từng điều kiện hoàn cảnh khác nhau, vốn sống, sự trải nghiệm làm cho sự cảm thụ tác phẩm ở mỗi cá nhân là khác biệt.

Đặc điểm tâm lí, vốn sống, hiểu biết không phải là những nội dung bất biến, vì thế năng lực tiếp nhận cũng thay đổi theo thời gian. Ở mỗi giai đoạn, con người lại có những khả năng cảm thụ khác nhau. Vì vậy, việc thường xuyên trau dồi kiến thức, mở rộng vốn sống - vốn hiểu biết, rèn luyện năng lực cảm thụ... thì sự tiếp nhận sẽ dần trở nên sâu sắc. Nhưng nếu không biết bồi dưỡng phát triển năng lực đó thường xun, thì khả năng tiếp nhận sẽ dần trở nên hạn chế. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận cũng chịu tác động nhất định của tâm lí tiếp nhận của chủ thể ở thời điểm đó.

Do tính chủ quan trong tiếp nhận của học sinh, giáo viên cần uốn nắn, điều chỉnh những cảm nhận sai lạc, tản mạn, xa rời tác phẩm từ nhận thức của học sinh. Giáo viên cần định hướng cho học sinh tiếp nhận đúng hướng, tập trung vào những vấn đề cốt yếu trong tác phẩm. Đồng thời vẫn phải khuyến khích học sinh mạnh dạn trình bày những ý kiến riêng của mình để phát huy tối đa cá tính sáng tạo và những phát hiện mới lại trong sự tiếp nhận của học sinh.

Tiểu kết chương 1

Trong quá trình dạy học mơn Ngữ văn, các trị chơi nếu được sử dụng hợp lý sẽ thúc đẩy một cách tự nhiên tính năng động và tính tích cực tham gia học tập của HS. Sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong dạy học mơn Ngữ văn nói riêng sẽ tạo được mơi trường, khơng khí học tập vui vẻ và cho chúng ta thấy học tập không khô khan, tẻ nhạt mà cũng khá lý thú. Học tập của HS khơng chỉ là q trình tiếp thu kiến thức, nó liên quan đến thực hành, hợp tác, làm việc tập thể theo tổ nhóm hơn là ganh đua cá nhân.

Trò chơi được sử dụng hợp lý sẽ giúp cho HS lĩnh hội tri thức trong tất cả các khâu của QTDH, gây hứng thú học tập đối với môn Ngữ văn, làm cho những kiến thức HS tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn. Đăc biệt thơng qua trị chơi HS có thể tự tìm tịi, nghiên cứu, rèn luyện tri thức trong q trình học tập ngồi giờ lên lớp. Nếu nhóm học sinh nào đó quen với khơng khí trầm, các em có thể ít hào hứng, hoặc tỏ ra miễn cưỡng lúc đầu. Nhưng trò chơi bao giờ cũng mang bản chất lơi cuốn hấp dẫn với mọi đối tượng, nó khuyến khích mức độ tập trung cơng việc thực sự cũng như kích thích niềm ham mê đối với bài học.

Trị chơi có tác dụng hồ đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của HS. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của HS thể hiện qua các tiết học có trị chơi làm nảy sinh tình cảm của các em đối với mơn học. Do vậy chúng ta hãy mạnh dạn và cố gắng áp dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong q trình dạy học mơn Ngữ văn nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Khảo sát thực trạng dạy học Ngữ văn ở THPT xét từ góc độ lồng ghép trị chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)