Ngộ độc thực phẩm do thực phẩm động vật có độc: hay gặp là cóc, cá nóc và nhuyễn thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vệ sinh an toàn thực phẩm (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 27 - 30)

thể.

- Ngộ độc do ăn cóc. Thịt có khơng độc, có thể làm thực phẩm cho trẻ hoặc dùng trong đơng y, nhưng nếu ăn thịt có dính chất độc sẽ bị ngộ độc và có thể chết.

Trong gan, trứng cóc có chứa chất độc bufotoxin phrynin, phrynolysin. Nhựa độc của cóc ở tuyến nọc sau hai mắt, trên da cóc có hai loại tuyến, đó là tuyến lưng sần sùi tiết nọc sánh như kem, khơ ngay khi ra ngồi khơng khí, gây ngừng tim nhanh và nọc độc ở tuyến bụng tiết chất độc lỗng hơn, gây kích thích niêm mạc, gây viêm niêm mạc mắt, có thể gây hắt hơi, tác động chậm hơn gây tê liệt. Khi làm thịt, do sơ xuất mà các chất độc này dính vào thịt, người ăn vào bị ngộ độc có khi chết. Do vậy, khi làm thịt cóc phải cẩn thận khơng để nọc độc dính vào thịt. Chất độc của cóc cịn có ở phủ tạng, chủ yếu là gan, trứng.

Triệu chứng: Sau khi ăn từ vài phút đến 1 giờ tuỳ theo lượng chất độc vào cơ thể, thấy xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nơn, nơn, đau đầu, tê liệt, rối loạn tiêu hố, rối loạn tim mạch, khó thở do cơ hơ hấp bị co thắt, sau đó liệt vận động, liệt hơ hấp, tuần hồn và có thể tử vong.

Phịng bệnh: Khi làm thịt cóc khơng để nhựa cóc dính vào thịt cóc và loại bỏ hết phủ tạng nhất là gan và trứng.

- Ngộ độc cá nóc: Loại ngộ độc này vẫn đang là vấn đề bức xúc hiện nay với số người ăn cá nóc bị ngộ độc ngày một tăng, tỷ lệ tử vong cao (tới 60%).

Cá nóc sống ở vùng nước biển nhiều hơn nước ngọt. Hiện nay có gần 70 loại khác nhau. Lồi cá nóc độc, mà con người thường ăn phải, có thân 4 – 40 cm, chắc, vẩy ngắn,

27

mắt lồi, thịt trắng, bụng cá thường to tự phình lên như quả bóng, nằm ngửa tự trơi theo dịng nước.

Chất độc là hepatoxin (có trong gan) và tetrodotoxin, tetrodonin và acid tetrodonic (có trong buồng trứng), vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt vào mùa cá đẻ trứng (vào độ tháng 4-5). Các chất độc đó có tính chất rất mạnh, chỉ cần ăn 10g cá có thể bị ngộ độc và chết. Khi cá ươn, chất độc ở phủ tạng sẽ ngấm vào thịt. Tetrodotoxin không phải là protein, tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ, đun sơi liên tục trong vịng 6 giờ, độc tố chỉ giảm được một nửa, nấu chín hay phơi khơ, sấy, độc chất vẫn cịn tồn tại (có thể bị phân huỷ trong môi trường kiềm hay acid mạnh).

Tetrodotoxin là chất rất độc, tác động lên thần kinh, gây tử vong cao, làm liệt thần kinh thị giác, rồi đến thần kinh vận động, sau đó là liệt trung tâm hơ hấp, gây tử vong. Sau khi ăn cá có chất độc, chất độc này hấp thu nhanh qua đường ruột, dạ dày trong 5 - 15 phút, đạt tới nồng độ tỉnh trong máu sau 20 phút và thải tiết qua nước tiểu sau 30 phút tới 3-4 giờ. Ăn cá nóc sau 5 phút đến 3-4 giờ sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc, nguyên nhân tử vong là liệt cơ hô hấp và tụt huyết áp.

Triệu chứng lâm sàng: sau khi ăn 5 phút đến 3-4h (thường khoảng sau 30 phút), nạn nhân thấy ngứa ở miệng, rồi tê lưỡi, tê miệng, mơi, mặt, tê ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Tiếp sau đó thấy đau đầu, vã mồ hơi, chóng mặt, chống váng, đau bụng buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt. Triệu chứng cơ năng: Loạn ngôn, mất phối hợp, mệt lả, yếu cơ, liệt tồn thân, suy hơ hấp, tím tái, co giật. Mạch chậm, huyết áp hạ do liệt và giãn mạch, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, trụy mạch và tử vong. Tỷ lệ tử vong tới 60% nếu cấp cứu chậm.

Xử lý khi ngộ độc cá nóc: Nguyên nhân tử vong là liệt cơ hô hấp và hạ huyết áp, do vậy hồi sức hô hấp là cơ bản nhất.

- Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên (tê mơi, tê tay, vẫn cịn tỉnh): + Gây nơn dễ nguy hiểm vì đột ngột suy hô hấp do liệt cơ hô hấp.

28

+ Than hoạt uống (bột hay nhũ): 30g + 250ml nước sạch quấy đều, uống hết một lần, ở trẻ em 1 - 12 tuổi uống 2,5g, trẻ em dưới 1 tuổi 1g/kg. Có thể uống 1 lọ than hoạt nhũ 30 ml (ở người lớn và trẻ lớn), rồi đưa ngay đến bệnh viện gần nhất bằng xe cấp cứu. Uống than hoạt sớm trước 1 giờ sau khi ăn cá sẽ có hậu quả loại bỏ chất độc. Chống chỉ định khi bệnh nhân đã hôn mê hay rối loạn ý thức.

- Nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức, hơn mê, tím: thổi ngạt miệng

Trên xe cấp cứu:

- Than hoạt: 30g + 250ml nước sạch quấy đều uống hết một lần nếu chưa được uống và bệnh nhân còn tỉnh. Nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức thì phải đặt ống thông dạ dày để bơm than hoạt qua ống.

- Nếu co giật: tiêm bắp 2,5 - 5mg diazepam trước khi đặt ống thông dạ dày. - Để bệnh nhân nằm nghiêng trái, đầu thấp trái sặc

Phòng bệnh:

- Phải loại bỏ những con cá nóc khi kéo lưới đánh bắt cá hoặc phát hiện ngay tại các bến cá.

- Tuyệt đối khơng được phơi cá nóc khơ và làm chả cá nóc và bột cá nóc để bán. - Biện pháp an toàn tuyệt đối là khơng ăn cá nóc.

- Một số loại cá khác cũng có thể gây ngộ độc như cá mặt ngựa, cá nhện biển, cá vây nhỏ, nên tuyệt đối không ăn cá lạ, nghi ngờ có độc.

- Ngộ độc do ăn phải các sản phảm của nhuyễn biển có chứa độc tố: như sị huyết, hến, hào… các loại này do trong quá trình sống ăn phải các loại tảo, rong Dinoflagellates có chứa độc tố Mytilotoxin.

Triệu chứng: Sau khi ăn từ vài phút đến 30 phút xuất hiện các triệu chứng rát bỏng và tê ở quanh mơi và các đầu ngón tay, chóng mặt, buồn nơn, có thể bị chết do liệt hệ hơ hấp. Ngồi ra, chất độc có thể gây ỉa chảy, sung huyết ở niêm mạc dạ dày và ruột.

29

Phịng bệnh: Tuyệt đối khơng ăn nhuyễn thể chết. Trước khi chế biển phải loại bỏ các con chết. Trường hợp có một phần ba số lượng con chết thì phải vứt bỏ tất cả lơ đó vì chứng tỏ các con khác cũng đã bị bệnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vệ sinh an toàn thực phẩm (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)