Kiểm tra hàn the trong thực phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Vệ sinh an toàn thực phẩm (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 45 - 46)

- Trình bày được phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu, phương pháp kiểm tra VSTP

3. Phƣơng pháp kiểm tra VSTP bằng phản ứng hóa học

3.4. Kiểm tra hàn the trong thực phẩm

Với 25.000 đồng một hộp có 100 que thử, bạn có thể tự tay kiểm tra nhanh hàn the có chứa trong thực phẩm hay khơng... Bộ kít thử này do Viện Cơng nghệ Hóa học (TP.HCM) chế tạo.

Ngày 9/4, Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM đã nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu, chế tạo

bộ kít phát hiện nhanh hàn the trong thực phẩm" do ThS. Phùng Văn Trung, Phịng "Hóa Cơng nghệ các Hợp chất Thiên nhiên"

- Viện Cơng nghệ Hố học, làm chủ nhiệm đề tài.

Bộ thử hàn the này được làm từ giấy lọc tẩm dung dịch bão hòa Curcumin. Phản ứng với hàn the, Curcumin cho sự chuyển màu rõ, nhanh, bền màu và dễ thực hiện. Màu chỉ thị càng hiện rõ hơn sau 30 phút và vẫn còn giữ màu sau hơn 5 ngày.

Giới hạn phát hiện hàn the của bộ kít này là 50mg/kg. Với các mẫu có nồng độ hàn the càng cao thì thời gian hiện màu càng nhanh. Đối với các mẫu trên thị trường, thời gian hiện màu chỉ trong vịng 4 phút.

Bộ kít gồm một lọ đựng giấy thử và một lọ đựng acid, chỉ cần 3 bước thực hiện là có thể xác định được hàn the có hay khơng trong mẫu.

Trước hết ấn giấy thử lên thực phẩm sao cho dịch thực phẩm thấm ướt khoảng nửa tờ giấy. Sau đó, nhỏ vài giọt dung dịch lên phần đã thấm ướt. Đợi vài phút, nếu giấy thử chuyển sang màu cam đỏ, tức là trong mẫu có hàn the.

Hàn the là một loại hóa chất được biết dưới nhiều tên gọi khác nhau như Tinhal, Borax, bồng sa, bàng sa, nguyên thạch...Tên khoa học của hàn the là Natrium biboricum (Borate hydraté de sodium), cơng thức hóa học là Na2B4O7.10H2O.

Hàn the có tính sát trùng và kích ứng nhẹ nên trong công nghiệp dược phẩm dùng để pha thuốc súc miệng, thuốc đánh răng, thuốc mỡ chống nấm ngồi da (10-15%). Trong đơng y còn dùng bồng sa (dung dịch 1-2%) để súc miệng trừ hôi miệng, viêm họng...

45

ThS. Phùng Văn Trung (x), đang dùng bộ kít thử nhanh hàn the để phát hiện hàn the chứa trong thực phẩm. (Ảnh: VNN)

Hàn the có thể gây nơn mửa, ỉa chảy, co cứng cơ, ban đỏ da, màng niêm dịch, sốc trụy tim... Ăn nhiều có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Về lâu dài có thể gây khơ da, rối loạn dạ dày, suy thận mãn tính, giảm sút trí tuệ, teo tinh hồn thậm chí bị ung thư.

Theo pháp lệnh vệ sinh an tồn thực phẩm bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2003, Việt Nam đã cấm sử dụng hàn the trong sản xuất, chế biến thực phẩm với bất kì hàm lượng hay cách thức nào.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vệ sinh an toàn thực phẩm (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)