1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1.4.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
* Khái niệm Chuẩn
- Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng hoặc cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội.
Trong giáo dục có rất nhiều khái niệm liên quan đến Chuẩn, như Chuẩn về trình độ đào tạo, Chuẩn về chương trình giáo dục đào tạo … Ví dụ, đối với giáo viên THPT trong Điều lệ trường trung học đã quy định đạt Chuẩn về trình độ đào tạo là phải tốt nghiệp Đại học Sư phạm.
Như vậy, Chuẩn không chỉ là các mốc, là căn cứ dùng để so sánh đối chiếu mà Chuẩn cịn là cái đích để đạt tới. Chuẩn được cụ thể hóa bằng những tiêu chí và khi đạt được những tiêu chí (đạt chuẩn) tức là đạt được mục tiêu đề ra với các khía cạnh của chuẩn.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được ban hành tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là 1 hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí xác định năng lực nghề nghiệp của giáo viên, từ khi họ được đào tạo làm nghề, bước vào nghề và trong suốt quá trình hành nghề ở trường THPT, là sự thể chế hóa các yêu cầu về năng lực, nghề nghiệp của giáo viên trung học.
* Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học:
Là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí.
- Tiêu chuẩn là quy định về nội dung cơ bản đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn.
- Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
- Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận 1 cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.