Mục tiêu, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố nam định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 45)

viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp

1.5.1. Mục tiêu

Bộ tiêu chí chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được Bộ GD&ĐT ban hành là cơ sở để mỗi giáo viên tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp của mình. Từ đó, xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Bộ tiêu chuẩn là cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học. Đồng thời, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học và cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác. Như vậy, việc ban hành Bộ tiêu chuẩn Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là cơ sở để quản lý và phát triển đội ngũ theo tiêu chuẩn đươc đề ra để đội ngũ giáo viên trong các trường đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng, đáp ứng những yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo.

1.5.2. Nội dung

1.5.2.1. Phát triển về số lượng giáo viên trong đội ngũ

Tổng hợp số lớp của các trường và căn cứ định mức giáo viên trên một lớp theo quy định (không quá 2,25 GV/lớp) để tính tốn số lượng giáo viên cần phải có. Căn cứ vào số lượng giáo viên đang có và số lượng giáo viên có biến động (như giáo viên sắp về nghỉ hưu, nghỉ thai sản hay điều chuyển trong cơng tác…) để có kế hoạch bổ sung.

1.5.2.2. Phát triển chất lượng giáo viên

- Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên.

- Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh; xây dựng các diễn đàn trên mạng để giáo viên, học sinh trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và học tập; tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong khu vực thành phố và giữa các trường trong tỉnh.

- Đổi mới cơng tác sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, thường xuyên trao đổi chuyên môn, tăng cường hoạt động của các nhóm trong tổ chun mơn, thơng nhất bài vở, kiểm tra đánh giá. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, sinh hoạt theo chuyên đề và viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến kinh nghiệm giảng dạy đồng thời nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.

- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Sở GD&ĐT tổ chức.

- Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ chun mơn.

- Thực hiện tốt việc học tập và nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, giáo viên. Đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động lớn trong ngành. Tăng cường cơng tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho giáo viên, nhất là cho giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường.

1.5.2.3. Phát triển cơ cấu đội ngũ giáo viên

- Căn cứ vào phân phối chương trình các mơn học từng khối lớp, trên cơ sở số lớp, tính số lượng biên chế của GV cần có trong từng bộ mơn của từng trường.

- Có kế hoạch nâng cao trình độ cho giáo viên. Bổ sung số lượng và chất lượng giáo viên để đáp ứng khả năng phát triển của các trường.

1.5.3. Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Sự phát triển đội ngũ giáo viên chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, như: điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương; chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên; điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường; trình độ năng lực của cán bộ quản lý…Nhưng chủ yếu là các nhân tố sau:

1.5.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo nói

chung, cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng. Xuất phát từ quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, các chính sách vĩ mơ của Nhà nước về giáo dục trong những năm qua đã được tồn ngành và xã hội đón nhận, đánh giá cao.

Cùng với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể các cấp đối với giáo dục và đào tạo là nhân tố có tính quyết định, là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến thành công của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và xây dựng đội ngũ nhà giáo.

1.5.3.2. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Cán bộ nào thì phong trào nấy”. Cán bộ quản lý là lực lượng “đầu tàu” của đơn vị. Vì vậy, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, trước hết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành; có tình u nghề, tận tuỵ, khắc phục mọi khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý phải gương mẫu trong lối sống và công tác, tác phong làm việc khoa học, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của trường. Trong công tác điều hành, cán bộ quản lý phải dân chủ, lắng nghe ý kiến của giáo viên, học sinh để điều hành các hoạt động giáo dục của trường thiết thực, hiệu quả; phải gần gũi, thân thiện với đồng nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhà giáo phát huy năng lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cán bộ quản lý phải có kiến thức, năng lực chun mơn, nghiệp vụ. Hơn ai hết, họ phải có hiểu biết sâu rộng về vai trị, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phổ thơng. Chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của cấp trên, cán bộ quản lý phải biết vận dụng linh hoạt vào thực tế, điều kiện của trường, của địa phương. Cán bộ quản lý cần tích luỹ kinh nghiệm, khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước.

1.5.3.3. Cơ chế, chính sách đãi ngộ cho giáo viên là nhân tố rất quan trọng, ảnh

hưởng trực tiếp tới tâm tư, tình cảm nghề nghiệp của giáo viên. Bởi vì, người thầy giáo cũng như mọi công chức, viên chức khác, ngồi cơng việc (dù cơng việc đó được coi là “thiên chức” vinh quang), họ cịn phải lo gánh nặng gia đình. Họ chỉ

thực sự yên tâm, tâm huyết với nghề khi họ khơng cịn phải lo tới “bữa cơm, manh áo” hàng ngày. Chế độ lương, phụ cấp, chế độ thâm niên, các khoản thu nhập đủ khả năng đáp ứng cho một gia đình vào loại trên mức trung bình của xã hội cùng với sự đối xử trân trọng, nhân ái, đầy tình đồng nghiệp, đồng chí sẽ là động lực để giúp họ khắc phục khó khăn, vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ “trồng người”.

1.6. Tiểu kết chƣơng 1

Như trên đã trình bày, chương 1 đã đề cập các vấn đề về lý luận phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Đó là các vấn đề về giáo viên, đội ngũ giáo viên; quản lý, biện pháp quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường; các vấn đề về Chuẩn, Chuẩn hóa, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Đồng thời, chương 1 đã chỉ rõ: nhiệm vụ, vai trò của trường THPT, của đội ngũ giáo viên THPT về các lĩnh vực chuẩn hóa trong quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THPT; quản lý đội ngũ giáo viên gắn với chuẩn hóa về các lĩnh vực hoạt động liên quan đến phát triển nghề nghiệp là quá trình thực hiện các chức năng quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên trên các lĩnh vực phẩm chất chính trị tư tưởng, năng lực chuyên mơn…

Như vậy, chuẩn hóa nghề nghiệp giáo viên THPT thực chất là hiện thực hoá các nội dung và yêu cầu về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức; năng lực chuyên môn nghiệp vụ và các phẩm chất, năng lực cần có đối với mỗi giáo viên đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông. Thơng tư 30/TT-BGD&ĐT có lưu ý đến điều kiện, hồn cảnh cụ thể của nhà trường là xác định lộ trình hợp lí để từng bước Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên của mỗi cơ sở giáo dục.

Phần cơ sở lý luận trên soi sáng cho việc điều tra khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định so với yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên THPT thành phố Nam Định đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Nam Định

2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thành phố Nam Định là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định. Nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm văn hố và tơn giáo ngay từ những năm đầu thế kỷ XIII với danh xưng Phủ Thiên Trường, một đơn vị hành chính đặc biệt dưới triều đại nhà Trần. Địa danh Nam Định chính thức có từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1921, người Pháp đã phá Thành Nam quy hoạch lại và thành lập thành phố Nam Định. Trải qua hai cuộc kháng chiến, vai trị của thành phố Nam Định lại có thêm những lần thay đổi và ngày nay trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh và giữ vai trị của đơ thị trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định. Phía Bắc, Đơng Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Bắc giáp huyện Mỹ Lộc, phía Tây Nam giáp huyện Vụ Bản, phía Đơng Nam giáp huyện Nam Trực. Thành phố Nam Định cách Thủ đơ Hà Nội 90 km về phía Đơng Nam, cách thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình 18 km và cách thành phố Hải Phòng 90 km về phía Tây Nam, cách thành phố Ninh Bình 28 km về phía Đơng.

Thành phố Nam Định tương đối bằng phẳng. Thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sơng Đào. Trong đó, sơng Đào nối từ sơng Hồng chảy qua giữa lịng thành phố đến sơng Đáy làm cho thành phố là một trong những nút giao thông quan trọng về đường thuỷ cũng như có vị trí quan trọng trong việc phát triển thành phố trong tương lai.

Thành phố Nam Định đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là đơ thị loại I ngày 28/11/2011. Trước đó, ngày 22/11/2011 thành phố Nam Định cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam Định và của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

2.1.2. Về dân số và nguồn nhân lực

Diện tích của thành phố là 46,438 km² năm 2011, dân số 352.108 người. Mật độ dân số 17.221 người/km2.

Nguồn nhân lực của thành phố Nam Định dồi dào, trẻ, có trình độ. Trong đó, lực lượng lao động được đào tạo với trình độ cao chiếm tỷ lệ lớn và lực lượng lao động có tay nghề giỏi được đào tạo từ các trường nghề có tay nghề giỏi. Với nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố.

2.1.3. Về kinh tế - văn hoá - xã hội

Trước đây, thành phố Nam Định được biết đến như là một khu công nghiệp trọng tâm phát triển chiến lược của ngành Dệt - May Việt Nam với nhà máy Dệt nổi tiếng, thu hút một lực lượng lao động rất lớn. Đến nay, nhà máy Dệt khơng cịn giữ vị trí chủ đạo trong dệt may của cả nước nhưng ngành Dệt - May vẫn chiếm lực lượng lao động lớn của tỉnh cũng như của thành phố. Cùng với ngành Dệt - May, kinh tế nơng nghiệp cịn giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh. Như vậy, mặc dù là một tỉnh giữ vị trí quan trọng trong khu vực nam đồng bằng sông Hồng nhưng kinh tế của Nam Định thời gian gần đây phát triển với tốc độ còn hạn chế.

Người dân Nam Định nói chung và người dân thành phố Nam Định nói riêng có đời sống văn hố mang bản sắc của dân tộc Việt Nam và những nét văn hố đặc trưng của vùng châu thổ sơng Hồng.

2.1.4. Về giáo dục

Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam

Định. Đây là vùng đất có truyền thống văn hiến, hiếu học và khoa bảng, được mệnh danh là “Đất học”; là quê hương, nơi phát tích của nhà Trần - một triều đại “võ cơng văn trị”, huy hồng trong lịch sử dân tộc với các chiến công hiển hách, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa, lịch sử nổi tiếng của đất nước…

Hiện nay, thành phố Nam Định có 23 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 21 trường THCS, 9 trường THPT (trong đó: 5 trường THPT công lập, 4 trường THPT tư thục), 2 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 1 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề cấp tỉnh, 7 trường trung cấp nghề, 7 trường trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường cao đẳng nghề, 5 trường cao đẳng và 4 trường đại học.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố Nam Định liên tục phát triển, không ngừng thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, quê hương. Các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - đơn vị anh hùng, “vườn ươm tài năng trẻ” cùng các trường: THPT Trần Hưng Đạo, THPT Nguyễn Khuyến, THCS Trần Đăng Ninh, THCS Phùng Chí Kiên, Tiểu học Phạm Hồng Thái, Tiểu học Trần Quốc Toản đã trở thành địa chỉ tin cậy, là niềm tin, niềm tự hào của nhân dân Thành Nam hiếu học. Ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố nhiều năm liên tục là đơn vị “Tiến tiến xuất sắc”, dẫn đầu trong phong trào giáo dục của tỉnh Nam Định.

Về giáo dục mầm non: Các trường mầm non nhận được sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị của thành phố. Nhiều trường mầm non có chất lượng ni dạy trẻ tốt. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 44,9%; trẻ mẫu giáo đạt 90,1%. Đặc biệt, việc phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được chú trọng, đến năm 2012, thành phố có 424 giáo viên mầm non (trong đó, 96,7% giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn đạt 63,2%).

Về giáo dục tiểu học: Thành phố Nam Định đạt phổ cập giáo dục tiểu học năm 1990. Nhiều trường thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học và giáo dục toàn diện. Từ năm học 2012-2013, trường tiểu học Phạm Hồng Thái và tiểu học Trần Quốc Toản được xây dựng thành trường chất lượng cao theo Nghị quyết số 10/NQ-TU của Tỉnh uỷ Nam Định. Cùng với chất lượng dạy và học, thành phố Nam Định có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Toàn thành phố có 607 giáo viên (100% đạt chuẩn, trong đó 92,25% trên chuẩn).

Về giáo dục trung học: Thành phố Nam Định đạt phổ cập giáo dục THCS năm 2001. Với 21 trường THCS, chất lượng giáo dục THCS của thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố nam định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)