THPT thành phố Nam Định
Qua phân tích thực trạng các trường THPT thành phố Nam Định, công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có những điểm mạnh và những khó khăn, tồn tại như sau:
2.5.1. Những điểm mạnh
- Giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định có phẩm chất tư tưởng, chính trị tốt, yêu nghề, chấp hành tốt những quy định của ngành; thương yêu, gần gũi, gắn bó với học sinh, giúp các em khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục làm việc khoa học.
- Giáo viên các trường có năng lực, trình độ chuyên mơn vững vàng, nắm chắc chương trình mơn học, thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Giáo viên tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội và có khả năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các diễn đàn hướng nghiệp, giáo dục kĩ năng sống và phương pháp học tập, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, tích cực.
- Các trường có đội ngũ giáo viên cốt cán cùng nhiều giáo viên có trình độ chun mơn vững vàng làm nịng cốt.
- Môi trường giáo dục cũng có nhiều thuận lợi. Thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh nên sự đầu tư của tỉnh, của Sở Giáo dục &
Đào tạo cho các trường được ưu tiên hơn. Mặt bằng dân trí của nhân dân ở thành phố cao hơn các huyện, tinh thần hiếu học của phụ huynh học sinh luôn là động lực phát triển cho nhà trường; đội ngũ nhà giáo và học sinh năng động, tiếp thu nhanh với những cái mới … Phong trào tự học, tự nâng cao trình độ của giáo viên trở thành phong trào tự giác, phát triển mạnh mẽ trong các nhà trường. Giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm công tác giáo dục giữa các trường trong thành phố, trong và ngồi tỉnh có nhiều thuận lợi.
2.5.2. Khó khăn, tồn tại
Bên cạnh những điểm mạnh, đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định cịn một số khó khăn, tồn tại:
- Chất lượng đội ngũ giáo viên của mỗi trường và của thành phố khơng đồng đều. Điều đó, được thể hiện ở các mặt sau: Năng lực dạy học, giáo dục của một số giáo viên còn yếu, nên việc phối hợp các phương pháp giảng dạy chưa thật linh hoạt, chưa phù hợp với đối tượng học sinh, đơi khi chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh; một số giáo viên ứng xử sư phạm chưa thật hợp lý, còn cứng nhắc, quá khắt khe, thiếu sự độ lượng, khoan dung hoặc quá dễ dãi, buông xuôi nên hiệu quả giáo dục chưa cao; việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nhiều khi chưa phù hợp với tình hình thực tế, với tâm sinh lý học sinh hiện nay; việc tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện của một số giáo viên còn hạn chế; việc bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ dạy học ở một số giáo viên chưa đầy đủ theo quy định, chưa khoa học, chưa tạo thành một thói quen tốt hàng ngày.
2.5.3. Nguyên nhân
Đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định cịn có những khó khăn và tồn tại so yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là do: 2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, có hiệu quả của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, trực tiếp là sự chỉ đạo cụ thể của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh.
- Truyền thống văn hiến, hiếu học và khoa bảng của quê hương, một mạch nguồn tiềm năng dồi dào quý báu của quê hương Nam Định.
- Ngành Giáo dục & Đào tạo tỉnh Nam Định từ nhiều thập kỷ trước đây, đặc biệt từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, dù trong hồn cảnh nào, cũng ln coi trọng nền nếp, kỷ cương trường học và chất lượng giáo dục; coi nền nếp, kỷ cương là tiền đề trực tiếp dẫn đến chất lượng. Điều đó, đã trở thành máu thịt của ngành; nét đẹp, phong cách của giáo viên Nam Định. - Sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ nhà giáo các trường. Vượt lên mọi khó khăn đời thường, vì danh dự, lương tâm và trách nhiệm, các nhà giáo đã giữ vững nhân cách, đạo đức, tâm huyết với nghề, không ngừng học tập để vươn lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo.
2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Sự phát triển số lượng các trường THPT của tỉnh trong một số năm gần đây diễn ra quá nhanh (từ 33 trường THPT công lập, năm 2001 lên 44 trường THPT công lập, năm 2010), dẫn đến sự đầu tư đội ngũ giáo viên theo chất lượng còn dàn trải.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các trường, nhất là các phòng chức năng, phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm, thực hành cịn nghèo nàn, lạc hậu.
- Đời sống của giáo viên hiện nay cịn nhiều khó khăn. Cùng chế độ, chính sách cho giáo viên còn nhiều bất cập và mặt trái của nền kinh tế thị trường…, đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, tình cảm, ý thức nghề nghiệp; giảm sút ý chí phấn đấu của một bộ phận giáo viên, nhất là số giáo viên trẻ, mới ra trường.
2.6. Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định theo các tiêu chuẩn đối với giáo viên trung học đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Trong chương 2, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng triển khai việc quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên của các trường THPT thành phố Nam Định đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Cùng với cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn ở chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lí ở chương 3.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH THEO
HƢỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP