2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT thành
2.3.3 Về năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên
Xây dựng kế hoạch dạy học:
- Giáo viên các trường đã chú trọng xây dựng kế hoạch dạy học theo năm học; từng bài học thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi.
- Kế hoạch dạy học trong năm học luôn được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, kế hoạch bài học (giáo án) thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học sinh, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lý.
- Tuy nhiên, còn 0,36% giáo viên khi xây dựng kế hoạch dạy học năm học cịn hình thức, chưa thật rõ nội dung trọng tâm, chưa thể hiện được những nét mới theo đặc thù từng năm học, chất lượng và hiệu quả chưa cao.
Đảm bảo kiến thức môn học:
- Phần lớn giáo viên nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng mơn học xun suốt tồn cấp học, đảm bảo tính chính xác, lơgic, mối liên hệ giữa kiến thức môn học với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học.
- Tuy nhiên, ở các trường cịn một số giáo viên trình độ tay nghề cịn yếu, nên khâu khai thác, truyền thụ kiến thức chưa sâu, kỹ năng mơn học chưa rõ, hiệu quả giờ dạy cịn hạn chế.
Đảm bảo chương trình mơn học:
- Giáo viên các trường đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình mơn học, thực hiện đầy đủ kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tương đối tốt yêu cầu phân hóa.
- Bên cạnh đó, cịn 0,36% giáo viên chỉ đảm bảo dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình mơn học và có tính đến yêu cầu phân hóa.
Vận dụng các phương pháp dạy học:
- 78,70% giáo viên (218 giáo viên) các trường tiến hành một cách hợp lý các phương pháp dạy học theo đặc thù của môn học, phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học.
- Trong các trường, mỗi mơn học có từ 1 đến 3 giáo viên là giáo viên giỏi cấp cơ sở và cấp tỉnh biết phối hợp tốt, linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động học tập và tạo được sự hứng thú của học sinh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên, nhất là giáo viên cao tuổi còn chậm đổi mới phương pháp, nặng về phương pháp dạy học “truyền thống”, nên hiệu quả dạy học còn hạn chế.
Sử dụng các phương tiện dạy học
- 80% giáo viên sử dụng một cách thành thạo các phương tiện dạy học truyền thống và biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học. Khoảng 75% giáo viên biết lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.
- 50% giáo viên tiêu biểu biết sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng internet và các phương tiện hiện đại khác, biết cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới.
- Cá biệt, còn một số giáo viên thiếu linh hoạt sử dụng các phương tiện dạy học. Có giáo viên chưa biết sử dụng máy vi tính nên khơng thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Xây dựng môi trường học tập:
- 95% giáo viên biết khuyến khích học sinh mạnh dạn, tự tin, trả lời các câu hỏi của giáo viên, nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình. Giáo viên bộ mơn tạo được bầu khơng khí hăng say học tập, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập có sự hợp tác với nhau, đảm bảo điều kiện học tập an tồn.
Giáo viên tơn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và họat động nhóm tạo khơng khí thi đua lành mạnh trong lớp học, đảm bảo điều kiện học tập an tồn.
Tuy nhiên, cịn một số giáo viên chưa tạo được bầu khơng khí học tập thân thiện, sơi nổi, giờ dạy còn căng thẳng hoặc quá trầm.
Quản lý hồ sơ dạy học:
- 60% giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
xây dựng và lưu giữ, thu thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy học.
- Tuy nhiên, 10% giáo viên cịn có hạn chế trong công việc xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- 100% số giáo viên vận dụng được chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học để xác định mục đích, nội dung kiểm tra, đánh giá và lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp.
- Sử dụng thành thạo các phương pháp truyền thống và hiện đại để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính cơng khai, khách quan, chính xác, tồn diện và công bằng; biết sử dựng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học. Có 50% số đồng chí sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp truyền thống và hiện đại, biết tự thiết kế công cụ kiểm tra; biết sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh.
- Song, còn một số giáo viên tập sự bước đầu vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định nhưng hiệu quả còn thấp.
Kết quả đánh giá giáo viên các trường như sau: loại xuất sắc đạt 78,70%; loại khá đạt 20,9% và loại trung bình cịn 0,36%.