trung học phổ thông thành phố Nam Định theo Chuẩn nghề nghiệp
Các biện pháp phát triển ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp nêu trên có vị trí, vai trò và tầm quan trọng rất lớn. Mỗi biện pháp là một mắt xích nên khơng thể coi nhẹ hay bỏ qua một biện pháp nào. Để phát triển ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp phải triển khai đồng bộ các biện pháp. Trước hết, nhà quản lý phải tiến hành xây dựng kế hoạch, phải kết hợp nhuần nhuyễn sự chỉ đạo từ trên xuống với sự tự giác, chủ động rèn luyện, phấn đấu của mỗi nhà giáo. Việc đánh giá giáo viên cần khách quan, công bằng, sát các tiêu chuẩn, tiêu chí của bộ Chuẩn. Điều hết sức quan trọng là căn cứ vào bộ Chuẩn, các cấp quản lý với vai trị người nhạc trưởng, ln tạo ra được nguồn nội lực dồi dào của đội ngũ nhà giáo, để từng bước giải quyết được bài toán về chất lượng. Các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần là những điều kiện thiết yếu giúp cho đội ngũ nhà giáo n tâm cơng tác, tồn tâm cống hiến cho sự nghiệp. Các tác động của nhà quản lý (như xây dựng kế hoạch, quy hoạch, kiểm tra đánh giá, đầu tư các điều kiện…) tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển đội ngũ nhà giáo.. Như vậy, 6 biện pháp phát triển ĐNGV có mối quan
hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau tạo nên chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng trung học phổ thông thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp 3.4. Thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để kiểm chứng mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 40 giáo viên, 8 cán bộ quản lý các trường THPT thành phố Nam Định và 12 cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT đối với 6 biện pháp đã nêu.
Cách đánh giá cho điểm theo 3 mức độ:
Rất cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 2 điểm; không cần thiết: 1 điểm Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học
Biện pháp 1
Biện pháp 3
Biện pháp 4 Biện pháp 5
Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của 6 biện pháp đã đề xuất ở các trƣờng THPT thành phố Nam Định
Tên biện pháp Mức độ cần thiết Giá trị TB x Xếp thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai áp dụng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
54 5 1
2,88 3
90% 8,3% 1,7%
2. Biện pháp 2: Đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
60 0 0
3,00 1
100% 0% 0%
3. Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
53 6 1
2,87 4
88,3% 10% 1,7%
4. Biện pháp 4: Xây dựng văn hóa tổ chức tại nhà trường
49 7 4
2,75 6
81,7% 11,7% 6,6%
5. Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát huy phẩm chất sư phạm và khả năng chuyên môn nghiệp vụ 55 5 0 2,91 2 91,7% 8,3% 0% 6. Biện pháp 6: Xây dựng quy hoạch, tạo nguồn phát triển đội ngũ giáo viên
50 8 2
2,8 5
83,3% 13,3% 3,4%
Dựa vào kết quả của bảng thống kê trên, ta thấy: mức độ cần thiết của 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là rất cao. Điểm trung bình là 2,87 (so với điểm trung bình cao nhất là 3,0). Trong đó, 6 biện pháp đề xuất đều có điểm trung bình lớn hơn 2,0 (cần thiết). Có 1 biện pháp đạt điểm trung bình cao nhất là biện pháp 2 “Đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp”.
Biện pháp có điểm trung bình thấp nhất cũng đạt 2,75. Như vậy, chứng tỏ 6 biện pháp đề xuất để phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã được Bộ Giáo dục ban hành là rất cần thiết đối với các trường THPT nói chung và đối với các trường THPT thành phố Nam Định nói riêng.
Bảng 3.3. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của 6 biện pháp đã đề xuất ở các trƣờng Trung học phổ thông thành phố Nam
Định trong giai đoạn hiện nay
Tên biện pháp Mức độ khả thi Giá trị TB x Xếp thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai áp dụng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
45 10 5
2,67 2
75% 16,67% 8,33%
2. Đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.
47 9 4
2,72 1
78,33 15% 6,67%
3. Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
42 15 3
2,65 4
70% 25% 5%
4. Xây dựng văn hóa tổ chức tại
nhà trường 41 14 5 2,60 5
68,33% 23,33% 8,34%
5. Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát huy phẩm chất sư phạm và khả năng chuyên môn nghiệp vụ
44 12 4
2,67 2
73,33% 20% 6,67%
6. Biện pháp 6: Xây dựng quy hoạch, tạo nguồn phát triển đội ngũ giáo viên
40 13 7
2,55 6
66,67% 21,67% 11,66%
- Kết quả được phản ánh trên bảng thống kê nói trên cho ta thấy, đánh giá tính khả thi của 6 biện pháp quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định ở mức cao (điểm trung bình là 2,64 so với điểm cao nhất là 3,0). Trong đó, 6/6 biện pháp có điểm trung bình cao hơn 2,0 (khả thi).
Biện pháp 2: được đánh giá có tính khả thi cao nhất điểm.
Biện pháp 4 và 6: mức độ khả thi thấp nhất, bởi vì: để xây dựng văn hóa nhà trường cũng như xây dựng kế hoạch tạo nguồn cần thời gian, quy trình và năng lực của nhà quản lý.
Bảng 3.4. Tƣơng quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đã đề xuất ở các trƣờng THPT thành phố Nam Định trong giai đoạn hiện nay
Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi TB Thứ bậc TB Thứ bậc
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai áp dụng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
2,88 3 2,67 2
2. Đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.
3,00 1 2,72 1
3. Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ
giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 2,87 4 2,65 4 4. Xây dựng văn hóa tổ chức tại nhà trường 2,75 6 2,60 5
5. Đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát huy phẩm chất sư phạm và khả năng chuyên môn nghiệp vụ
2,91 2 2,67 2
6. Xây dựng quy hoạch, tạo nguồn phát
triển đội ngũ giáo viên 2,8 5 2,55 6
Xác định được sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định, chúng tôi thấy mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp đề xuất có tương quan thuận với nhau, có nghĩa là các biện pháp đề xuất rất cần thiết và khả thi.
Biện pháp 1: mức độ cần thiết được xếp thứ 3, mức độ khả thi xếp thứ 2, vì bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã được phổ biến tới giáo viên từ năm 2010 (khi có Thơng tư hướng dẫn của Bộ) và được các trường triển khai đánh giá từ năm học 2011-2012.
Biện pháp thứ 2: mức độ cần thiết và khả thi đều được xếp ở vị trí thứ nhất, vì cơng tác đào tạo, tự đào tạo, bồi dưỡng là công việc thường xuyên được các trường tiến hành nhằm đáp ứng những yêu cầu c ủa công cuộc đổi mới giáo dục.
Biện pháp thứ 4: mức độ cần thiết xếp vị trí thứ 6, tính khả thi xếp ở vị trí thứ 5; cịn biện pháp thứ 6 mức độ cần thiết xếp vị trí thứ 5, tính khả thi ở vị trí thứ 6. Ngun nhân có kết quả này, vì các trường THPT thành phố Nam Định đã có điều kiện, nguồn lực nhưng cần cách thức tổ chức hợp lý để thực hiện biện pháp này.
3.5. Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng quản lý và phát triển đội ngũ của các trường THPT thành phố Nam Định, tác giả đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được Bộ GD&ĐT ban hành. Các biện pháp có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình thực hiện.
Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá thấu đáo. Kết quả bước đầu, cho thấy các biện pháp được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi, phù hợp với các trường trong khu vực thành phố, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố Nam Định, Luận văn đã rút ra những mặt mạnh, mặt còn hạn chế cùng những nguyên nhân, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi xin được những kết luận sau:
1.1. Vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sự chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo.
Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng tổng kết: “Phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi nơng bất ổn, phi trí bất hưng”.
Thật vậy, trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức, các quốc gia trên thế giới đang bước vào vòng đua quyết liệt, những quốc gia có tiềm lực trí tuệ dồi dào đang bước lên hàng đầu và dần bỏ xa đối thủ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới, với nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn trước mắt là đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu đến năm 2020, nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ lịch sử này, điều quan trọng là phải xác định được động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn và lý luận đã chỉ cho chúng ta thấy rằng: phải dựa vào và bằng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ mới tạo ra động lực mạnh mẽ để nước ta cất cánh bước vào thời kỳ mới. Triết lý của vấn đề nằm ở tầng sâu của giáo dục và đào tạo, là giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra tiềm lực trí tuệ và năng lực nội sinh trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Tiềm lực và năng lực đó qua giáo dục và đào tạo sẽ kết tinh ở mỗi con người, mỗi cộng đồng, trước hết là ở
trong thế hệ trẻ Việt Nam, từ đó hình thành một nguồn nhân lực mới đủ năng lực để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Ngày nay, những bài toán thời đại đặt ra trước dân tộc chỉ có thể giải quyết được bằng trí tuệ thời đại của dân tộc, đầu tư mạnh mẽ và ưu tiên cho công tác giáo dục - đào tạo là hợp lý và thơng minh nhất để vừa có ngay được nguồn nhân lực trực tiếp vào cuộc chạy đua của thế giới vừa tránh được sự tụt hậu nhiều mặt trong hiện tại.
1.2. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng bậc nhất, quyết định sự phát triển hay tụt hậu của nền giáo dục.
Khác với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, nghề dạy học là một nghề đặc biệt. Vì, nghề dạy học là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính khoa học với tính nghệ thuật, nghệ thuật đào tạo con người. Trong giáo dục - đào tạo, thầy cô giáo là người thi cơng, sản phẩm của giáo dục chính là con người mới, con người trí tuệ.
“Khơng thầy đố mày làm nên”. Câu tục ngữ cổ xưa của ông cha nhắc nhở chúng ta về vai trò người thầy trong giáo dục - đào tạo và trong xã hội. Cho dù xã hội có văn minh đến đâu, vị trí và vai trị người thầy trong xã hội vẫn là mãi mãi.
1.3. Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước địi hỏi những phẩm chất, trình độ, năng lực ngày càng cao của đội ngũ nhà giáo.
Lịch sử giáo dục nhân loại cho thấy rằng, nhà trường cổ truyền của thời kỳ văn minh nông nghiệp và cơng nghiệp hóa kiểu cũ đã trở nên lỗi thời trước những bước tiến mới của nhân loại. Cách thức dạy học cũ, nội dung giáo dục cũ, phương pháp đào tạo cũ buộc phải thay thế bằng chương trình, nội dung, phương pháp hiện đại. Nhà trường hiện nay phải nhằm mục tiêu nhân bản, đào tạo những nhân cách, nâng cao trí tuệ con người lên ngang tầm thời đại, mài sắc cá tính con người.
Để giáo dục và đào tạo phục vụ tốt sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì phải có một đội ngũ giáo viên vừa có phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức vừa phải có trình độ, năng lực chun mơn. Nói đến nhà giáo, phẩm chất đầu tiên cần có là nhân cách tốt, mẫu mực, yêu nghề, thương yêu học sinh để họ có thể giáo dục học sinh bằng chính nhân cách của mình. Nhà giáo phải có khả năng sư phạm cao của một nhà giáo dục chuyên nghiệp để làm tốt chức năng tổ chức, hướng dẫn, giúp học trị tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo [10].
1.4. Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là một giải pháp quan trọng nhằm xây dựng nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo, là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đã và đang được nhiều nhà sư phạm, nhà khoa học và xã hội quan tâm.
Đây là văn bản quy phạm pháp luật vừa có tính định hướng, vừa có tính định lượng, là căn cứ khoa học và pháp lý để mỗi nhà giáo, mỗi cơ sở giáo dục tự soi vào mình, là cây thước để đo trình độ, năng lực của mỗi người khi thực hiện “thiên chức” làm thầy; để từ đó, xác định những vấn đề cịn tồn tại, từng giáo viên và tập thể có biện pháp nhanh chóng khắc phục.
1.5. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí có tính tồn diện.
Tổ chức thực hiện các nội dung đó với các biện pháp được trình bày trong Luận văn vừa có tính trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Kết hợp các biện pháp có tính pháp chế với các biện pháp vận động; điều kiện vật chất với các yếu tố tinh thần, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phản ánh đậm nét thực tiễn giáo dục Việt Nam, có tính khả thi cao.
1.6. Những điều kiện cần và đủ để thực hiện Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là: sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ Tỉnh đến
Sở GD&ĐT và Thành phố. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ/Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu và sự phát huy vai trò làm chủ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường là điều kiện trực tiếp đầu tiên.
Điều kiện thứ hai, chính là các nhà giáo. Hơn ai hết, các nhà giáo phải